Cần 'tiền tươi' để giải quyết nợ xấu

26/08/2014 10:21
26-08-2014 10:21:22+07:00

Cần 'tiền tươi' để giải quyết nợ xấu

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang được xử lý rất chậm, số nợ có khả năng mất vốn lại đang tăng lên, nên giới chuyên gia khuyến nghị đã đến lúc cần một giải pháp đột phá.

* Ngân hàng “bóc ngắn cắn dài”, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh

* Lãi cận biên ngân hàng đang trong xu hướng giảm

Theo nhận định của Công ty Vietstock, hệ thống ngân hàng (NH) đang đối diện với việc thu hồi nợ ngày càng khó khăn, nợ có khả năng mất vốn đang tăng vọt.

Nợ xấu đang phình ra

Dựa trên báo cáo tài chính của khoảng 10 NH đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, Vietstock dẫn chứng nợ có khả năng mất vốn tại BIDV là 5.740 tỉ đồng, Vietcombank là 4.765 tỉ đồng, Vietinbank là 3.173 tỉ đồng, ACB là 2.616 tỉ đồng… Nợ có khả năng mất vốn của các NH đều tăng trên 20%, có NH tăng đến 70%. Tình hình đáng lo ngại này khiến tỷ lệ nợ xấu của các NH tăng nhanh. Tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank tăng từ 1% hồi cuối năm 2013 lên 2,5%; Eximbank từ 1,98% lên 2,95%; MB từ 2,45% lên 3,08%; Vietcombank từ 2,73% lên 3,09%; ACB từ 3,03% lên 3,65%; Techcombank từ 3,65% lên 4,12% …

Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc mua lại nợ xấu nhưng do trở ngại về tính pháp lý, một số quan điểm bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là quyền sở hữu.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn

Nợ xấu mới đang phát sinh trong khi số nợ cũ vẫn chưa xử lý được nhiều. Chủ tịch HĐQT Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VN (VAMC) Nguyễn Quốc Hùng cho biết tính từ khi chính thức mua nợ vào tháng 10.2013 đến ngày 20.8.2014, VAMC đã mua 56.600 tỉ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, số nợ xấu mà VAMC đã bán khoảng 1.400 tỉ đồng. Việc mua bán nợ xấu của VAMC thời gian gần đây chậm lại so với trước đó. Theo như kế hoạch năm 2014, VAMC sẽ mua lại khoảng 70.000 tỉ đồng nợ xấu nhưng từ đầu năm đến nay chỉ mới mua được 17.000 tỉ đồng; còn số nợ VAMC bán ra chưa đến 2,5% số nợ mua vào.

Tuy nhiên, ông Hùng khẳng định: “Chúng tôi tự tin rằng những tháng còn lại của năm sẽ đạt được kế hoạch mua lại 70.000 tỉ đồng nợ xấu đã đề ra. Cơ sở để đưa ra nhận định này là dựa vào kế hoạch mà các tổ chức tín dụng đã gửi cho VAMC trước đây”. Ngoài ra, ông giải thích: “Việc VAMC bán lại nợ xấu chậm, theo quan điểm của tôi thì không nên bán nợ bằng mọi giá. Nhiều đơn vị đã làm việc với VAMC mua lại các khoản nợ, trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài. Các khoản nợ xấu thường có tài sản đảm bảo là bất động sản, máy móc thiết bị… Trong đó đa số là bất động sản nên chúng tôi cũng xem xét việc tham gia của người mua là để tái cấu trúc lại doanh nghiệp (DN) hay họ mua rồi lại bán cho đơn vị khác. Có những khoản nợ xấu nhưng DN vẫn hoạt động nên khi VAMC bán khoản nợ này cũng cần xem xét đến việc đơn vị mua có thực hiện được việc tái cấu trúc DN đó hay không. Hơn nữa, việc bán số nợ xấu của VAMC hiện không phải quá cấp bách bởi NH hiện nay đang thừa thanh khoản”.

Cần “tiền tươi thóc thật”

Thực chất việc mua bán nợ xấu giữa VAMC và các NH hiện không phải mua đứt bán đoạn. Dù NH đã bán khoản nợ cho VAMC nhưng NH vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro là 20% cho trái phiếu VAMC. Sau 5 năm, khi các NH đã trích lập dự phòng rủi ro 100% khoản nợ này, NH sẽ nhận lại nợ.

“Chứng khoán hóa” nợ

Theo ông Phạm Hồng Hải, các NH cũng phải chủ động trong việc xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, cũng cần xem xét giải pháp bơm vốn thực cho VAMC để định chế này có thể mua đứt nợ xấu theo giá thị trường từ các NH. Kinh nghiệm ở các nước khác cho thấy, công ty mua bán nợ với đầy đủ nguồn vốn là một trong những điều kiện tiên quyết để xử lý được nợ xấu.

Ngoài ra, ông Phạm Hồng Hải cho rằng có thể “chứng khoán hóa” nợ để việc bán nợ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều cần làm là phải giải quyết việc định giá các khoản nợ và phân loại nợ một cách chính xác.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhận xét những bên liên quan trong việc xử lý nợ xấu không có động cơ nên tiến trình xử lý nợ xấu chậm lại là điều dễ hiểu. Tình hình trên cho thấy mô hình VAMC không mấy hiệu quả. Một trong những lý do là nguồn lực của đơn vị này không thể thực hiện được việc mua đứt bán đoạn. Điều cần làm là phải tạo nguồn lực để VAMC có thể mua đứt bán đoạn các khoản nợ thay vì mua bán có kỳ hạn như hiện nay. Chính việc bán nợ có kỳ hạn như hiện nay cũng khiến đơn vị này không có động lực xử lý các khoản nợ đã mua, bởi sau 5 năm, khoản nợ này sẽ rời VAMC và trở lại với NH.

Bên cạnh đó, ông Phạm Hồng Hải, Phó TGĐ Ngân hàng HSBC VN, đánh giá VAMC sẽ không thể xử lý dứt điểm nợ xấu nếu không bán nợ xấu ra thị trường. Để làm được điều này, VAMC cần một cơ chế đặc thù trong việc bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài, nếu không nợ xấu sẽ ngày càng phình to ra. Muốn làm như vậy thì phải sửa luật Đất đai, cho phép người nước ngoài được sở hữu bất động sản trong trường hợp mua lại nợ xấu từ VAMC. Đồng thời cũng cần có cơ chế cho phép VAMC xử lý tài sản thế chấp không theo cơ chế phát mãi tài sản thông thường mà có thể bán ngay khi tìm được người mua.

Giải pháp để có thể xử lý hiệu quả nợ xấu, theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, là dòng tiền thật. “VAMC cần có nguồn lực thực. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc mua lại nợ xấu nhưng do trở ngại về tính pháp lý, một số quan điểm bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là quyền sở hữu. Tôi không thấy sự rủi ro nào khi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc xử lý nợ xấu đối với nền kinh tế, ngược lại sự tham gia của họ sẽ tạo được luồng tiền trên thị trường xử lý nợ, tạo thêm sự cạnh tranh và làm tăng tính thanh khoản. VAMC có thể phát hành trái phiếu để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để thực hiện mua đứt bán đoạn các khoản nợ xấu. Trái phiếu này cần có sự bảo lãnh của Chính phủ và có mức lãi suất hấp dẫn. Tùy vào quy mô của thị trường nợ xấu mà trái phiếu được phát hành theo lộ trình từng phần để xử lý được số nợ, chứ không phải phát hành một cục”, TS Tuấn nói.

Thanh Xuân

thanh niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kết thúc quý 1, TPBank báo lãi hơn 1,800 tỷ đồng

Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng sự nhạy bén trên thị trường, kết thúc quý 1/2024, TPBank thu về hơn 1,800 tỷ đồng, chốt lời tốt ở mảng đầu tư chứng khoán.

Sau ĐHĐCĐ, VietABank chia cổ tức 39% và đưa cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. ĐHĐCĐ đã thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kinh...

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98