Lãi cận biên ngân hàng đang trong xu hướng giảm

21/08/2014 13:44
21-08-2014 13:44:27+07:00

Lãi cận biên ngân hàng đang trong xu hướng giảm

Trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của nhiều ngân hàng, thể hiện việc quản lý tài sản có sinh lời để tạo ra lợi nhuận tại ngân hàng, đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

* Ngân hàng “bóc ngắn cắn dài”, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh

Vì sao lãi cận biên đi xuống?

Tỷ lệ lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM) được xác định bằng tổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh lời bình quân. Trong đó, tổng tài sản có sinh lời bình quân được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư. Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất.

Trong số hơn 15 ngân hàng đã công bố số liệu báo cáo tài chính quý 2/2014, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (STB) và Ngân hàng Phương Đông (OCB) có tỷ lệ NIM 6 tháng đầu năm khá cao, lần lượt ghi nhận 2.33% và 2.01% (tương ứng với mức ước tính 4.66% và 4.03% cho cả năm 2014). Hoạt động đóng góp cho NIM chủ yếu của hai ngân hàng này là cho vay khách hàng với tỷ trọng 70-80% tổng tài sản có sinh lời trong khi một số ngân hàng khác có tỷ trọng đầu tư trái phiếu khá cao.

Bảng tỷ lệ NIM của các ngân hàng
ĐVT: tỷ đồng

(NIM 6 tháng đầu năm 2013 của ABBank, TPBank, OCB, VietABank được tính theo giả định bằng 1/2 NIM cả năm)

Đa phần các ngân hàng ghi nhận tỷ lệ NIM giảm so với cùng kỳ, riêng PvcomBank thậm chí không có lãi cận biên do thu nhập lãi thuần âm 128 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2014.

Trong số những ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014, NIM của Ngân hàng Quốc Dân - NCB (NVB) giảm mạnh nhất từ 1.56% xuống 1.08% do thu nhập lãi thuần không tăng bao nhiêu trong khi tài sản có khả năng sinh lời tăng đột biến. Trong đó, tăng mạnh nhất so với thời điểm giữa năm 2013 là tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác với mức tăng gần 5,200 tỷ, khoản cho vay khách hàng tăng khoảng 3,900 tỷ đồng. NVB đã tăng mạnh tài sản có sinh lời nhưng việc sử dụng hiệu quá nguồn tài sản này lại đang trở thành vấn đề khi thu nhập lãi thuần mang về chưa tương xứng.

Bảng biến động các thành phần tài sản có sinh lời của NVB
ĐVT: tỷ đồng

Một số cái tên khác cũng có NIM giảm mạnh là VietABank, TPBank và OCB. NIM của VietABank giảm đáng kể từ 1.17% xuống 0.7% chủ yếu do thu nhập lãi thuần giảm đến gần 50% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 152 tỷ đồng. Cũng đáng chú ý, tại quý đầu của năm nay, thu nhập lãi thuần của VietABank chỉ chưa đến 2 tỷ đồng. Còn Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) có NIM giảm khá mạnh từ 1.96% xuống 1.53% hay Ngân hàng Phương Đông (OCB) mặc dù có NIM khá cao nhưng cũng giảm đáng kể từ 2.34% xuống 2.01%.

Ở nhóm các ngân hàng có lãi cận biên tăng, có trường hợp của Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) khá đặc biệt. Việc tăng đầu tư trái phiếu giúp ngân hàng đẩy tỷ lệ NIM. Techcombank có NIM tăng đáng kể từ 1.49% lên 1.79% khi tăng của thu nhập lãi thuần lên gần 2,580 tỷ đồng. Trong kỳ, Techcombank tăng mạnh chứng khoán đầu tư (gần 13,000 tỷ) gấp nhiều lần so với mức tăng cho vay khách hàng (hơn 4,150 tỷ), là động lực chính cho sự tăng trưởng tài sản có sinh lời. Trong đó, chứng khoán đầu tư bao gồm khoảng 25,000 tỷ trái phiếu chính phủ, 7,800 tỷ trái phiếu của tổ chức tín dụng và 24,000 tỷ đồng trái phiếu của các tổ chức kinh tế.

Bảng biến động các thành phần tài sản có sinh lời của Techcombank
ĐVT: tỷ đồng

Lợi nhuận ngân hàng giảm, dự phòng rủi ro tín dụng tăng

Điểm khác biệt rõ nét so với thời điểm nửa đầu năm 2013 là mặt bằng lãi suất cho vay và cả huy động trên thị trường đã giảm. Tuy nhiên đây chưa hẳn là nguyên nhân khiến thu nhập lãi thuần của các ngân hàng giảm trong thời gian vừa qua. Vấn đề chính là cách quản lý tài sản có khả năng sinh lời để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Trường hợp của Sacombank cũng phần nào cho thấy điều này. Theo giải trình của Sacombank, ngân hàng cho biết trong quý 2/2014, huy động tăng hơn 23,600 tỷ nhưng chi phí trả lãi đã giảm hơn 260 tỷ, còn cho vay tăng 10,000 tỷ nhưng thu nhập lãi thuần của ngân hàng chỉ giảm 190 tỷ đồng đối với yếu tố giảm lãi suất. Sacombank cũng là ngân hàng có tỷ lệ NIM cao nhất trong số các ngân hàng đề cập trong bài viết, lãi ròng 6 tháng đầu năm 2014 tăng trưởng 11%, ghi nhận 1,270 tỷ đồng.

Xét về lãi ròng trong nửa đầu năm 2014, có thể thấy đa phần các ngân hàng đều suy giảm. VietABank giảm mạnh nhất với 88%, lãi ròng còn 8 tỷ đồng. Dẫu sao thì ngân hàng này cũng đã có lãi 67 tỷ đồng trong quý 2, trong khi quý liền trức đã chịu lỗ đến gần 60 tỷ đồng.

Ở mức giảm lợi nhuận trên 30% còn có Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) và Ngân hàng An Bình (ABBank). Cả hai cùng giảm lợi nhuận 33% so với cùng kỳ xuống mức 33 tỷ và 122 tỷ đồng.

Một số ngân hàng cổ phần lớn như Eximbank (EIB) và ACB giảm lần lượt 11% và 20% với lãi ròng 515 tỷ và 573 tỷ đồng. Hay BIDV (BID) gần như dậm chân tại chỗ khi giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Còn Ngân hàng Đại Chúng (PVcomBank) tuy có lợi nhuận sau thuế 77 tỷ nhưng lại là đơn vị duy nhất có thu nhập lãi thuần âm, tương ứng gần 130 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay.

Nhóm ngân hàng tăng trưởng lãi ròng có TPBank, SHB, VNB, Techcombank, VCB, Sacombank. Riêng TPBank tăng trưởng ấn tượng nhất với 55%, đạt gần 260 tỷ đồng.

Lợi nhuận và dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng
ĐVT: tỷ đồng

Chất lượng các khoản vay cũng là vấn đề đáng cảnh báo, số liệu trên báo cáo tài chính cho thấy dự phòng rủi ro của đa phần các ngân hàng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ. Nổi bật là dự phòng của BIDV (BID) và Vietcombank (VCB) lên đến 2,900 tỷ và 2,400 tỷ đồng.

Minh Hằng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (8)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Comeco báo lãi quý 1 gấp 9 lần cùng kỳ, nắm 9 mã cổ phiếu

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Vật tư Xăng Dầu (Comeco, HOSE: COM) báo lãi hơn 3.7 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ.

ĐHĐCĐ PXL: KCN Dầu khí Long Sơn vẫn đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Chiều 19/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Long Sơn PIC, UPCoM: PXL) thông qua kế hoạch lãi sau thuế gần 2 tỷ đồng, gấp...

DRC vượt kế hoạch lợi nhuận quý 1/2024

CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng tăng trưởng đến 94%, vượt 6% kế hoạch đề ra, nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm so với cùng...

BVBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2024 gấp gần 3 lần, tăng vốn lên 6,408 tỷ đồng

Ngày 19/04/2024, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn và tiếp tục kế hoạch...

HDG đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 12%, đang nghiên cứu dự án tại hai tỉnh ven biển

Ngày 27/04/2024 tới, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 cũng như phương án phân phối lợi nhuận 2023.

HCD báo lãi quý 1 tăng 76%, dự kiến phát hành riêng lẻ 25 triệu cp giá bán cao hơn thị giá

CTCP Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD (HOSE: HCD) tiếp tục mang tin vui cho  các cổ đông, với lãi ròng quý 1/2024 tăng 76% và còn đang chuẩn bị kế hoạch huy động...

ĐHĐCĐ SFG: Tín hiệu ngành phân bón nửa đầu năm 2024 đang tốt hơn năm ngoái

Chủ tịch SFG đánh giá ngành phân bón đầu năm 2024 nhìn chung đang tích cực hơn so với cùng kỳ dù nguồn cung nguyên vật liệu còn nhiều khó khăn.

Chứng khoán VIX báo lãi quý 1 gấp 15 lần cùng kỳ nhưng chỉ mới thực hiện được 15% kế hoạch

Năm 2024, CTCP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX) đặt kế hoạch lãi sau thuế 1,056 tỷ đồng, tăng 9%. Kết thúc quý 1, Công ty thực hiện được hơn 15% kế hoạch này.

CSM lãi ròng gần 20 tỷ trong quý 1, cao nhất 7 năm

Quý 1/2024, doanh thu Casumina (CSM) đạt 1,147 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ, do chịu tác động bởi cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, lãi ròng lại...

Lợi nhuận Bến xe Miền Tây tăng mạnh, cổ đông nhận "mưa" cổ tức

Thoát khỏi gọng kìm COVID-19, tình hình kinh doanh của CTCP Bến xe Miền Tây (HNX: WCS) ngày càng khởi sắc, thể hiện qua việc đều đặn chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98