Quản lý chung cư: Rối như canh hẹ

21/08/2014 15:00
21-08-2014 15:00:56+07:00

Quản lý chung cư: Rối như canh hẹ

Lâu nay, việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân thường xảy ra tại những tòa chung cư không có Ban quản trị (BQT). Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngay cả với những tòa nhà có BQT, mâu thuẫn cũng xuất hiện thường xuyên hơn.

* Cần kiểm soát tốt chất lượng xây dựng chung cư

* Chậm cấp sổ đỏ chung cư: Lỗi thuộc chủ đầu tư

* Quản lý chung cư, quản cách nào?

Khu tái định cư Nam Trung Yên phải bù lỗ để quản lý,
vận hành các tòa nhà.

Mỗi nơi làm một kiểu

Anh Lê Văn Thám sống tại tòa nhà 18T Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, mặc dù tòa nhà có BQT nhưng không giải quyết được bức xúc của cư dân. “Mỗi sáng đi làm tôi khổ sở vì chờ thang máy.

Nguyên nhân bởi nhiều căn hộ trong tòa nhà được chủ nhà cho thuê làm văn phòng khiến lượng người đi thang máy vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều tăng đột biến. Chỗ chơi của trẻ em bị lấn chiếm bởi nhiều hàng quán xung quanh tòa nhà”, anh Thám nói và cho rằng, BQT không bảo vệ được quyền lợi của cư dân tòa nhà.

Trong khi đó, cư dân tòa Sunrise Building (Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) xảy ra tranh chấp với chủ đầu tư là Cty CP Xây dựng số 3 Hà Nội vì không thống nhất được phần diện tích riêng, chung.

Chị Nguyễn Nga, cư dân tòa nhà cho biết: “Trong hợp đồng mua bán không nói rõ phần nào sở hữu riêng của chủ đầu tư. Vì vậy, chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ từ tầng hầm, sảnh và toàn bộ tòa nhà từ tầng 1 đến tầng mái cho BQT quản lý”.

Tại khu X2 Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều cư dân cũng đang đau đầu vì BQT không thống nhất được giá dịch vụ. “Ngày trước giá dịch vụ có 2.000 đồng/m2/tháng, nhưng từ khi BQT tiếp quản thì thông báo giá tăng”, một cư dân tòa nhà nói.

Đỉnh điểm mâu thuẫn của cư dân tòa nhà với chủ đầu tư liên quan đến phí bảo trì chung cư phải kể đến tại tòa nhà Keangnam (đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội).

Theo quy định của Luật Nhà ở, quỹ bảo trì chung cư được thành lập từ 2% giá trị các căn hộ được bán. Nhiều tòa chung cư, quỹ bảo trì lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư không bàn giao quỹ bảo trì cho BQT. “Chúng tôi muốn biết tổng số tiền thu được là bao nhiêu? Đang được gửi ngân hàng nào? Đến bao giờ chủ đầu tư Keangnam mới chịu bàn giao số tiền quỹ bảo trì đã thu cho BQT?”, bà Trịnh Thúy Mai thành viên BQT chung cư Keangnam cho biết.

Nhiều khu chung cư cao cấp trên địa bàn Hà Nội cũng xảy ra tình trạng tranh chấp về phí bảo trì như: The Manor (Khu Đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Hà Nội), Sky City (88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội)...

Trao quyền để có trách nhiệm

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 478 tòa chung cư. Tuy nhiên, đến nay toàn thành phố mới thành lập được 79 BQT nhà chung cư. Trong khi đó, có đến 3 mô hình quản lý nhà chung cư. Một là mô hình do chủ đầu tư quản lý.

Đây là mô hình phổ biến áp dụng cho chung cư có số hộ dân về ở chưa đạt 50%, chung cư chưa thành lập được BQT... Hai là mô hình BQT nhà chung cư do người dân thành lập và có sự tham gia của chủ đầu tư. Ba là do Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (Sở Xây dựng) quản lý áp dụng cho khu tái định cư, nhà chính sách.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng cho rằng: “Mô hình BQT quản lý chung cư trên thế giới đang làm và làm rất tốt. Không nên để chủ đầu tư quản lý chung cư vì có những chủ đầu tư làm một dự án rồi thôi không làm nữa thì ai đứng ra bảo vệ quyền lợi cư dân”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó TGĐ Tổng Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) băn khoăn: “Nhiều tòa tái định cư, người trẻ không muốn vào BQT trong khi nhiều bác về hưu lại tranh nhau vào BQT. Để người già vào quản lý và thiếu hiểu biết, việc quản lý vận hành chung cư càng rối hơn”.

“Quận, huyện vẫn bê trễ trong quản lý thành lập BQT dẫn đến tình trạng mâu thuẫn xảy ra tại nhiều chung cư. Thậm chí, vừa qua, tại một dự án chung cư trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), thành viên BQT đã “cuỗm” số tiền vài tỷ đồng từ quỹ bảo trì bỏ trốn khiến cư dân bàng hoàng”.

Một lãnh đạo Bộ Xây dựng

Theo ông Minh, hầu hết nhà tái định cư đều bán trước năm 2005 (không quy định phí bảo trì chung cư) nên việc vận hành, quản lý đều xin từ ngân sách thành phố. “Từ đầu năm đến nay, Cty bù lỗ hơn 10 tỷ đồng. Phí dịch vụ quy định nhà tái định cư 30.000 đồng/tháng như hiện nay không đủ trả tiền lương nhân viên Cty”, ông Minh nói.

Một lãnh đạo Bộ Xây dựng thì lưu ý: “Quận, huyện vẫn bê trễ trong quản lý thành lập BQT dẫn đến tình trạng mâu thuẫn xảy ra tại nhiều chung cư. Thậm chí, vừa qua, tại một dự án chung cư trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), thành viên BQT đã “cuỗm” số tiền vài tỷ đồng từ quỹ bảo trì bỏ trốn khiến cư dân bàng hoàng”.

Vị lãnh đạo này cho biết thêm, sắp tới Bộ Xây dựng sẽ xem xét trao quyền để BQT có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ của mình. “Hiện nay, BQT chưa có con dấu riêng, nên việc quản lý quỹ bảo trì phải thông qua tài khoản của chủ đầu tư. Thậm chí, BQT không được hưởng gì trong khi phải bỏ công sức để bảo vệ cư dân. Chúng ta phải có chế độ cũng như chế tài để gắn trách nhiệm của BQT với cư dân”, vị này nói.

Ngọc Mai

tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mizuki Park - sức hút từ hệ sinh thái tiện ích phong phú

Hệ sinh thái tiện ích của Mizuki Park đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân, từ không gian sinh hoạt, học tập, làm việc, vui chơi, mua sắm ngay tại chính nơi ở. Đây là...

'Xẻ' đất đã cấp cho doanh nghiệp này để giao cho nhiều công ty khác

Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết luận Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh này và Công ty IZICO có nhiều sai sót trong việc cho thuê lại khu đất 21ha trong KCN...

Môi giới bất động sản giảm 70% chỉ còn hơn 100,000 người

“Đội ngũ môi giới còn hoạt động được đánh giá là những người yêu nghề, quyết tâm theo nghề đến cùng. Việc nhiều môi giới rời bỏ thị trường cũng được coi là cơ chế...

Liên bộ họp với 14 ngân hàng, các doanh nghiệp bất động sản lớn để tiếp tục gỡ khó cho thị trường

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng sẽ phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Công điện 933 ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ vào sáng ngày 13/11 sắp...

Trong một tháng hơn 26.2 ngàn tỷ đồng tín dụng rót vào bất động sản

Bộ Xây dựng công bố tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý 3/2023 cho thấy dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản hơn 986 ngàn tỷ đồng...

“Đòn bẩy” hạ tầng đưa bất động sản phía Nam TP.HCM bứt phá

Sở hữu quỹ đất rộng lớn, hạ tầng ngày càng hoàn thiện tạo lợi thế cho thị trường bất động sản phía Nam TP.HCM bứt phá mạnh mẽ trong 5 năm tới, nhất là các khu vực...

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Lợi thế BĐS du lịch sở hữu bến du thuyền, kề cận thương cảng quốc tế hiện đại nhất Việt Nam

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn sở hữu vị trí hai mặt biển ôm trọn vịnh Bái Tử Long kỳ vỹ, vừa có thể chiêm ngưỡng toàn bộ hệ sinh thái thiên nhiên di sản, vừa tận...

DICcons được cấp 100 tỷ đồng tín dụng từ Ngân hàng Liên Doanh Việt Nga

Sự kiện này đánh dấu một sự hợp tác toàn diện, lâu dài và bền vững giữa DICcons và VRB, đồng thời cũng là tiền đề cung cấp giải pháp tài chính cho những chiến lược...

Nhà phố thương mại T&T City Millennia sở hữu tiềm năng sinh lời kép

Tọa lạc vị trí đắc địa, hưởng lợi thế về hạ tầng, nhà phố thương mại T&T City Millennia đem tới lợi nhuận kép từ giá trị an cư - kinh doanh và tiềm năng tăng giá...

Nhận diện dự án đáng mua khi thị trường căn hộ quận 7 ngày càng nóng

Hiện nay, thị trường căn hộ khu vực trung tâm TPHCM đang chiếm nhiều ưu thế và thể hiện rõ vai trò dẫn dắt nguồn cung với hàng loạt dự án ra mắt có vị trí tốt, pháp...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98