Cần xử lý mạnh tay thép hợp kim đội lốt

02/11/2014 11:30
02-11-2014 11:30:00+07:00

Cần xử lý mạnh tay thép hợp kim đội lốt

Trong những năm gần đây ngành thép luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, và phần lớn do sức ép cạnh tranh từ thép hợp kim nhập khẩu của Trung Quốc bán với giá rẻ. Sức ép này ngày càng đè nặng lên vai doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, đặc biệt khi bước sang năm 2015 Việt Nam sẽ phải thực hiện cam kết trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực.

Chia sẻ về những vấn đề khó khăn, ông Nguyễn Văn Sưa- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)- cho biết: Năm 2013 Việt Nam nhập khẩu tới trên 2,3 triệu tấn thép hợp kim- đây được coi là con số nhập khẩu tăng chóng mặt. Và không dừng lại ở đó, bước sang năm 2014 khi thị trường thép trong nước chưa mấy khởi sắc thì lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng đột biến, chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2014 Việt Nam đã nhập khẩu tới gần 3 triệu tấn thép hợp kim. Nếu cứ đà này thì cả năm 2014 Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn thép hợp kim, tăng gần gấp hai lần so với năm 2013.

Theo ông Sưa, con số tăng lớn đó chắc chắn có sự gian lận rất lớn trong việc nhập khẩu thép về Việt Nam, là thép xây dựng nhưng lại "đội lốt" thép hợp kim, nhằm hưởng thuế suất 0% rồi bán với giá rẻ, điều này đã gây ra áp lực lớn vì thép trong nước không thể cạnh tranh nổi. Cùng là thép cuộn phi 6 hay phi 8, nhưng sản phẩm trong nước không cạnh tranh được vì đắt hơn thép nhập khẩu từ Trung Quốc tới hơn 1 triệu đồng/tấn.

Mặc dù ngày 31/12/2013 Liên Bộ Công Thương và Khoa học Công nghệ đã ban hành Thông tư Liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. Các DN sản xuất thép trong nước hy vọng đây là “rào cản” hữu hiệu cho ngành thép. Tuy nhiên, tính từ đầu năm 2014 tới nay lượng thép hợp kim nhập khẩu về Việt Nam vẫn tăng chóng mặt.

Là công ty sản xuất, tiêu thụ thép và lợi nhuận luôn dẫn đầu ngành công nghiệp thép Việt Nam, nhưng Công ty cổ phần Thép Hòa Phát vẫn không khỏi lo lắng khi phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thép hợp kim nhập khẩu từ Trung Quốc được bán với giá rẻ; cùng với đó là việc Việt Nam sắp thực hiện các cam kết trong những Hiệp định thương mại tự do đã và đang ký kết… ngành thép sẽ ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt gấp nhiều lần so với hiện nay - đó là trăn trở của ông Trần Tuấn Dương- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

Ông Dương bức xúc, qua theo dõi, lượng thép hợp kim của Trung Quốc nhập tăng đột biến, đây là một vấn nạn rất lớn mà đã từ lâu vẫn chưa có lời giải và là sự gian lận mang tầm quốc tế. Vì muốn hô biến thép xây dựng thành thép hợp kim thì chỉ cần pha thêm một lượng vi lượng Bo siêu nhỏ, với 0,008% sẽ biến thành thép hợp kim. Từ đây Trung Quốc đã tự sáng chế ra một mã hải quan riêng cho mình để được miễn thuế và hoàn thuế ở Trung Quốc, không những vậy lại còn tiếp tục được rỡ bỏ thuế quan ở các nước nhập khẩu khác, từ đó đã tạo ra một sự bất bình đẳng rất lớn với các nước khác, đơn cử như Việt Nam.

Cùng chia sẻ về khó khăn trên, ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam: Việc Trung Quốc tận dụng sắc thuế đối với thép hợp kim bằng việc đưa một hàm lượng Bo rất thấp, với 0,008% (vi lượng) vào sản xuất thép xây dựng để được tính mã thép hợp kim và hưởng thuế suất 0% đã diễn ra từ rất lâu, không chỉ riêng Việt Nam phải gánh chịu, mà các nước Đông Nam Á cũng đang rất bức xúc nhưng vẫn chưa có lời giải.

Ông Cường kiến nghị, chỉ còn cách đối phó bằng việc kiểm soát thật chặt chẽ các đơn vị nhập khẩu thép “chứa Bo” về Việt Nam liệu có được dùng đúng mục đích theo quy định để “chế tạo các chi tiết máy” hoặc dùng cho các yêu cầu cao hay lại biến thép hợp kim dùng thay thế cho thép xây dựng? Nếu không sử dụng đúng mục đích thì cần xử phạt thật nặng và nêu tên trên phương tiện truyền thông làm bài học cảnh báo - ông Cường kiến nghị

Bên cạnh đó, để giúp ngành thép trong nước có chỗ đứng thực sự và bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, VSA nhanh chóng đề xuất với liên Bộ Công Thương và Bộ Khoa học Công nghệ cụ thể hơn đối tượng cần điều chỉnh là mặt hàng gian lận trên.

Kim Tuyến

Công thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số...

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023

Trung Quốc đã xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý 1/2024 - tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó - do cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm nhu cầu trong nước.

Yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98