CEO PAN tiết lộ về cổ đông chiến lược và kế hoạch cho ngành nông nghiệp

22/01/2015 13:07
22-01-2015 13:07:30+07:00

CEO PAN tiết lộ về cổ đông chiến lược và kế hoạch cho ngành nông nghiệp

Sau sự xuất hiện của những nhân tố mới, các doanh nghiệp ngành giống cây trồng lần lượt công bố những kế hoạch táo bạo về vốn cũng như lợi nhuận. Trong khi đó, bước đi của CTCP Xuyên Thái Bình (HOSE: PAN) trong ngành này như thế nào vẫn là một ẩn số. Người viết đã có cuộc trò chuyện với ông Michael Rosen - Tổng giám đốc PAN xoay quanh câu chuyện này.

 

Ông Michael Rosen - Tổng giám đốc PAN

PAN CÓ THÊM CỔ ĐÔNG CHIẾN LƯỢC NƯỚC NGOÀI

Các doanh nghiệp ngành giống cây trồng đang nổi lên với hiện tượng M&A và những kế hoạch tăng vốn hay lợi nhuận táo bạo, riêng PAN khá lặng lẽ. Ông có thể chia sẻ sâu hơn về những hoạt động của PAN?

Tổng giám đốc Michael Rosen: Hiện PAN đang sở hữu gần 60% CTCP Giống Cây trồng Trung ương (HOSE: NSC) - một công ty được biết tới với thế mạnh trong việc nghiên cứu phát triển hạt giống tại Việt Nam. Thông qua NSC, PAN cũng sở hữu tỷ lệ chi phối hoặc tới mức gần chi phối tại một số công ty giống cây trồng có quy mô lớn khác. Hầu hết việc M&A các doanh nghiệp này mới được thực hiện trong 6 tháng trở lại đây nhưng chiến lược đối với ngành giống cây trồng đã được chúng tôi lên kế hoạch từ rất lâu và đã đem lại nhiều kết quả tích cực.

Do đặc thù của ngành giống cây trồng là phải cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, có quy mô và tiềm lực rất lớn, nên việc tăng vốn không phải là chìa khóa duy nhất để cạnh tranh và bành trướng trong ngành. Thay vào đó là rất nhiều yếu tố khác như năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm, hệ thống phân phối, sự hiểu biết về mối quan hệ với người nông dân, sự am hiểu điều kiện riêng của Việt Nam,… để tạo ra những giống riêng có chất lượng. Những chiến lược này không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần phải thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau để giữ vững và tăng thị phần trong ngành giống.

Đối với các cổ đông thì minh chứng rõ nét nhất chính là kết quả kinh doanh hàng năm của các công ty giống cây trồng và của PAN. Có thể khẳng định rằng, với việc cổ đông lớn, gồm cả cổ đông hiện hữu và cổ đông mới, tiếp tục tham gia đợt tăng vốn lần thứ ba trị giá 35 triệu USD của PAN trong tháng 1/2015 này với số lượng đăng ký lớn hơn số lượng chào bán nhiều thì phần nào cũng chứng minh được tính khả thi của các kế hoạch kinh doanh của chúng tôi. Trong đó, chúng tôi luôn tin tưởng với ngành giống cây trồng thì NSC là một trong những nhân tố trọng tâm của PAN.

* Các đại gia sàn chứng khoán sẽ “làm mưa làm gió” ngành giống cây trồng Việt?

* TSC: Tăng vốn “khủng” lên 1,476 tỷ đồng, mở rộng M&A trong ngành

* HAI: Tại sao tăng vốn gấp 6 lần nhưng kế hoạch lãi chỉ gấp đôi?

Ông vừa nhắc tới đợt tăng vốn, vậy ông có thể tiết lộ nhà đầu tư chiến lược nào đã đồng hành với PAN?

Đến cuối tháng 1/2015, PAN sẽ hoàn thành việc huy động toàn bộ 21.5 triệu cổ phần tương đương với 35 triệu USD. Tính đến thời điểm đóng sổ đăng ký, tổng số lượng đăng ký mua đã vượt xa mức PAN dự kiến huy động, trong đó có cả các cổ đông hiện hữu lẫn cổ đông mới. Dự kiến trong đợt tăng vốn này, IFC (thành viên của tổ chức Ngân hàng Thế giới) sẽ chính thức trở thành cổ đông chiến lược của PAN. Việc tham gia của IFC còn giúp PAN nhanh chóng mở rộng ra thị trường quốc tế, tiếp cận các kiến thức về R&D từ các đối tác của IFC, phát triển các thương hiệu riêng của PAN theo đúng định hướng dài hạn.

Cũng trong đợt tăng vốn này, GIC - một quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore đang quản lý giá trị tài sản trên 100 tỷ USD - cũng đề xuất mua vượt số lượng, cao hơn tỷ lệ hiện hữu và đưa GIC chính thức trở thành cổ đông lớn của PAN với tỷ lệ sở hữu hơn 5%.

TAEL, một công ty quản lý quỹ của Singapore được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư có tiếng (trong đó có Temasek - cơ quan thuộc Bộ tài chính Singapore và FMO - Quỹ phát triển của chính phủ Hà Lan), cũng đăng ký mua thêm 21% tổng giá trị của đợt chào bán để duy trì tỷ lệ sở hữu 20% cổ phần PAN.

Chúng tôi cũng xin tiết lộ, mặc dù đợt huy động vốn thứ ba đã cơ bản hoàn thành nhưng vẫn đang có rất nhiều quỹ đầu tư cũng như các nhà đầu tư chuyên nghiệp tiếp tục đề xuất và thẩm định PAN để đón đầu cho đợt tăng vốn mới của công ty.

ĐIỀU VÀ GẠO ĐÓNG GÓI MỞ MÀN DÒNG THỰC PHẨM TIÊU DÙNG NHANH

Theo kế hoạch, vốn từ đợt phát hành này PAN dùng để đầu tư, mua các công ty trong ngành chế biến thực phẩm tiêu dùng, bên cạnh đó NSC cũng vừa thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh mới này... Ông có thể cho biết kế hoạch xâm nhập vào thị trường này của PAN như thế nào?

PAN đã lập kế hoạch ba lần huy động vốn và ba lần mua lại các công ty từ gần hai năm về trước. PAN theo đuổi mục tiêu hợp nhất, kết nối những mảnh ghép hiện còn đang rời rạc để bắt tay xây dựng một công ty nông nghiệp và thực phẩm hàng đầu, và có thể được coi là một CP Foods hoặc Nestle của Việt Nam.

Chúng tôi vẫn giữ vững kế hoạch thâm nhập thị trường thực phẩm tiêu dùng nhanh bằng việc sử dụng số vốn huy động được ở vòng 3; và tiến vào lĩnh vực thực phẩm đóng gói có thương hiệu. Chúng tôi đã bắt đầu kế hoạch sớm hơn dự kiến ban đầu khi chào bán hạt điều đóng gói thương hiệu và bắt đầu kế hoạch chào bán sản phẩm gạo đóng gói có thương hiệu. PAN sẽ thâm nhập thị trường với quy mô lớn hơn rất nhiều bằng một khoản đầu tư đáng kể vào một công ty có hệ thống phân phối mạnh cũng như sở hữu những dòng sản phẩm có thương hiệu.

Bên cạnh gạo và hạt điều, PAN Food sẽ tập trung vào tất cả các sản phẩm nằm trong chuỗi nông nghiệp và thực phẩm có thể đóng gói và tạo dựng thương hiệu để bán cho thị trường trong nước và thế giới.

Theo “khẩu vị” đầu tư của PAN thì dường như công ty đang nhắm đến mục tiêu hoàn thiện chuỗi khép kín từ giống - nuôi trồng - chế biến để tối ưu hóa lợi nhuận?

Ngành nông nghiệp Việt Nam rất tiềm năng nhưng trong nhiều năm qua phát triển rất manh mún và chưa có công ty nào tạo được chuỗi giá trị thống nhất. Trong khi ở các nước phát triển khác, ngành nông nghiệp đều được hiện đại hóa và được phát triển dựa trên các chuỗi giá trị gia tăng khép kín. Vì vậy, đây là định hướng riêng của PAN nhưng cũng phù hợp với mô hình hoạt động chung của các nền kinh tế phát triển. Chỉ bằng cách theo đuổi con đường chuỗi giá trị gia tăng thì PAN mới đạt được kinh tế quy mô và có khả năng cạnh tranh được với các công ty lớn khác trên thế giới.

Hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam còn tương đối bảo hộ, cạnh tranh trong nước đã khó khăn nhưng để cạnh tranh được với công ty trong khu vực đòi hỏi PAN phải có khả năng kiểm soát chi phí, chất lượng, nâng cao năng suất lao động, kết hợp các miếng ghép lại với nhau. Một chuỗi giá trị khép kín hoàn thiện ở Việt Nam sẽ là con đường vững chắc nhất để các bên liên quan đều hưởng lợi ích.

TIẾP TỤC TĂNG TỶ LỆ SỞ HỮU TẠI CÁC CÔNG TY

Với những biến đổi này, ông đánh giá như thế nào về ngành giống cây trồng nói riêng và nông nghiệp nói chung trong thời gian tới và liệu sẽ có sự dịch chuyển lớn về thị phần?

Chúng tôi hiểu rất rõ về bối cảnh thị trường giống cây trồng hiện nay ở Việt Nam, với sức ép từ những công ty đa quốc gia đang cố gắng mở rộng sang một thị trường giống đầy tiềm năng như Việt Nam. Đây đều là các doanh nghiệp lớn đã cống hiến với hàng ngàn nhà nghiên cứu khoa học có đẳng cấp quốc tế và dành hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu phát triển R&D.

Để tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới ở Việt Nam, các công ty của chúng tôi có thể không đối đầu trực tiếp với họ, nhưng thay vào đó, chúng tôi sẽ tìm ra cách thông minh hơn ở những thị trường và sản phẩm thế mạnh, để duy trì dấu ấn bền vững tại địa phương.

Rộng hơn, về ngành nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong việc sản xuất đối với các sản phẩm nông nghiệp – lúa gạo, cà phê, hạt điều, cá tra, cá basa, cacao… Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam vẫn chỉ được biết đến là nhà cung cấp các loại nông sản giá trị thấp, chất lượng thấp. Chúng ta hoàn toàn có cơ hội tại những thị trường cao cấp hơn, với những sản phẩm chất lượng cao hơn. Việt Nam cần phải chuyển mình để theo đuổi những sản phẩm có giá trị gia tăng thay vì tập trung sản xuất và chế biến thô, cần theo đuổi những sản phẩm cuối cùng được đóng gói, có thương hiệu.

Đó chính là chiến lược của chúng tôi, bắt đầu với những sản phẩm nông nghiệp đầu vào, tới các sản phẩm nông nghiệp đầu ra, và rồi các sản phẩm lương thực thực phẩm.

Với cách làm như vậy, chúng tôi tin tưởng rằng thị trường sẽ có những sự thay đổi lớn về thị phần trong tương lai khi thói quen của người tiêu dùng thay đổi, hướng tới những sản phẩm chất lượng, có thương hiệu, giá cả phải chăng. Định hướng của PAN là tận dụng các cơ hội cả từ việc thị trường tăng trưởng hữu cơ về mặt quy mô lẫn việc chuyển dịch cơ cấu của thị trường.

Ông có thể chia sẻ về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 như thế nào? Và năm 2015 công ty sẽ có những thương vụ đầu tư mới?

PAN đang kết thúc năm 2014 với kết quả như kỳ vọng. Chúng tôi đã hoàn thành đợt gây quỹ 31 triệu USD vào tháng 3 vừa rồi và đã thành công mua lại một lượng lớn cổ phiếu của NSC. Chúng tôi cũng tăng sở hữu ở ABT và mua tỷ lệ lớn ở LAF bởi vì chúng tôi thực sự hào hứng với những cơ hội về sản phẩm hạt đóng gói có thương hiệu. Chúng tôi sẽ sớm hoàn tất đợt huy động vốn 35 triệu USD trong tháng 1/2015. Điều này khiến chúng tôi tự tin hơn với các thương vụ M&A tiếp theo trong tương lai.

Với những công ty mà PAN đã M&A được trong thời gian vừa qua, chúng tôi sẽ tìm những thời điểm thị trường thích hợp để tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu nhằm khẳng định vai trò và cam kết của PAN đối với chiến lược dài hạn.

Với các thương vụ mới, PAN tiếp tục gắn bó với ngành nông nghiệp và thực phẩm, tập trung M&A cả những công ty đang hoạt động tốt trên thị trường và những dự án mới có khả năng kết nối với những thương vụ mà chúng tôi đã thực hiện. Trên cơ sở tận dụng dữ liệu khách hàng, mạng lưới phân phối, hệ thống marketing…

Xin cảm ơn ông!

Thanh Nụ ghi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ Vietbank: Phấn đấu lãi hơn ngàn tỷ, chia cổ tức 25%, niêm yết HOSE

Sáng ngày 26/04/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, tăng vốn...

Thiếu tỷ lệ tham dự, ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của PET bất thành

Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HOSE: PET) không thể tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2024 theo kế hoạch vào ngày 26/04, do tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham dự...

ĐHĐCĐ VietABank: Lợi nhuận quý 1 khoảng 258 tỷ đồng

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận, thông qua các tờ trình quan trọng như kế hoạch kinh...

Chủ tịch PDR: Hé lộ đối tác mua đứt block B1 dự án Astral City ở Bình Dương

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức sáng 26/04, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) hé lộ kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường trong năm...

ĐHĐCĐ HDBank: Kế hoạch tăng trưởng năm thứ 12 liên tiếp

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HOSE: HDB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để thảo luận về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và...

ĐHĐCĐ IDC: Kế hoạch chuyển sàn qua HOSE, duy trì cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40% trong bao lâu?

Sáng 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) diễn ra nhằm thông qua kế hoạch lãi trước thuế hơn 2,500 tỷ đồng, cổ tức năm 2023 bằng...

ĐHĐCĐ Eximbank: Bầu Chủ tịch Bamboo Capital vào HĐQT

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn, dời trụ sở...

Doanh thu quý 1 tăng ngàn tỷ, vì sao lợi nhuận Sabeco chỉ nhích nhẹ?

Nhu cầu tiêu thụ bia cải thiện giúp doanh thu quý 1/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) tăng gần 1,000 tỷ đồng so với cùng...

Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh: Tôi không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

Sáng ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Lợi nhuận quý 1 của TIP gấp hơn 2 lần cùng kỳ

Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng của CTCP Cà phê Olympic, CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HOSE: TIP) báo lãi ròng quý 1/2024 gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt hơn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98