Thiệt hại do tỷ giá, có thể phòng ngừa được không?

04/05/2015 13:46
04-05-2015 13:46:00+07:00

Thiệt hại do tỷ giá, có thể phòng ngừa được không?

Tính từ đầu tháng 9-2014 đến nay, đồng đô la Úc đã liên tục giảm giá so với đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới, từ mức 1 đô la Úc tương đương 0,9378 đô la Mỹ vào ngày 5-9-2014, xuống chỉ còn 0,7692 đô la Mỹ “ăn” 1 đô la Úc hôm 9-4-2015, giảm gần 18%.

Đang xuất khẩu hàng hóa qua thị trường Úc với đồng tiền được thanh toán là đô la Úc, bà M.T., giám đốc một công ty trong ngành bao bì tại TPHCM, cho biết trong thời gian qua, trung bình mỗi tháng công ty bà bị thiệt hại cả trăm triệu đồng!

Vị giám đốc này cho biết bà bắt đầu tìm hiểu và thâm nhập thị trường Úc từ cách đây hai năm. Đến khi tình hình khách hàng, đơn hàng tạm ổn thì bà gặp ngay cú sốc về tỷ giá. Trước kia, giá trị đồng đô la Úc gần bằng đồng đô la Mỹ nên được doanh nghiệp lựa chọn làm đồng tiền thanh toán, nhưng với tình hình tỷ giá hiện nay, doanh nghiệp phải chịu thiệt hại không nhỏ. So với công ty của bà M.T., những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa giá trị lớn có thể còn chịu mức thiệt hại lớn hơn nhiều.

Hiện bà M.T. vẫn đang xuất hàng cho khách, nhưng chỉ với số lượng nhỏ chứ không mở rộng, và tập trung chủ yếu ở thị trường trong nước.

Phòng ngừa rủi ro cách nào?

Theo ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc kinh doanh trái phiếu và ngoại hối tại Ngân hàng HSBC Việt Nam, doanh nghiệp có thể lựa chọn một số sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Thứ nhất là giao dịch kỳ hạn (forward). Ví dụ, doanh nghiệp mua 1 triệu đô la Mỹ (USD) kỳ hạn một tháng với tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (VND/USD) chốt tại ngày ký kết hợp đồng giao dịch với ngân hàng. Một tháng sau, khi doanh nghiệp cần đô la Mỹ để thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu, bất kể tỷ giá VND/USD khi ấy có tăng lên hay giảm đi, doanh nghiệp sẽ nhận 1 triệu USD với mức tỷ giá đã thỏa thuận với ngân hàng trước đó.

Hình thức phòng ngừa rủi ro thứ hai mà doanh nghiệp có thể lựa chọn là hoán đổi ngoại tệ (FX Swap). Giả sử một công ty xuất nhập khẩu có trong tài khoản 1 triệu USD nhưng họ có nhu cầu về tiền đồng để trả chi phí hoạt động, lương công nhân, mua nguyên vật liệu trong nước... Mặt khác, trong vòng một tháng tới, họ cần 1 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể bán 1 triệu USD ngày hôm nay cho ngân hàng để lấy tiền đồng thanh toán các chi phí, và một tháng sau, khi đến hạn thanh toán nhập khẩu nguyên liệu, sẽ mua lại 1 triệu USD. Nhưng với cách này, doanh nghiệp sẽ chịu rủi ro về tỷ giá, vì ở thời điểm hiện tại họ không biết tỷ giá trong vòng một tháng tới như thế nào. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể sử dụng FX swap bằng cách bán 1 triệu USD cho ngân hàng ngày hôm nay và mua USD kỳ hạn một tháng với tỷ giá chốt ngày hôm nay.

Rủi ro của hai hình thức này là giả sử một tháng sau, tỷ giá giảm thì doanh nghiệp mất cơ hội mua đô la Mỹ với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, các phương thức này lại giúp doanh nghiệp phòng chống rủi ro cho trường hợp tỷ giá tăng.

Hai sản phẩm trên cũng có thể được sử dụng cho các cặp tiền tệ khác như EUR/USD hay USD/JPY. Chẳng hạn với trường hợp công ty bao bì nêu trên (xuất khẩu hàng hóa thanh toán bằng đô la Úc (AUD), nhưng có nhu cầu mua USD để nhập khẩu hàng hóa), doanh nghiệp có thể bán kỳ hạn AUD (với tỷ giá AUD/USD), hoặc hoán đổi ngoại tệ giữa cặp tiền tệ này.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng sản phẩm quyền chọn (Option) mua hoặc bán ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Ví dụ với trường hợp công ty của bà M.T., bà có thể thực hiện quyền chọn bán AUD và mua USD ở mức tỷ giá 0,76 (1 AUD = 0,76 USD) kỳ hạn một tháng. Tới ngày đến hạn, giả sử 1 AUD chỉ mua được 0,71 USD thì khách hàng có quyền bán AUD và mua USD ở mức tỷ giá 0,76. Còn giả sử lúc đó 1 AUD mua được 0,8 USD thì khách hàng có quyền không thực hiện quyền chọn bán ở mức tỷ giá 0,76 mà bán ở mức tỷ giá 0,8. Với hình thức quyền chọn này, doanh nghiệp phải trả một mức phí cho ngân hàng.

Theo ông Khoa, việc sử dụng các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá chưa phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam do chưa có cơ chế nội bộ (tức chấp nhận thiệt hại nếu tỷ giá giảm - PV) và chưa thực sự hiểu rõ về các sản phẩm phái sinh. Trong khi đó, các công ty/tập đoàn đa quốc gia thường có chính sách nội bộ quy định rõ ràng về phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Thu Nguyệt

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98