Campuchia đang hút giới đầu tư Thái

11/06/2015 16:59
11-06-2015 16:59:30+07:00

Campuchia đang hút giới đầu tư Thái

Đối với doanh nhân Thái Supachai Verapuchong, Campuchia chính là lựa chọn đúng đắn để triển khai hoạt động đầu tư.

Theo vị giám đốc điều hành khách sạn Sofitel Phnom Penh Phokeethra này thì: “Để làm ăn ở Vương quốc Campuchia, chúng ta cần hiểu về xã hội, tín ngưỡng cũng như văn hóa nơi đây, hơn nữa điều đó sẽ giúp Thái và Campuchia có thêm nhiều điểm chung”.

Ông cho rằng việc xây dựng khách sạn tại Campuchia cũng khá ý nghĩa vì Vương quốc này có một nền văn hóa phong phú và “lịch sử lâu đời nhất Đông Dương”.

* Chứng khoán Campuchia: Cảng Sihanoukville sẽ niêm yết vào cuối 2015

* EU ký thỏa thuận viện trợ 460 triệu USD cho Campuchia

Ông Sothea Oum, nhà kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á nhận định rằng: “So với các nước ASEAN có thu nhập thấp khác, Campuchia có chế độ đầu tư và thương mại rất thông thoáng, kinh tế vĩ mô ổn định, nguồn nhân lực trẻ và rẻ cùng với sự tiến triển từng bước về hạ tầng”.

Đánh giá về mức độ thuận lợi khi đầu tư vào Campuchia, ông Hiroshi Suzuki, CEO kiêm chuyên gia kinh tế Viện Nghiên cứu Kinh doanh Campuchia, cho rằng lợi thế lớn nhất mà Campuchia mang lại cho giới đầu tư Thái đó là chi phí nhân lực thấp. Theo ông Hiroshi Suzuki, mức lương ở Thái Lan cao gấp 3 lần so với ở Campuchia. Được biết, mức lương tối thiểu tại Thái Lan hiện nay là 300 bath/ngày, tương đương 10 USD (mức lương này được áp dụng từ năm 2013 và được duy trì đến hết năm nay). Do chi phí lao động tăng cao, ngày càng nhiều nhà sản xuất hàng may mặc Thái đang hướng sang Camphchia.

Bên cạnh chi phí nhân lực thấp thì vị trí của Campuchia và việc dễ dàng kết nối giữa Vương quốc này với Thái Lan cũng là yếu tố thu hút giới đầu tư Thái. Theo đó, việc đi lại giữa hai nước được dễ dàng thực hiện thông qua các tuyến đường bộ.

Ông Oum cho biết thêm Campuchia chính là trung tâm của các mạng lưới sản xuất năng động và các cơ sở tiêu thụ tại Bangkok và Thành phố Hồ Chí Minh dọc theo Hành lang Kinh tế Mekong – Ấn Độ, hành lang được kết nối thông qua mạng lưới đường cao tốc ASEAN và dựa trên những thỏa thuận vận tải xuyên biên giới.

Ngoài ra, giới đầu tư Thái cũng nhắm đến các lĩnh vực khác, trong đó có nông nghiêp, gồm các mặt hàng như thức ăn chăn nuôi, đường hay chế biến sắn và gần đây nhất là xay xát gạo.

Theo thông tin từ Reuters, các nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2, thứ 3 của Thái đã di chuyển hoạt động kinh doanh sang Campuchia. Ông Brimble còn cho biết: “Cũng xảy ra trường hợp một số công ty sản xuất các bộ phận xe hơi và linh kiện điện tử Nhật tại Thái Lan đang mở rộng hoạt động sang Campuchia”. Đây là lực đẩy chính phía sau sự đa dạng hóa về nền tảng sản xuất tại Campuchia, ngoài ngành may mặc.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những thách thức mà giới đầu tư Thái phải đối mặt khi đến làm ăn tại Campuchia, đó là các vấn đề về hạ tầng, giá điện cao và thiếu nhân lực có tay nghề.

Ông Suzuki cho rằng: “Quốc lộ 5 là tuyến đường kết nối quan trọng nhất giữa hai nước và rất cần được cải thiện. Lĩnh vực điện cũng cần được đầu tư thỏa đáng không chỉ về khối lượng điện mà còn phải giảm giá bán điện”.

Theo doanh nhân Supachai, một cản trở tiềm ẩn đối với hoạt động đầu tư của Thái tại Campuchia chính là tình hình bất ổn chính trị giữa hai nước. Nhưng vị doanh nhân này cũng lạc quan rằng những căng thẳng, chẳng hạn như ở khu vực đền Preah Vihear, chắc chắn sẽ được giải quyết.

Theo quan điểm của ông Oum thì chi phí năng lượng cao và thiếu lao động tay nghề tại Campuchia sẽ tiếp tục cản trở không chỉ giới đầu tư Thái mà còn cản trở mọi khoản đầu tư về vốn và sản xuất. Ông cho rằng: “Giảm chi phí thông quan và tạo điều kiện đầu tư nhanh chóng là vô cùng quan trọng cho việc cải thiện môi trường kinh doanh tổng quan nhằm thu hút đầu tư nhiều hơn nữa”.

Tuy nhiên, những thách thức trên không hề cản trở doanh nhân Supachai tiếp tục đầu tư vào Campuchia. Các dự án sân golf và xây dựng khách sạn tại Campuchia vẫn được vị doanh nhân này nhắm đến ngay tại Vương quốc Đông Nam Á này.

Một xu hướng tương tự cũng được các nhà sản xuất Thái khác tiến hành. Gần đây nhất là nhà sản xuất nước sơn lớn nhất Thái Lan, TOA Paint. Tuần trước, Giám đốc TOA Paint cho biết công ty sẽ triển khai hoạt động sản xuất tại Campuchia vào cuối năm nay.

Chia sẻ với Bangkok Post, Chủ tịch của TOA Paint, ông Pongcherd Jameekornkul, cho biết thông qua việc mở thêm các nhà máy mới tại Campuchia và Indonesia, công ty muốn mở rộng vị trí của mình trong khu vực trước sự kiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN sắp được thành lập vào cuối năm nay.

Được biết, năm ngoái TOA Paint đạt doanh thu hơn 506 triệu USD và kỳ vọng sẽ tăng 12% lên 567 triệu USD trong năm nay, trong đó khoảng 494 triệu USD được kỳ vọng thu được từ thị trường Thái và 73 triệu USD còn lại thu được từ thị trường ASEAN, theo thông tin từ Bangkok Post

Ngoài nhà máy sắp được thành lập tại Campuchia, TOA cũng đã sở hữu một số nhà máy tại các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Lào, Malaysia, Myanmar và Việt Nam.

Đỗ Thảo (Theo Phnom Penh Post)





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia phối hợp các bên đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước và môi trường sinh thái tiểu vùng sông Mekong.

Tháo chạy khỏi Campuchia, DN bất động sản Trung Quốc bỏ lại 500 toà nhà ‘ma’

Cuộc tháo chạy của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã bỏ lại thành phố ven biển Campuchia hàng trăm toà nhà xây dựng dang dở.

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đề nghị phía Campuchia chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi...

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Việt Nam muốn Lào hạ giá thành bán than

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam đang rất cao và đẩy mạnh xuất khẩu than cũng là mong muốn của nước bạn Lào nhưng quan trọng...

Campuchia sẵn sàng trở thành đối tác chiến lược của doanh nhân và nhà đầu tư

Campuchia sẵn sàng trở thành đối tác chiến lược của các doanh nhân và nhà đầu tư để nắm bắt các cơ hội kinh tế khả thi của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Việt Nam đầu tư trên 3,7 tỷ USD vào Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia

Trong khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia, Việt Nam có 110 dự án với số vốn đăng ký đầu tư hơn 3,7 tỷ USD (chiếm hơn 24% tổng số dự án và hơn 44% vốn...

Campuchia mong thu hút khách du lịch và nhà đầu tư từ Trung Quốc

Nhiều người dân Campuchia tỏ ra rất vui mừng khi chứng kiến sự kiện ra mắt “Năm giao lưu nhân văn Trung quốc - Campuchia 2024” diễn ra hồi cuối tuần trước. Họ hy...

Nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ngân hàng tại Lào để giao dịch tài chính

Chính phủ Lào đang nỗ lực đảm bảo có nhiều ngoại tệ hơn được đưa vào hệ thống ngân hàng, giúp nước này có thêm nguồn lực để đối phó với tình trạng mất cân bằng...

Campuchia thu hút 268 dự án FDI, tạo hơn 307,000 việc làm trong năm 2023

Campuchia đã thu hút 4.92 tỷ USD đầu tư tài sản cố định trong năm 2023, tăng 22% so với mức 4.03 tỷ USD hồi năm 2022, Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) cho biết...

Lào nâng cấp sân bay do Việt Nam tài trợ và xây dựng thành sân bay quốc tế

Tờ Vientiane Times nhận định sân bay Nongkhang đi vào hoạt động là cột mốc quan trọng trong hợp tác Lào-Việt, đáp ứng mong đợi của người dân tỉnh Huaphanh và mang...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98