Áp lực từ một năm 2016 “bình yên”

05/01/2017 13:00
05-01-2017 13:00:00+07:00

Áp lực từ một năm 2016 “bình yên”

Trái với nhiều dự đoán được các chuyên gia đưa ra từ đầu năm, thị trường tài chính đã trải qua một năm 2016 khá “yên bình” và không có nhiều biến động đặc biệt, cho dù quốc tế diễn ra không ít sự kiện vượt ngoài dự đoán. Tuy nhiên, điều này được đánh giá sẽ tạo áp lực cho năm 2017 khi dư địa chính sách dần thu hẹp.

Cuối năm 2015, khi những ước đoán về diễn biến của năm 2016 trở thành tâm điểm thảo luận của không chỉ nhà đầu tư mà còn các chuyên gia trên thị trường, một diễn biến tích cực diễn ra nhưng cũng là một kịch bản có xác suất thấp nhất được tính đến khi hầu hết các chuyên gia thời điểm đó đều cho rằng, lãi suất và tỷ giá sẽ là hai yếu tố tại lên sự bất ngờ cho năm 2016.

Trong một báo cáo phân tích được đưa ra đầu năm 2016, nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã nhận định, rủi ro tỷ giá ở mức đáng kể trong năm 2016 với áp lực từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Thực tế, nhận định này không phải không có nguyên nhân. Riêng trong năm 2015, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ghi nhận 3 lần điều chỉnh tăng và biên độ giao dịch được điều chỉnh từ 1% lên 3%, tính ra VNĐ đã mất giá khoảng 5% so với USD trong năm 2015.

Trong một kịch bản tương đối tích cực và không có biến động lớn trên thế giới vượt ngoài tầm dự báo, chúng tôi kỳ vọng VNĐ sẽ giảm giá khoảng 4-5% so với USD trong năm 2016”, VCBS đánh giá.

Đối với lãi suất, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng sẽ chịu áp lực tăng trong năm 2016 nhưng kỳ vọng sẽ chỉ tăng nhẹ so mặt bằng lãi suất đã ổn định và giảm nhẹ trong năm 2015.

Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại mang đến một bộ mặt hoàn toàn khác!

Năm 2016 là một năm với quá nhiều biến cố “thiên nga đen” – những sự kiện quốc tế, mà chủ yếu là địa chính trị vượt ngoài dự đoán của hầu hết giới phân tích, những kết quả tưởng chừng như không thể xảy ra. Từ sự kiện trưng cầu dân ý của Anh liên quan đến kết quả “Brexit” cho đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đi vào lịch sử với chiến thắng dành cho ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Nhưng những gì biểu hiện từ thị trường tài chính trong nước lại mang một sắc thái khác. Thị trường cũng đồng thời phản ứng khi những sự kiện quốc tế xảy ra, tuy nhiên mức độ lại nhanh và chóng vánh hơn nhiều, tập trung chủ yếu ở thị trường chứng khoán. Như thời điểm khi sự kiện “Brexit” xảy ra, thị trường chứng khoán đã có những phản ứng tiêu cực với mức giảm hơn 30 điểm nhưng đây lại trở thành cơ hội cho những nhà đầu tư bình tĩnh và đà phục hồi diễn ra ngay sau đó. Kết quả tương tự cũng xảy ra đối với thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ.

Trong khi, ngoài những biến động nhất thời, lãi suất và tỷ giá – 2 yếu tố được đánh giá sẽ mang lại kết quả bất ngờ cho năm 2016, thực tế lại diễn ra khá mờ nhạt.

Nếu như tỷ giá đã trải qua một năm 2015 đầy biến động thì năm 2016 lại diễn biến một cách “nhẹ nhàng”, hầu như không có biến động mạnh trong 10 tháng đầu năm và chỉ bắt đầu nhúc nhích trong vài tháng cuối năm. Phần lớn các đợt sóng tỷ giá trong năm đều liên quan chặt chẽ đến quyết định nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kết thúc năm với mức độ mất giá thấp hơn nhiều dự báo hồi đầu năm.

Đối với lãi suất, tiếp tục là một mặt bằng lãi suất thấp được duy trì trong năm 2016 với thanh khoản dư thừa tại các ngân hàng. Điểm nhấn của lãi suất trong năm 2016 có lẽ nằm ở những tháng cuối năm trên thị trường liên ngân hàng với mức tăng lên sát lãi suất huy động từ thị trường. Tuy nhiên, đây cũng được đánh giá là yếu tố ngắn hạn mang tính thời điểm.

Phó giám đốc của một quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán đã đưa ra nhận định về thị trường tài chính trong năm 2016 là sự “bình yên” đến bất ngờ. Diễn biến có phần trái ngược với năm 2015 mặc dù yếu tố quốc tế, địa chính trị vẫn diễn ra ngày càng phức tạp.

Nhưng chính sự “bình yên” đó lại mang đến dự cảm không tốt cho năm 2017 khi nhiều chuyên gia cho rằng, dư địa để tạo ra sự ổn định trong năm 2016 sẽ khó có thể duy trì trong năm tới. Đặc biệt là hàng loạt yếu tố bất ổn đã bắt đầu lộ diện trong những tháng cuối năm, từ kiều hối sụt giảm, vốn đăng ký FDI bắt đầu chững lại cho đến cán cân thanh toán bắt đầu dịch chuyển.

Trong một báo cáo phân tích mới công bố, nhóm nghiên cứu của Công ty chứng khoán MB (MBS) cho biết, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được NHNN điều hành theo định hướng nới lỏng có kiểm soát nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và kiểm soát lạm phát, tuy nhiên dư địa cho năm 2017 sẽ không còn nhiều. Để lấy dẫn chứng, báo cáo MBS cho biết, trong năm 2016 NHNN đã bơm vào hệ thống thông qua mua vào 11 tỷ USD khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, để tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong năm 2017 sẽ gặp nhiều khó khăn khi lạm phát đã có dấu hiệu đi lên trong các tháng cuối năm 2016.

Đối với tỷ giá, nhóm phân tích cho rằng kết quả ổn định đạt được trong năm 2016 nhờ thặng dư cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối ở mức cao. Nhưng thực tế đã có một số yếu tố bất lợi liên quan đến nguồn cung USD trong những tháng cuối năm như kiều hối suy giảm và cán cân thanh toán bắt đầu có sự dịch chuyển.

“Áp lực lạm phát gia tăng, mặt bằng lãi suất đã chạm đáy và bắt đầu đi lên, dư địa nới lỏng chính sách không còn nhiều cho thấy nền kinh tế Việt Nam có khả năng đang trong giai đoạn cuối của một chu kỳ tăng trưởng”, báo cáo của MBS kết luận.

Còn trong báo cáo về triển vọng năm 2017 của VCBS, nhóm nghiên cứu cho rằng bên cạnh những yếu tố tích cực, các diễn biến từ thị trường thế giới được xem là rào cản khá lớn đối với mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong đó đáng chú ý là những vấn đề liên quan đến Hiệp định thương mại tự do TPP, biến động của các ngoại tệ và các vấn đề xung quanh việc giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc. VCBS cũng đưa ra dự báo tiền đồng có khả năng sẽ mất giá từ 2-4% trong năm 2017 từ những yếu tố kể trên.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố bất lợi, nhiều chuyên gia cho rằng dòng vốn mới từ việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn sẽ trở thành cứu cánh cho năm 2017, đặc biệt là vấn đề tỷ giá. Đơn cử như việc bán đấu giá cổ phần thuộc sở hữu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại Vinamilk (VNM) trong tháng 12/2016, mặc dù chỉ bán được 60% khối lượng đăng ký thoái (5.4% vốn điều lệ Vinamilk trên tổng số 9% chào bán) nhưng đã mang về cho đơn vị này hơn 500 triệu USD.

Với nhiều yếu tố được dự đoán là sẽ mang lại bất ngờ, đặc biệt là những chính sách của Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump khi chính thức lên cầm quyền, tài chính quốc tế có khả năng sẽ tiếp tục đối mặt với một năm nhiều biến động.

Khi biến số quốc tế còn chưa rõ ràng, các nhân tố tác động đến thị trường trong nước còn nhiều bí ẩn, thị trường tài chính trong nước năm 2017 sẽ còn là một biến số khó dự đoán./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Vùng vẫy” suốt 4 năm, cổ phiếu DXV vẫn chưa thoát khỏi diện cảnh báo

HOSE mới đây thông báo sẽ giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu DXV do Công ty chưa khắc phục nguyên nhân bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định.

Cổ phiếu AGM sắp được giao dịch toàn thời gian trở lại

Cổ phiếu của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM) sẽ được xem xét chuyển từ diện đình chỉ giao dịch sang diện kiểm soát và giao dịch trở lại toàn thời...

VN-Index: Mẫu hình 2 đỉnh?

Thị trường đang có những biến động mạnh, khó dự báo với nhiều tín hiệu tiêu cực hàm ý về khả năng xuất hiện mẫu hình 2 đỉnh trong ngắn hạn. Tuy nhiên, vẫn cần những...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

19/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Cổ phiếu xây dựng, bất động sản sàn HNX hút tiền

Thanh khoản suy giảm nhẹ trong tuần 11 - 15/03, dòng tiền có sự phân hóa cục bộ trên từng sàn niêm yết.

Theo dấu dòng tiền cá mập 18/03: Tự doanh và khối ngoại giao dịch trái chiều

Phiên giao dịch ngày 18/03, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 1,329 tỷ đồng thì khối ngoại bán ròng gần 987 tỷ đồng.

Cổ phiếu SAV vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) bổ sung cổ phiếu của CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (Savimex, HOSE: SAV) vào danh sách chứng khoán không đủ...

Tầm soát sức khỏe các cổ phiếu ngân hàng sau 2 tuần điều chỉnh

Dù đã có một số mã cổ phiếu ngân hàng hồi phục trong tuần vừa qua nhưng phần lớn các cổ phiếu đã trải qua 2 tuần điều chỉnh. Đây cũng là thời điểm để nhà đầu tư cần...

Lỗ lũy kế, cổ phiếu HVX bị đưa vào diện cảnh báo

Ngày 15/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Xi măng VICEM Hải Vân (HOSE: HVX) vào diện cảnh báo từ ngày 22/03.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98