Covered Warrant chính thức niêm yết sàn HOSE trong quý 3/2017

27/04/2017 11:33
27-04-2017 11:33:40+07:00

Covered Warrant chính thức niêm yết sàn HOSE trong quý 3/2017

Sản phẩm chứng quyền có đảm bảo - Covered Warrant đã có lộ trình cụ thể về việc chính thức giao dịch trên sàn HOSE và dự kiến chậm nhất trong tháng 9/2017 sẽ có một chứng quyền đầu tiên được tung ra thị trường. Đó là những chia sẻ của đại diện Sở GDCK TPHCM vào chiều ngày 26/04.

Buổi họp định kỳ của năm 2017 diễn ra chiều ngày 26/04 tại HOSE.

Theo đại diện của HOSE, sản phẩm Covered Warrant (CW) đã được Sở GDCK TP.HCM nghiên cứu phát triển từ năm 2012. Sau 5 năm, sản phẩm này đã gần với nhà đầu tư hơn với lộ trình triển khai cụ thể: (1) đến hết tháng 4/2017, Sở phối hợp với  SSC, VSD và các CTCK xây dựng hướng dẫn Thông tư 107, đồng thời hoàn thiện chỉnh sửa hệ thống giao dịch CW; (2) từ tháng 4-7 sẽ phối hợp, hỗ trợ các CTCK trong quá trình triển khai, song song đó ban hành quy chế và hoàn thành test hệ thống giao dịch với CTCK; (3) đến tháng 7/2017 HOSE sẵn sàng triển khai CW và tiến hành hỗ trợ tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết; (4) trong vòng quý 3/2017 sẽ có ít nhất một chứng quyền đầu tiên chính thức được giao dịch trên sàn HOSE.

Đôi nét về CW, là sản phẩm có thời hạn tối thiểu là 3 tháng và tối đa 2 năm, hoạt động dựa trên chứng khoán cơ sở (CKCS - cổ phiếu, chỉ số, ETF). Có hai loại chứng quyền mua và chứng quyền bán; và sẽ được thực hiện giao dịch theo kiểu châu Âu hoặc kiểu Mỹ. Phương thức thanh toán thực hiện quyền là chuyển giao CKCS hoặc thanh toán tiền.

Chứng quyền mua là người sở hữu có quyền mua CKCS với mức giá xác định trước vào trước hoặc tại thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư sẽ thực hiện mua chứng quyền mua khi dự đoán CKCS tăng giá. Chứng quyền bán là người sở hữu có quyền bán CKCS với mức giá xác định trước vào trước hoặc tại thời điểm đáo hạn và nhà đầu tư sẽ thực hiện mua chứng quyền bán khi dự đoán CKCS giảm giá.

Tuy nhiên với thị trường mới như Việt Nam, đại diện HOSE cho hay, dự kiến loại chứng khoán được triển khai trong giai đoạn đầu chỉ có chứng quyền mua, thực hiện theo kiểu châu Âu (chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn) và thanh toán theo phương thức thanh toán tiền.

Ngoài các đặc điểm về thời gian, phương thức giao dịch và chu kỳ thanh toán tương tự cổ phiếu, CW sẽ không hạn chế sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, cổ đông nội bộ sẽ phải công bố thông tin trước và sau khi giao dịch CW, còn cổ đông lớn công bố sau khi thực hiện quyền.

Tương tự quyền chọn, CW có rủi ro cao hơn so với các sản phẩm đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, theo đó mức độ đòn bẩy của CW gấp từ 6-10 lần, nhưng cũng mang lại lợi nhuận rất cao cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đòn bẩy, lợi ích khi đầu tư CW còn thể hiện rõ ở việc phòng ngừa rủi ro và cố định được khoản lỗ tối đa. Hơn nữa, sản phẩm CW được giao dịch dễ dàng hơn phái sinh khi có thể sử dụng tài khoản chứng khoán để giao dịch và không cần thực hiện ký quỹ ban đầu.

Về điều kiện để trở thành tổ chức phát hành CW là được đánh giá đủ năng lực tài chính như vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tối thiểu 1,000 tỷ đồng; không có lỗ lũy kế; được cấp phép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; không bị cảnh báo, tạm ngừng, đình chỉ hoạt động trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản; và BCTC kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ.

Thảo luận

Giá chứng quyền được xác định như thế nào?

Dựa vào các yếu tố sau (1) giá và giá thực hiện quyền của CKCS, (2) độ biến động của CKCS, (3) lợi suất phi rủi ro, (4) thời gian của chứng quyền

Hiện có bao nhiêu công ty chứng khoán đủ điều kiện phát triển sản phẩm CW?

Theo thống kế thì chỉ có 10/73 công ty chứng khoán đủ các điều kiện phát hành, nhưng thực tế dự chỉ có 3-4 đơn vị quan tâm đến sản phẩm và sẽ có sản phẩm ra ngay vào tháng 9/2017. Các CTCK còn lại thì đang chờ quyết định của ĐHĐCĐ.

Với sản phẩm mới CW, đại diện HOSE có những biện pháp ngăn chặn việc tạo sóng trên thị trường từ những Market Maker?

Sở GDCK TPHCM có dự thảo một số biện pháp hạn chế việc tạo sóng, một trong số đó là những điều kiện trong khâu lựa chọn chứng khoán cơ sở:

(1)  Mã cổ phiếu phải thuộc nhóm VN30 hoặc nhóm HNX30 và giá trị vốn hóa hơn 5,000 tỷ đồng trở lên.

(2)  Tổng khối lượng giao dịch 6 tháng gần nhất phải đạt tối thiểu 25% khối lượng tự do chuyển nhượng và tỷ lệ tự do chuyển nhượng phải lớn hơn 20% trở lên.

Đại diện HOSE cũng cho biết, trong hơn 700 mã cổ phiếu đang giao dịch trên cả hai thị trường, sau khi sàng lọc bởi những điều kiện trên hiện chỉ chọn được 20 cổ phiếu để làm chứng khoán cơ sở cho CW. Bên cạnh đó, một biện pháp khác là hạn chế số lượng được phát hành làm chứng khoán cơ sở cho CW với tỷ lệ dự thảo chỉ bằng 10% số lượng cổ phiếu lưu hành.

Tuy nhiên, bà Hà chia sẻ thêm dù việc dự thảo luật ngăn chặn tạo sóng có cụ thể đến đâu thì luôn có những nhà đầu tư vượt qua được những rào cản đó và đi trước luật, nên trong tương lai những thông tư, hướng dẫn sẽ tiếp tục được cập nhật, bổ sung, sửa đổi thêm.

Về kế hoạch sản phẩm trong năm 2017, bà Hà cho biết trong tháng 7 dự sẽ có thêm hai chỉ số mới niêm yết: một chỉ số chung của hai sàn theo dự kiến là VNX50 và thứ hai là chỉ số phát triển bền vững (lựa chọn 20-30 công ty có mức phát triển tốt nhất). Thông tin cụ thể về những sản phẩm mới này sẽ được cung cấp cụ thể sau./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỏ vàng tạo lập thị trường CW của công ty chứng khoán?

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) đi vào hoạt động năm 2019. Những năm gần đây, CW đã trở thành sản phẩm quen thuộc đối với thị trường chứng...

Công ty chứng khoán nào đang là tổ chức phát hành CW hiệu quả nhất?

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW) sôi động dần về cuối năm 2023. Các công ty chứng khoán (CTCK) với vai trò là tổ chức phát hành đã tung nhiều mã CW ra thị...

VPBankS ra mắt 5 mã chứng quyền có bảo đảm, tăng hệ sinh thái sản phẩm

VPBankS mới được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cấp phép phát hành 5 mã chứng quyền có bảo đảm, dựa trên tài sản cơ sở là 5 cổ phiếu bao gồm FPT, HPG, STB, TCB...

Thị trường CW sẽ ấm lại trong nửa cuối năm?

Các tổ chức phát hành hiện chỉ có thể phát hành chứng quyền mua, nên khi thị trường cơ sở ấm lên, nhà đầu tư sẽ tích cực tham gia giao dịch chứng quyền hơn kéo theo...

Vì sao hoạt động phát hành CW lại trầm lắng?

Nửa đầu năm 2023, một số công ty chứng khoán (CTCK) là đơn vị phát hành chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) nổi bật lại không có đợt phát hành nào. Lý do...

Cơ cấu phát hành trên thị trường chứng quyền có bảo đảm

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant, CW) đã đi vào hoạt động được 4 năm. Các công ty chứng khoán (CTCK) đang hoạt động thế nào với vai trò nhà phát...

423 triệu CW do SSI phát hành sẽ lên sàn HOSE

Ngày 22/09/2022, 423 triệu chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) của 28 mã chứng quyền mới được CTCP Chứng khoán SSI phát hành sơ cấp cuối tháng 8 chính thức...

Thị trường chứng quyền 21/09/2022: Tâm lý thận trọng gia tăng, thanh khoản tiếp tục sụt giảm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/09/2022, toàn thị trường có 51 mã tăng, 36 mã giảm và 50 mã đứng giá. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng lượng bán ròng đạt hơn...

Chứng quyền không dành cho các nhà đầu tư tay ngang?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành và có đặc điểm tương tự như một hợp đồng...

Nhiều nhà đầu tư cháy tài khoản vì chứng quyền có bảo đảm

Với đà giảm của thị trường, hầu hết các chứng quyền đều có sự biến động mạnh kể từ tháng 4 đến nay và nằm trong trạng thái OTM (đang lỗ).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98