Ông Nguyễn Hồng Điệp (SHS): Sớm nhất thì năm 2018 Việt Nam sẽ được xem xét nâng hạng thị trường

15/05/2017 09:37
15-05-2017 09:37:03+07:00

Ông Nguyễn Hồng Điệp (SHS): Sớm nhất thì năm 2018 Việt Nam sẽ được xem xét nâng hạng thị trường

Bao giờ Việt Nam sẽ được xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi? Đó là câu hỏi lớn khiến nhà đầu tư suy ngẫm trong những ngày qua sau thông tin Pakistan sẽ chính thức được nâng hạng trong tháng 5. Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Điệp, Giám đốc chi nhánh Hồ Chí Minh CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS) cho rằng sớm nhất thì vào năm 2018 Việt Nam sẽ được xem xét nâng hạng thị trường.

Ông Nguyễn Hồng Điệp, Giám đốc chi nhánh Hồ Chí Minh CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)

Ông Điệp cho biết MSCI có những phân chia các quốc gia và vùng lãnh thổ theo những hạng khác nhau như thị trường phát triển (developed), thị trường mới nổi (emerging) và thị trường cận biên (frontier). Về mặt nguyên lý việc sắp xếp các quốc gia theo hạng là để làm căn cứ cơ sở cho các quỹ đầu tư trình bày trước các nhà đầu tư trong nước của họ. Khi nói tới việc xếp hạng, cần phải xem xét những đại lượng quan trọng của chỉ số MSCI như tổng quy mô vốn hóa thị trường phải đạt được những tiêu chí riêng của họ. Bên cạnh đó, việc nâng hạng hay xếp hạng các thị trường cũng phụ thuộc vào các doanh nghiệp đang niêm yết trên chính thị trường đó. Ví dụ một thị trường được đánh giá là cận biên phải có 2 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 600 triệu USD, một thị trường được đánh giá là mới nổi phải có 3 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1.2 tỷ USD.

Một số tiêu chuẩn khi xem xét xếp hạng thị trường của MSCI (nguồn: MSCI)

Bên cạnh đó còn có một yếu tố vô cùng quan trọng khác là tính thanh khoản của thị trường. Nếu thị trường không đạt được tiêu chuẩn về tính thanh khoản theo từng phiên thì cũng không đạt những yêu cầu về nâng hạng của họ. Tính thanh khoản này được tính toán theo phương pháp riêng và được loại trừ ra những giao dịch không mang tính đại diện. Và điều này đã từng xảy ra ở một số thị trường khi có những cố phiếu có thanh khoản khác lạ sẽ bị loại trừ khi xem xét xếp hạng.

Một vấn đề khác là xem xét room dành cho khối ngoại, ở đây room không đơn thuần là khối lượng cổ phiếu được mua bán mà là room chuyển nhượng tự do có thể đầu tư. Ông Điệp nhận định ở Việt Nam nhiều khi tính ước lệ của room còn khá cao. Nhìn vào một số cổ phiếu cứ tưởng room là cao nhưng thực sự số lượng cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng lại khá thấp cho nên đối với một số quỹ đầu tư, điều này không đạt được tiêu chí của họ.

Chính vì vậy, về việc thị trường Việt Nam có được xem xét hay không thì thoạt nhìn có thể thấy Việt Nam hiện nay đã đáp ứng được rất nhiều điều kiện đặc biệt là các yếu tố về thị trường như giá trị vốn hóa khi thị trường chứng khoán đã có  rất nhiều doanh nghiệp có vốn hóa lớn được niêm yết lên sàn như VIC, VNM, SAB, VJC, GAS… Những doanh nghiệp đó cũng đã thỏa mãn những điều kiện về room và tính thanh khoản của chính cổ phiếu đó. Điều này là vô cùng quan trọng bởi nếu những doanh nghiệp có vốn hóa cao nhưng không có tính thanh khoản thì cũng sẽ không được xem xét cho cả thị trường.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố khác mà không phải là những yếu tố mang tính chất giao dịch ví dụ như những yếu tố mang tính chất thanh toán. Ngoài ra còn có một số yếu tố mang tính chất chính trị và xã hội thiên về định tính, do đó không thể loại trừ việc những yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét nâng hạng.

Đối với các quỹ ETF thông thường thì họ sẽ tuân theo các quy tắc giao dịch rất chặt chẽ, nhưng MSCI lại khác, họ xem xét dựa trên những yếu tố định tính như chính trị xã hội khá cao”, ông Điệp nói thêm.

Như vậy, xét về tổng thể, có những ý kiến cho rằng Việt Nam có thể được xem xét nâng hạng do hội tụ các yếu tố trên khá đủ. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, ông Điệp cho rằng, trong thời gian gần, tức khoảng  1-2 năm tới thì việc TTCK Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi là điều chưa thể xảy ra. Xét về định lượng thì thị trường đã tương đối vượt qua được với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn, với vốn hóa và thị trường đang tăng điểm sẽ khiến vốn hóa của các doanh nghiệp niêm yết và của toàn thị trường thay đổi. Song, xét về điều kiện định tính, thanh toán thì rất có khả năng thị trường Việt Nam sẽ gặp khó khăn.

Với dự báo rất lạc quan thì sớm nhất là năm 2018 Việt Nam sẽ được xem xét nâng hạng còn việc được hay không lại là chuyện khác”, ông Điệp chia sẻ.

Thị trường chứng khoán sẽ thăng hoa khi được xem xét nâng hạng

Nếu chỉ được xem xét nâng hạng còn việc được hay không lại là chuyện khác thì tại sao việc Việt Nam được xem xét nâng hạng lại quan trọng đến thế? Trả lời cho câu hỏi này, ông Điệp cho rằng đây giống như là câu chuyện mở cửa, khi đó dòng tiền khối ngoại và các quỹ ETF sẽ bắt đầu đổ tiền vào.

Vào tháng 5 năm nay, quá trình nâng hạng Pakistan từ thị trường cận biên lên mới nổi sẽ chính thức được khởi động bằng cách loại dần các cổ phiếu của Pakistan ra khỏi bộ chỉ số MSCI Frontier Market Indexes và bổ sung vào các chỉ số thuộc bộ MSCI Emerging Market Indexes. Có ý kiến cho rằng MSCI sẽ phân bổ 10.2 triệu USD để mua cổ phiếu Việt Nam trong kỳ tái cơ cấu danh mục lần này. Về vấn đề này, ông Điệp phân tích rằng hiện nay, dòng tiền chuyển dịch từ Pakistan qua Việt Nam do Pakistan được nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi sẽ diễn ra nhưng chỉ ở trong một chừng mực nào đó. Ở giai đoạn hiện nay, khối ngoại chỉ mới “ném đá dò đường”, và dòng tiền đi đầu của họ chỉ mang tính chất thử nghiệm. Nhà đầu tư nước ngoài có một điểm khác biệt lớn với nhà đầu tư trong nước là họ không “đi trước đón đầu” mà họ lại chờ thông tin chính thức rồi hành động.

Thế nhưng, cũng kỳ vọng rằng khi thị trường có những thông tin chính thức hơn thì sẽ có sự bùng nổ về thanh khoản và giá. Chính vì vậy, những thị trường được nâng hạng sẽ tăng điểm mạnh mẽ và kéo dài chứ không chỉ trong vài tháng”, ông Điệp nhấn mạnh.

Do đó, nếu Việt Nam được xem xét nâng hạng trong năm 2018 thì đây sẽ là cơ hội thăng hoa cho thị trường chứng khoán Việt Nam./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia VPBankS: VN-Index vẫn có thể chạm ngưỡng 1,400 điểm trong năm 2025

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), trong một kịch bản thận trọng, mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp của...

Góc nhìn 15/04: Tốt xấu đan xen!

Sau phiên đầu tuần tăng gần 19 điểm, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục lạc quan về khả năng tăng điểm trong phiên tới. Dù vậy, một số khác tin rằng thị...

Có nên mua VNM, PNJ và HHV?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM vì tỷ lệ cổ tức tiền mặt hấp dẫn hơn so với lãi suất gửi ngân hàng 12 tháng hiện nay; mua PNJ vì thị phần tiếp...

Góc nhìn tuần 14-18/04: Tiếp đà hồi phục?

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại về thuế quan từ Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà phục hồi trong tuần tới, với mục tiêu gần là...

PHS hạ dự báo VN-Index năm 2025, thấp nhất có thể về 900 điểm

Trong báo cáo chiến lược tháng 4/2025, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) hạ dự báo VN-Index năm 2025 với triển vọng lợi nhuận toàn thị trường dự kiến 8 - 15% (dự báo cũ là...

VNDIRECT Research: VN-Index kết thúc năm 2025 tại 1,520 điểm trong kịch bản tích cực

Dựa trên các giả định về mức thuế đối ứng, hành động điều hành lãi suất của Fed và SBV, triển vọng nâng hạng thị trường, tăng trưởng EPS và P/E mục tiêu, VNDIRECT...

KBSV Research hạ dự báo VN-Index cuối năm 2025 về còn 1,100 điểm

Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán nửa đầu năm 2025, Khối phân tích Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV Research) giảm mạnh dự báo vùng điểm hợp lý của...

VDSC: Khi bất định trở thành rủi ro có thể định lượng

Theo báo cáo triển vọng thị trường của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tháng 4 là thời điểm để sự “không chắc chắn” chuyển hóa thành “rủi ro có thể định lượng” của...

Góc nhìn 11/04: Sự phục hồi chỉ mang tính ngắn hạn?

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhận định mặc dù VN-Index có sự hồi phục mạnh mẽ trong phiên vừa qua, nhưng thanh khoản sụt giảm và áp lực bán từ khối ngoại vẫn là...

Thị trường Mỹ không còn là "miền đất hứa" với dệt may Việt Nam?

Dù giữ thị phần số 2 tại Mỹ, ngành dệt may Việt Nam đang bước vào giai đoạn thử thách lớn khi đơn hàng giảm, giá bị ép và thị trường thay thế chưa đủ sức hấp thụ...


TIN CHÍNH

Nhịp đập Thị trường 14/04: Cổ phiếu VIC và VHM tỏa sáng, VN-Index tăng gần 20 điểm

Nhịp đập Thị trường 14/04: Cổ phiếu VIC và VHM tỏa sáng, VN-Index tăng gần 20 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 19.74 điểm (+1.61%), lên mức 1,242.2 điểm; HNX-Index tăng 1.66 điểm (+0.78%), lên mức 215 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc xanh với bên mua có 477 mã tăng và bên bán có 314 mã giảm. Sắc xanh có phần lấn lướt trong rổ VN30 với 16 mã tăng, 11 mã giảm và 3 mã đứng giá.




Hotline: 0908 16 98 98