VSD công bố Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm

17/03/2018 10:20
17-03-2018 10:20:15+07:00

VSD công bố Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm

Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) công bố Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm.

* Tài liệu đính kèm: Quy chế

* Chứng quyền có đảm bảo: Ngày thanh toán là T+2

Theo Quy chế, chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) là chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu niêm yết, thực hiện quyền kiểu châu Âu và có phương thức thanh toán bằng tiền. Chứng quyền kiểu châu Âu là chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền chỉ được thực hiện tại ngày đáo hạn.

Giá thanh toán chứng quyền là giá tổ chức phát hành (TCPH) thông báo cho VSD để làm căn cứ tính tiền thanh toán cho người sở hữu. Đối với trường hợp thực hiện chứng quyền do đáo hạn, giá thanh toán căn cứ theo giá thanh toán do Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) tính toán và công bố. Đối với các trường hợp khác, giá thanh toán sẽ do TCPH tự tính toán theo quy định

Chứng quyền có lãi là chứng quyền mua có giá thực hiện thấp hơn giá của chứng khoán cơ sở.

Nhà đầu tư khi thực hiện mua chứng quyền do TCPH chào bán phải đăng ký một tài khoản lưu ký để nhận chứng quyền được phân bổ về. Chứng quyền đã được phân phối sẽ được VSD tự động hạch toán ký gửi vào tài khoản lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền. Đối với số chứng quyền TCPH chưa phân phối hết, VSD sẽ hạch toán ký gửi vào tài khoản lưu ký chứng khoán tự doanh của TCPH.

Việc thanh toán giao dịch chứng quyền niêm yết tại SGDCK được thực hiện theo kết quả bù trừ đa phương với ngày thanh toán là ngày làm việc thứ hai sau ngày giao dịch (T+2) và theo nguyên tắc chuyển giao chứng quyền đồng thời với thanh toán tiền (DVP).

Về thực hiện chứng quyền, ngày đăng ký cuối cùng là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch cuối cùng tại SGDCK. Trường hợp thực hiện chứng quyền do đáo hạn, ngày đăng ký cuối cùng là ngày đáo hạn chứng quyền. Ngày thanh toán là ngày làm việc thứ 5 kể từ ngày đăng ký cuối cùng.

Trường hợp thực hiện chứng quyền do đáo hạn, việc thanh toán cho người sở hữu chứng quyền chỉ áp dụng trong trường hợp chứng quyền có lãi.

Chậm nhất 2 ngày làm việc trước ngày thanh toán tiền, TCPH phải chuyển đủ số tiền thanh toán cho người sở hữu chứng quyền lưu ký vào tài khoản tiền theo thông báo của VSD. Trường hợp chậm chuyển tiền thanh toán, chậm nhất 1 ngày làm việc trước ngày thanh toán, TCPH phải thông báo bằng văn bản cho VSD nêu rõ lý do chậm chuyển tiền.

Tiền thanh toán cho người sở hữu chứng quyền được VSD phân bổ vào tài khoản của thành viên lưu ký liên quan trong ngày làm việc liền trước ngày thanh toán. Thành viên lưu ký chịu trách nhiệm phân bổ tiền cho khách hàng trong ngày thanh toán.

Trường hợp TCPH thông báo chứng quyền không có lãi và không phải thanh toán cho người sở hữu chứng quyền, trong vòng 1 ngày làm việc sau ngày nhận được văn bản của TCPH, VSD gửi thông báo cho SGDCK và các thành viên lưu ký về về việc hủy đợt chốt danh sách thực hiện chứng quyền.

Anh Đức

FiLi


 







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỏ vàng tạo lập thị trường CW của công ty chứng khoán?

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) đi vào hoạt động năm 2019. Những năm gần đây, CW đã trở thành sản phẩm quen thuộc đối với thị trường chứng...

Công ty chứng khoán nào đang là tổ chức phát hành CW hiệu quả nhất?

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW) sôi động dần về cuối năm 2023. Các công ty chứng khoán (CTCK) với vai trò là tổ chức phát hành đã tung nhiều mã CW ra thị...

VPBankS ra mắt 5 mã chứng quyền có bảo đảm, tăng hệ sinh thái sản phẩm

VPBankS mới được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cấp phép phát hành 5 mã chứng quyền có bảo đảm, dựa trên tài sản cơ sở là 5 cổ phiếu bao gồm FPT, HPG, STB, TCB...

Thị trường CW sẽ ấm lại trong nửa cuối năm?

Các tổ chức phát hành hiện chỉ có thể phát hành chứng quyền mua, nên khi thị trường cơ sở ấm lên, nhà đầu tư sẽ tích cực tham gia giao dịch chứng quyền hơn kéo theo...

Vì sao hoạt động phát hành CW lại trầm lắng?

Nửa đầu năm 2023, một số công ty chứng khoán (CTCK) là đơn vị phát hành chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) nổi bật lại không có đợt phát hành nào. Lý do...

Cơ cấu phát hành trên thị trường chứng quyền có bảo đảm

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant, CW) đã đi vào hoạt động được 4 năm. Các công ty chứng khoán (CTCK) đang hoạt động thế nào với vai trò nhà phát...

423 triệu CW do SSI phát hành sẽ lên sàn HOSE

Ngày 22/09/2022, 423 triệu chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) của 28 mã chứng quyền mới được CTCP Chứng khoán SSI phát hành sơ cấp cuối tháng 8 chính thức...

Thị trường chứng quyền 21/09/2022: Tâm lý thận trọng gia tăng, thanh khoản tiếp tục sụt giảm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/09/2022, toàn thị trường có 51 mã tăng, 36 mã giảm và 50 mã đứng giá. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng lượng bán ròng đạt hơn...

Chứng quyền không dành cho các nhà đầu tư tay ngang?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành và có đặc điểm tương tự như một hợp đồng...

Nhiều nhà đầu tư cháy tài khoản vì chứng quyền có bảo đảm

Với đà giảm của thị trường, hầu hết các chứng quyền đều có sự biến động mạnh kể từ tháng 4 đến nay và nằm trong trạng thái OTM (đang lỗ).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98