Ngành thép quý 4 đón cú huých đầu tư công, Hòa Phát tỏa sáng

05/03/2024 09:02
05-03-2024 09:02:00+07:00

Ngành thép quý 4 đón cú huých đầu tư công, Hòa Phát tỏa sáng

Bức tranh ngành thép tiếp tục phân hóa trong quý 4/2023, với nhóm ngành thép xây dựng đón cú huých từ đầu tư công, trong khi nhóm tôn mạ không còn lãi cao như quý trước đó.

Cú huých từ đầu tư công

Nhiều doanh nghiệp công bố kết quả lợi nhuận khả quan trong quý 4/2023, khi sản lượng tiêu thụ và giá thép phục hồi, một phần là nhờ các dự án đầu tư công, như dự án cao tốc Bắc – Nam, dự án sân bay Long Thành.

Đáng chú ý nhất là “vua thép” Hòa Phát (HPG) ghi nhận doanh thu thuần gần 35 ngàn tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, đồng thời lãi ròng gần 3 ngàn tỷ đồng. Đây là mức lãi ròng cao nhất trong 1 năm rưỡi. Sản lượng bán thép cũng cải thiện dần qua từng tháng.

Kết quả kinh doanh quý 4 của các doanh nghiệp thép

Đvt: Tỷ đồng

"Thị trường trong nước bao gồm cả khu vực dân dụng và dự án đầu tư công có tín hiệu khả quan hơn sau thời gian dài trầm lắng. Sản phẩm thép xây dựng Hòa Phát đã được sử dụng trong dự án sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Điện Biên mở rộng, dự án cải tạo nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, cao tốc Bắc – Nam", Hòa Phát chia sẻ.

Kế đó là Gang Thép Thái Nguyên (TIS) ghi nhận quý lãi đầu tiên sau 5 quý lỗ liên tiếp. Trong 3 tháng cuối năm, Tisco đạt doanh thu thuần 2,740 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ; lãi ròng hơn 15 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 17 tỷ.

Với Tisco, dù đã có lãi, nhưng hãng thép này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đáng chú ý, hơn 6,600 tỷ đồng là chi phí xây dựng cơ bản dở dang thuộc dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2).

Tương tự, hãng thương mại thép HMC cũng chuyển lỗ thành lãi 14 tỷ đồng trong quý 4/2023, với doanh thu tăng 24%.

Theo lý giải của HMC, Công ty có lãi trở lại nhờ tận dụng biến động của thị trường thép, mua vào bán ra hợp lý, giải phóng hàng tồn kho và tăng cường quay nhanh dòng tiền. “Nhìn chung, Công ty đã nâng cao công tác quản trị, tiết kiệm các chi phí quản lý, nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, mua hàng với giá vốn hợp lý, mở rộng địa bàn và ngành hàng kinh doanh, tận dụng tốt cơ hội trên thị trường và tăng cường liên kết chuỗi giá trị trong hệ thống sản phẩm của VNSteel”, HMC chia sẻ.

Còn Thép tấm lá Thống Nhất (UPCoM: TNS) cũng có lãi trong quý 4/2023, nhờ đầu tư công, sản lượng tiêu thụ gấp 5 lần cùng kỳ.

Theo chia sẻ từ Công ty, thị trường thép cán nguội đã hồi phục trong quý 4/2023, nhờ giải ngân vốn đầu tư công. Ngoài ra, Công ty cũng tích cực tìm kiếm khách hàng mới và nguồn hàng có giá cả hợp lý. Trong giai đoạn này, TNS ghi nhận sản lượng sản xuất tăng 433% và tiêu thụ tăng 425% so với cùng kỳ.

Sự chững lại của các ông lớn tôn mạ

Ở một diễn biến khác, các ông lớn tôn mạ tiếp tục ghi nhận doanh thu tăng trưởng và vẫn có lãi.

Đáng chú ý nhất, ông trùm tôn mạ Hoa Sen (HSG) ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 15%, đạt hơn 9 ngàn tỷ đồng. Lãi ròng ở mức hơn 100 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ tới 680 tỷ đồng. Tuy vậy, mức lãi này thấp hơn nhiều so với mức 440 tỷ đồng của quý 3.

Còn Thép Nam Kim (NKG) và Tôn Đông Á (GDA) lãi “còm” hơn 20 tỷ đồng trong quý 4/2023.

Kết quả kinh doanh quý 4 của các doanh nghiệp tôn mạ

Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Pomina và SMC chìm sâu trong khủng hoảng

Trong khi đó, vẫn có những công ty lỗ khủng vì những lý do riêng biệt.

Chẳng hạn, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSESMC) nối dài chuỗi ngày khủng hoảng với khoản lỗ ròng 330 tỷ đồng trong quý 4/2023. Nguyên nhân chính đến từ khoản trích lập dự phòng nợ xấu 300 tỷ đồng.

Tới cuối năm 2023, nợ xấu của SMC giữ nguyên ở mức gần 1,300 tỷ đồng, trong đó 98% là nợ ngắn hạn. Phần lớn đến từ các công ty bất động sản có liên quan tới Novaland. Đến nay, SMC đã trích lập dự phòng hơn 570 tỷ đồng.

Tương tự, Pomina (HOSEPOM) vẫn đắm chìm trong thua lỗ. Lãi vay chồng chất cùng với khoản lỗ khác khiến Pomina lỗ ròng 313 tỷ đồng trong quý 4/2024. Hiện hãng thép từng một thời lớn mạnh này đang gấp rút tái cấu trúc và huy động vốn từ nhà đầu tư chiến lược.

Nhu cầu và giá thép hồi phục trong năm 2024

Nhìn về năm 2024, các chuyên viên phân tích tại CTCK SSI kỳ vọng nhu cầu có thể phục hồi, đặc biệt tại thị trường nội địa. Họ đề cập tới sự hồi phục về sản lượng tiêu thụ trong những tháng cuối năm như lý do để kỳ vọng vào sự hồi phục. Trong giai đoạn từ tháng 9-11/2023, tiêu thụ thép xây dựng nội địa đã tăng 13% so với cùng kỳ, sau khi giảm 20% trong 8 tháng đầu năm.

“Chúng tôi kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép phục hồi hơn 6% trong năm 2024, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%”, các chuyên viên phân tích SSI cho biết. “Mức tiêu thụ thép trong năm 2024 sẽ được hỗ trợ nhờ tình hình vĩ mô và thị trường bất động sản khởi sắc hơn”.

Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), dự kiến tiêu thụ thép trong năm 2024 tăng 6.4%, đạt gần 21.6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ở mức tăng 12% lên gần 13 triệu tấn. Nhìn chung, triển vọng sản xuất thép của Việt Nam có thể sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2024 nhờ kỳ vọng nhu cầu thép thế giới phục hồi.

VSA cho rằng, nền kinh tế hiện đã ghi nhận một số điểm sáng về các chính sách tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được Chính phủ và các bộ, ngành ban hành.

Đồng thời, hoạt động giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông từ quý 3/2023 đã là những tín hiệu tích cực cho thị trường thép Việt Nam.

Do đó, VSA cũng dự báo về triển vọng sản xuất thép của Việt Nam có thể sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại.

Với kênh xuất khẩu, SSI Research dự báo sẽ duy trì tăng trưởng nhờ triển vọng nhu cầu toàn cầu tích cực.

Theo Hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến tăng 1.9% trong năm 2024 so với 1.8% năm 2023, trong đó nhu cầu của Mỹ và châu Âu lần lượt tăng 5.8% và 1.6% sau khi giảm 5.1% và 1.1% trong năm 2023. 

“Chúng tôi kỳ vọng sản lượng xuất khẩu sẽ cải thiện trong quý đầu tiên, do chênh lệch giữa giá thép ở Bắc Mỹ và châu Âu so với giá thép ở Việt Nam ngày càng tăng. Ngoài ra, châu Âu kiểm soát chặt hơn việc nhập thép bán thành phẩm do Nga sản xuất trong năm 2024 cũng sẽ hỗ trợ xuất khẩu thép Việt Nam sang châu Âu”, các chuyên viên phân tích cho biết.

Thiên Vân

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (11)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ Saigonres: Muốn khởi động lại việc phát hành 20 triệu cp, khi nào DXG trả hết nợ?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của SGR thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế gấp rưỡi so với năm trước. Tại đại hội, Chủ tịch Phạm Thu đề cập đến việc phát hành 20 triệu...

Tăng mạnh dự phòng rủi ro, HDBank vẫn tăng 47% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HOSE: HDB) lãi trước thuế gần 4,028 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, dù tăng...

HBC lãi ròng quý 1 gần 58 tỷ đồng

Trong bối cảnh cổ phiếu có thể bị hủy niêm yết nếu tiếp tục báo lỗ trong năm 2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) khởi đầu quý 1 với tín hiệu khá tích...

Sacombank tăng 11% lãi trước thuế quý 1, chất lượng nợ vay cải thiện

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế hơn 2,654 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước nhờ giảm...

ĐHĐCĐ BCG: Ông Kou Kok Yiow giữ chức Chủ tịch HĐQT

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) sáng ngày 27/04/2024 đã thông qua việc bầu ông Kou Kok Yiow giữ chức Chủ tịch HĐQT. Còn ông Nguyễn Hồ...

ĐHĐCĐ Petrolimex: Triển khai hóa đơn điện tử chỉ tốn hơn 1 tỷ đồng cho toàn hệ thống

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục...

ĐHĐCĐ BIDV: Phân khúc khách hàng 10 năm qua thay đổi ra sao?

Sáng 27/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) thông qua kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của...

Nhựa Bình Minh báo lãi quý 1 đi lùi 32%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) có doanh thu 1,003 tỷ đồng và lãi ròng 190 tỷ đồng. Cả hai chỉ tiêu này đều đi lùi so với cùng kỳ.

Vincom Retail lãi sau thuế quý 1 gần 1,083 tỷ đồng, tăng 6%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) báo lãi ròng gần 1,083 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98