Tiêu hủy 10 triệu viên Tamiflu hết hạn là lãng phí

15/09/2010 10:07
15-09-2010 10:07:35+07:00

Viện Khoa học & Công nghệ:

Tiêu hủy 10 triệu viên Tamiflu hết hạn là lãng phí

Một nhà khoa học chủ trì đề tài tái chế Tamiflu đầu tiên ở Việt Nam khẩn thiết đề nghị không nên tiêu hủy 10 triệu viên Tamiflu đã hết hạn như dự kiến của Bộ Y tế.

“Tiêu hủy thuốc Tamiflu hết hạn gây lãng phí ghê gớm và bỏ lỡ cơ hội để chúng ta hoàn thiện nghiên cứu thu hồi Oseltamivir Phosphate sạch, một hoạt chất không dễ gì sản xuất trong điều kiện nước ta hiện nay nếu đi từ nguyên liệu thô ban đầu”, PGS-TS Nguyễn Văn Hùng(*), Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, nói.

Trực tiếp phụ trách đề tài thăm dò khả năng tái chế Tamiflu, PGS Hùng cho biết, có thể khẳng định các nhà khoa học Việt Nam bước đầu đã thăm dò thành công quy trình tái chế Tamiflu ở quy mô phòng thí nghiệm.

Việc nghiên cứu tái chế Tamiflu để thu hồi hoạt chất Oseltamivir Phosphate là cần thiết dù Việt Nam và Trung Quốc là hai nước duy nhất trên thế giới có nguồn hồi dồi dào để sản xuất hoạt chất này. Oseltamivir Phosphate từ thuốc Tamiflu thành phẩm là hoạt chất sạch. Thu hồi được chúng là bỏ qua được toàn bộ quy trình ban đầu đi từ nguyên liệu hồi, vốn vô cùng phức tạp để đi đến Oseltamivir Phosphate mà Việt Nam không dễ gì có được trong ngắn hạn.

Nguồn tin từ Bộ Y tế hôm 12-9 cho biết, lô 9,7 triệu viên Oseltamivir Phosphate (tương đương Tamiflu) phòng chống cúm A/H5N1 sản xuất tại Việt Nam năm 2006 đang được xem xét tiêu hủy sau khi chúng hết hạn sử dụng từ tháng 2-2009. Lô thuốc được bốn doanh nghiệp trong nước sản xuất từ nguyên liệu Ấn Độ, với tổng trị giá 280 tỷ đồng. Từ 2006 đến nay, chúng vẫn được bảo quản tại bốn cơ sở đóng viên là Công ty Dược Vật tư Y tế Phú Yên, Công ty Imexpharm, Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long và Cty Stada Việt Nam. Cả bốn doanh nghiệp đều khẳng định, số thuốc này vẫn còn tốt, đảm bảo chất lượng, không biết vì sao không được gia hạn sử dụng.

Thực ra, vì tính cấp bách của việc sản xuất thuốc chống cúm A/H5N1, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho tiến hành đồng thời cả hai hướng nghiên cứu, tái chế Tamiflu để thu hồi hoạt chất Oseltamivir Phosphate sạch và sản xuất hoạt chất Oseltamivir Phosphate từ hồi (nguyên liệu thiên nhiên vốn chỉ dồi dào ở Việt Nam và Trung Quốc).

Từ kết quả nghiên cứu kéo dài 30 tháng (tháng 4-2006 đến tháng 10-2008) với kinh phí 4 tỷ đồng, các nhà khoa học ở ba đơn vị (Viện Hóa học, Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật và Trường ĐH Dược Hà Nội) nhận định Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất Oseltamivir Phosphate từ acid shikimic, phân lập từ quả hồi ở Việt Nam trên quy mô phòng thí nghiệm. Nhưng từ phòng thí nghiệm, chuyển sang quy mô sản xuất công nghiệp “đòi hỏi nỗ lực rất cao vì chúng ta chưa có kinh nghiệm và chưa có doanh nghiệp có đủ điều kiện để tiếp thu công nghệ”, PGS-TS Nguyễn Quyết Chiến, Viện Hóa học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, nói.

PGS-TS. Nguyễn Văn Hùng hiện là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Hóa-Sinh Biển (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), kiêm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học & Công nghệ, Hà Nội.

Về hướng thu hồi Oseltamivir Phosphate từ Tamiflu hết hạn, nhóm nhà khoa học ở Viện Hóa học, với nguồn kinh phí vỏn vẹn 100 triệu đồng, đã sớm làm chủ công nghệ tái chế quy mô phòng thí nghiệm chỉ sau 12 tháng thực hiện đề tài mang tính thăm dò. Mở rộng lên quy mô sản xuất công nghiệp theo hướng tái chế này, PGS-TS Nguyễn Văn Hùng nhận định, sẽ nhanh và ít tốn kém hơn nhiều so với nhánh nghiên cứu đi từ nguyên liệu ban đầu.

“Bệnh cúm có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào. Cúm gần như tồn tại song hành với sự tồn tại của con người. Việt Nam là nước nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, việc dự trữ thuốc cho một quốc gia 100 triệu dân là hết sức cần thiết. Nghiên cứu tái sử dụng thuốc hết hạn, và nghiên cứu tự sản xuất thuốc là việc làm khẩn thiết”, PGS-TS Nguyễn Văn Hùng khuyến cáo.

Về kế hoạch tiêu hủy gần 10 triệu viên Tamiflu hết hạn, PGS Hùng cho rằng, cần hết sức cân nhắc: “Trong thực tế hiện nay, giải pháp tinh chế lại hoạt chất Oseltamivir phosphate từ Tamiflu hết hạn sử dụng là tối ưu. Tuyệt đối không nên vì thấy có vấn đề trong kinh doanh mà lại nghĩ đến việc tiêu hủy một lượng lớn Tamiflu một cách đơn giản như thế”.

Ông nhấn mạnh việc bảo quản số thuốc đó không khó và tốn phí không nhiều so với lợi ích thu được sau khi tái chế.

Quốc Dũng

Tiền Phong 

 





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Dự thảo Nghị định DPPA tập trung vào việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; giữa đơn vị phát điện và...

Thị trường tín chỉ carbon TP.HCM và những câu hỏi

Nắng nóng bao vây con người mọi lúc mọi nơi. Chưa bao giờ mà người dân khắp cả nước trải qua một kỳ nghỉ lễ 30/04-01/05… cháy bỏng như năm nay. Điều này đã thật sự...

4 tháng đầu năm 2024, cả nước mới giải ngân vốn đầu tư công hơn 115,000 tỷ đồng

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang...

Alibaba có thể đầu tư 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam?

Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng đầu năm 2024

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1.55 triệu lượt, cao hơn 58.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế...

Số lượng nhà cung ứng cho Apple tại Việt Nam cao thứ 4 toàn cầu

Báo cáo của Apple về danh sách nhà cung ứng toàn cầu cho thấy Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 4 thế giới.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước đạt trên 522 ngàn tỷ đồng

Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhờ...

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong tháng 4/2024 ước tính tăng 0.8% so với tháng trước và tăng 6.3% so với cùng kỳ năm trước.

TP.HCM xin tự quyết định vị trí việc làm đặc thù

TP.HCM phát sinh nhiều vị trí việc làm đối với công chức, viên chức thực sự cần thiết và phù hợp nhưng lại chưa có trong quy định tại thông tư của các bộ, ngành...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98