Công ty chứng khoán vào 'giai đoạn sinh tử'

23/03/2011 15:41
23-03-2011 15:41:57+07:00

Công ty chứng khoán vào 'giai đoạn sinh tử'

Đối mặt với thách thức không kém gì năm 2008, “miếng bánh” chứng khoán có thực sự hấp dẫn khi số lượng các CTCK tuyên bố giải thể, sát nhập ngày một tăng lên?

Thị trường chứng khoán ảm đạm kéo theo một tương lai không mấy sáng sủa cho hầu hết các công ty chứng khoán ở Việt Nam

Nhìn từ lợi nhuận năm 2010

Theo báo cáo tài chính năm 2010 của CTCK SSI, mức lãi sau thuế của công ty này là 687 tỷ đồng, tuy không hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng vượt trội so với toàn thị trường. Điều này cho thấy khả năng sinh lời đáng kinh ngạc và sự thông minh trong điều hành của lãnh đạo SSI. Tỷ trọng doanh thu các mảng kinh doanh được đa dạng hóa, trong đó tự doanh 50%, ngân hàng đầu tư 7%, doanh thu khác 30%, môi giới 10%. Để thực hiện được điều này, chắc chắn danh mục đầu tư của công ty phải là kho “của để dành” trong thời điểm khó khăn. Đồng thời, chiến lược phát triển của SSI đón đầu được xu thế chung của ngành, không chỉ cung cấp dịch vụ tài chính mà còn hoạt động đầu tư trên thị trường tiền tệ.

Trái ngược lại với CTCK hàng đầu này, cảnh thua lỗ, lợi nhuận rất thấp trong năm 2010 thường thấy với các CTCK khác như KLS, BVS, VND v.v… Lý do cơ bản là: thị trường không thuận lợi, trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư, và doanh số môi giới giảm sút. Thời điểm khó khăn như hiện nay khiến 102 CTCK tính đến việc thu hẹp, sát nhập và giảm số lượng.

Tìm kiếm nguồn thu nhập chính

Tự doanh là nguồn thu nhập chính của các CTCK nhờ việc kinh doanh chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết, thông thường chiếm 60-70% tổng thu nhập của các công ty. Với thị trường khó khăn về thanh khoản cũng như rủi ro về chính sách tiền tệ và thông tin, mảng nghiệp vụ này trở thành phản tác dụng, gây ra các chi phí dự phòng lớn trong khi nguồn thu nhập hạn chế. Điển hình như CTCK Kim Long thua lỗ 172 tỷ đồng, Bảo Việt lỗ 92 tỷ đồng.

Với trường hợp của FPTS, từ mức lỗ lũy kế là 227 tỷ đồng cuối năm 2008 do tự doanh, sau 2 năm thay đổi chiến lược (cắt giảm đầu tư, tập trung sang môi giới và tư vấn), CTCK này đã đảo ngược được tình thế, đạt lợi nhuận chưa phân phối cộng dồn 69 tỷ đồng vào năm 2010. Nhờ khai thác thế mạnh công nghệ thông tin, sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ và sự quyết liệt trong quản trị điều hành (loại bỏ mảng kinh doanh không hiệu quả), do vậy, thị phần môi giới của FPTS tăng đáng kể đến 4,16%, nằm trong top 10 về nghiệp vụ môi giới. Theo công bố mới nhất của Sở GDCK HCM (HOSE), Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất là TLS, SSI, SBS v.v… đã chiếm đến hơn 50% thị phần. Miếng bánh môi giới còn lại được chia cho 92 CTCK khác, trung bình dưới 0,54%/công ty! Cần nói rõ thêm, doanh số môi giới đã được “bơm thổi” lên nhiều lần so với 3-4 năm trước nhờ áp dụng đòn bẩy tài chính, vì vậy, nguồn vốn cho khách hàng vay giờ đây là vấn đề đau đầu với những CTCK thiếu tiềm lực tài chính.

Thay đổi chiến lược

Chiến lược phòng thủ mà một số CTCK vừa và nhỏ (có mức vốn điều lệ dưới 200 tỷ) thực hiện là loại bỏ tự doanh, chỉ cung cấp dịch vụ môi giới và tư vấn. Trong điều kiện thị trường hiện nay, tổng giá trị thị trường giao dịch dưới 1.000 tỷ đồng/phiên, với thị phần môi giới dưới 0,5%, doanh số môi giới trung bình chỉ vào khoảng dưới 400 triệu đồng/tháng, khó có thể bù đắp được chi phí thuê mặt bằng, công nghệ thông tin, lương nhân viên. Ngoài việc xác định thế mạnh của mình, CTCK phải khoanh vùng khách hàng chiến lược, xây dựng nhân sự, sản phẩm phục vụ nếu muốn giữ chân khách để có phí môi giới ổn định. Thêm vào đó, mảng tư vấn không có nhiều room cho các CTCK ít tên tuổi mà chỉ dành cho các CTCK có thương hiệu và nhân sự tốt. Do vậy, hầu hết các CTCK không đủ sức cạnh tranh đã chọn giải pháp bán cổ phần cho đối tác nước ngoài như trường hợp của CTCK Nhật Bản, Hướng Việt bán lại cho Morgan Stanley; hoặc sáp nhập, thâu tóm (Vincom Securities bán toàn bộ phần môi giới cho CTCK VP Bank).

Chiến lược tích cực hơn mà các CTCK Top 10 như SSI, HSC, Thăng Long đang áp dụng phổ biến là lấy mảng ngân hàng đầu tư (investment banking - IB) làm nòng cốt để tìm kiếm các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, đánh giá và tư vấn chào bán cổ phần doanh nghiệp. Thông qua IB, bộ phận tự doanh sẽ đề xuất đầu tư vào các doanh nghiệp đó với khoản đầu tư lớn, mức giá ưu đãi, thấp hơn so với trên thị trường. Cho dù doanh nghiệp là công ty vốn cổ phần tư nhân (private equity) hay công ty đại chúng, họ sẽ tham gia HĐQT hay ban kiểm soát/điều hành để nắm bắt, đánh giá tình hình kinh doanh tốt hơn so với việc mua bán chứng khoán trên sàn mà không tham gia điều hành doanh nghiệp, như trường hợp của CTCK Hòa Bình (HBS) tham gia trong HĐQT của CTCP Vimedimex mà chính HBS tư vấn. Rõ ràng, chiến lược đầu tư thành công của các CTCK lớn phải “mua tận gốc, bán tận ngọn”, đi theo hướng phát triển có chiều sâu hơn là sự phát triển ồ ạt theo chiều rộng thời kỳ 2005 - 2007. Thêm vào đó, quy mô vốn và sức khỏe tài chính của các CTCK là yêu cầu tối quan trọng để tích trữ được kho “hàng hóa” đầu tư tốt, phòng trường hợp thị trường xấu vẫn đảm bảo quyền lợi cho cổ đông. Các CTCK trong top 5 như SSI, Sacombank Securities, TLS, ACBS đều có mức vốn trên 1.000 tỷ đồng.

Chuyển đổi mô hình

Chủ tịch HĐQT của SSI đã tuyên bố bỏ hẳn mảng tự doanh của CTCK này từ năm 2010 và chuyển sang Công ty Quản lý quỹ (CTQLQ) - SSIAM để tránh sự xung đột lợi ích với khách hàng. Hành động này không gây bất ngờ như cú sốc rút lui của CTCK Kim Long (rất mạnh tay đầu tư chứng khoán niêm yết), khi CTCK này tuyên bố chuyển đổi mô hình, bỏ giấy phép môi giới và tư vấn để trở thành Tập đoàn đầu tư Kim Long. Phải chăng “chiếc áo” CTCK không còn vừa với nhiều pháp nhân, hay nói cách khác, CTCK cần có mô hình hoạt động phù hợp hơn?

Với mức vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, quy mô của SSI không thua kém gì với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) bậc trung trên thị trường. Hơn thế nữa, mô hình combo này là sự kết hợp giữa CTCK và CTQLQ, đã chứng tỏ sự linh hoạt khi đầu tư song song trên cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Sau đợt phát hành 2.000 tỷ trái phiếu chuyển đổi (SSICB2010) đầu năm 2010, CTCK này tận dụng được nguồn vốn giá rẻ với chi phí 4%/năm để có thể kinh doanh trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao từ 12-20%/năm (tùy từng thời điểm) hoặc tìm cơ hội đầu tư khác trên thị trường vốn. Điều này góp phần lý giải kết quả kinh doanh vượt trội của SSI trong năm 2010.

Bên cạnh đó, mô hình độc lập tương đối mà nhiều CTCK lớn áp dụng như Thăng Long, ACBS, Agriseco đều phải dựa trên thế “kiềng ba chân” (NHTMCP - CTCK - QLQ). Trong đó, vai trò NHTMCP là cung ứng vốn, giúp CTCK hoạt động thuận lợi trên thị trường tiền tệ, cũng như hỗ trợ tìm kiếm khách hàng cho mảng IB. Nhiệm vụ của CTCK chỉ chuyên về cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng (môi giới, tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ cá nhân khác). Mảng đầu tư chứng khoán được chuyển giao cho CTQLQ, thường là công ty con mà CTCK hay NHTMCP sở hữu cổ phần chi phối, quản lý danh mục đầu tư và ủy thác. Lợi thế nhất của việc chuyển tự doanh sang CTQLQ là tuân thủ Thông tư 226 của Bộ Tài chính về đảm bảo an toàn vốn cho CTCK cũng như khả năng sở hữu danh mục chứng khoán chưa niêm yết (OTC), vốn cổ phần tư nhân. Các CTCK không áp dụng theo mô hình khung này nhiều khả năng sẽ phải sáp nhập để có sức cạnh tranh tốt hơn hoặc đối mặt với nguy cơ giải thể.

Trở lại với trường hợp của Kim Long hay Vincom Securities, tại sao các CTCK này không lựa chọn mô hình phù hợp hơn: thành lập ra CTQLQ để chuyển giao danh mục đầu tư, tập trung vào mảng dịch vụ tài chính? Cách xử lý đột ngột, gây ra tâm lý hụt hẫng khi Kim Long cởi trói khỏi mác CTCK để mở rộng hạng mục đầu tư, Vincom quay trở lại mảng bất động sản truyền thống. Có lẽ vị ngọt của chứng khoán không là fastfood theo cách họ kỳ vọng!?

Anh Quân

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch PDR: Dự kiến đưa ra thị trường 4 đến 6 dự án trong quý 2-3/2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức sáng 26/04, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) hé lộ kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường trong năm...

ĐHĐCĐ HDBank: Kế hoạch tăng trưởng năm thứ 12 liên tiếp

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HOSE: HDB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để thảo luận về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và...

ĐHĐCĐ IDC: Năm thứ 3 duy trì cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40%, kế hoạch chuyển sàn qua HOSE

Sáng 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) diễn ra nhằm thông qua kế hoạch lãi trước thuế hơn 2,500 tỷ đồng, cổ tức năm 2023 bằng...

ĐHĐCĐ Eximbank: Bầu Chủ tịch Bamboo Capital vào HĐQT

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn, dời trụ sở...

Doanh thu quý 1 tăng ngàn tỷ, vì sao lợi nhuận Sabeco chỉ nhích nhẹ?

Nhu cầu tiêu thụ bia cải thiện giúp doanh thu quý 1/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) tăng gần 1,000 tỷ đồng so với cùng...

ĐHĐCĐ Sacombank: Điểm cuối của hành trình tái cơ cấu

Sáng ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Lợi nhuận quý 1 của TIP gấp hơn 2 lần cùng kỳ

Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng của CTCP Cà phê Olympic, CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HOSE: TIP) báo lãi ròng quý 1/2024 gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt hơn...

ĐHĐCĐ HTI: Muốn lấn sân mảng khu công nghiệp

“Thời gian tới, mục tiêu cốt lõi của công ty là phát triển dự án mới. Trong đó, có mảng khu công nghiệp và cụm công nghiệp” - ông Nguyễn Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT...

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98