123mua.vn đắt hay rẻ?

19/07/2014 10:49
19-07-2014 10:49:00+07:00

123mua.vn đắt hay rẻ?

Tuần qua, VNG đã bán website 123mua.vn cho FPT, trong đó chuyển giao toàn bộ công nghệ và hệ thống. Cùng với Sendo.vn, FPT kỳ vọng 123mua.vn sẽ giúp khách hàng mua sắm trực tuyến có nhiều trải nghiệm. Giá trị của thương vụ này rơi vào khoảng 5,5-10 tỉ đồng.

* FPT mua sàn thương mại điện tử của VNG

Dù giá nào đi chăng nữa, theo giới đầu tư đồn đoán đây là một giá “rất hời” cho FPT. Vậy thực, hư thương vụ này thế nào?

Vụ chuyển nhượng đình đám

Đại diện FPT cho biết vừa đạt được thỏa thuận mua lại sàn thương mại điện tử 123mua.vn của Công ty Cổ phần VNG và được bình chọn trong Top 5 website thương mại điện tử (TMĐT) uy tín, chất lượng tại VN với khoảng gần 6 triệu lượt truy cập và khoảng 2.500 gian hàng mới đăng ký hàng tháng. Hiện website này bán 80.000 sản phẩm, chủ yếu là các mặt hàng thời trang và công nghệ.

Hợp đồng này sẽ được FPT tiếp quản và thực hiện. Theo lãnh đạo FPT, việc mua lại 123mua.vn được kỳ vọng sẽ mang lại thêm nhiều tiện ích mới cho người dùng như dịch vụ giao hàng toàn quốc, mua hàng thanh toán tiền mặt...

Sau khi được mua lại, 123mua sẽ thuộc về Sendo.vn, một đơn vị kinh doanh thương mại điện tử của FPT. Theo đó, Sendo.vn sẽ tiếp cận khách hàng của 123mua.vn, ngược lại các cửa hàng của sàn sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ và hưởng nhiều tiện ích từ mô hình vận hành hỗ trợ của Sendo.vn. ÔngTrần Hải Linh -TGĐ sàn Sendo.vn cho biết: "Đây là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của Sendo.vn trong năm 2014 và giai đoạn tiếp theo và cũng là cam kết lâu dài của FPT trong việc phát triển thương mại điện tử tại VN…”

Cơ hội đã nhìn rõ, song, một số nhà đầu tư đặt dấu hỏi bởi họ không hiểu hiểu hành động của FPT trong thương vụ này là gì ? Thực tế cho thấy, mảng TMĐT trong thời gian qua của VNG hoàn toàn không thành công. VNG đã tiến hành đóng cửa 123.vn, cắt giảm nhiều nhân sự và không còn nằm trong kế hoạch của VNG do doanh thu không đạt được như kỳ vọng…

Tuy nhiên từ vụ mua 123mua.vn cho thấy, những động thái gần đây của FPT có vẻ đang muốn vươn lên vị trí số 1 trong lĩnh vực này. Vì vậy, họ xem 123mua.vn của VNG là một đối thủ nặng kí, trong đó cả về lượng traffic lẫn khách hàng, cho nên khi đối thủ có dẫu hiệu chững lại, họ sẽ tiến hành mua bán. Theo các chuyên gia, điều này rất dễ hiểu, khi một Cty đang muốn vươn lên dẫn đầu, mua lại dự án TMĐT của một Cty hàng đầu trong nước sẽ tạo được uy tín, vị thế của mình, chưa kể thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư.

Một mũi tên, nhắm hai đích ?

Như hầu hết các thương vụ M&A khác, giá trị mua bán không được tiết lộ. Tuy nhiên, cái giá mà VNG gả bán cho FPT là 5,5-10 tỷ đồng với toàn bộ hệ thống, thông tin khách hàng, các hợp đồng khách hàng hiện có liệu nhắm tới mục đích gì ? Theo tính toán 123mua.vn hiện có khoảng 800 gian hàng trả phí, trung bình mỗi gian hàng trả khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể nguồn doanh thu khác từ quảng cáo và các dịch vụ giá trị gia tăng có thể phát sinh. Theo ông Nguyễn Thế Phương - Phó TGĐ FPT, vấn đề đắt hay rẻ không phải là mục tiêu của chúng tôi. Bởi thương vụ này FPT muốn tìm một đích xa hơn là đàm phán và hoàn tất thủ tục thành lập một liên doanh với Cty Nhật Bản trong lĩnh vực TMĐT tại VN. Cùng với việc mua 123 mua.vn, dự án này sẽ phát triển song song cùng với Sendo.vn mà Cty CP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) phát triển từ tháng 9/2012. Hiện tổng số vốn góp cho dự án này vào khoảng 5-6 triệu USD và chúng tôi sẽ triển khai rộng trên cả nước.

Trước thương vụ này, theo dự đoán có thể FPT sẽ tách dự án TMĐT Sendo ra khỏi FPT Online và thành lập Cty CP Công nghệ Sen Đỏ hợp tác liên doanh cùng SBI Investment. Như vậy, đơn vị thực sự sở hữu 123mua.vn sau thương vụ chuyển nhượng sẽ là Cty CP Công nghệ Sen Đỏ. Đây chính là nơi hội tụ nhiều yếu tố giúp cả hai sản phẩm 123mua.vn và Sendo.vn có nhiều cơ hội để phát triển bền vững hơn. Và điều này lý giải câu hỏi vì sao VNG đồng ý hợp tác cùng FPT trong thương vụ này trước các đối tác tiềm năng khác như VC Corp, Rocket Internet, Vật Giá,…

Cơ hội cho những DN biết đón đầu

Dù có đích nào đi chăng nữa, thì việc mua bán chuyển nhượng là câu chuyện rất bình thường. Việc thâu tóm nhau diễn ra thường xuyên và liên tục. Mặt khác, VNG đã chuẩn bị cho việc chia tay với 123mua.vn vào cuối năm 2013 như hai dự án trước đây là Zing Deal và 123.vn.

Theo giới đầu tư việc “chọn bạn mà chơi” đã thể hiện đẳng cấp của VNG bởi quá trình chọn mặt gửi vàng và được cân đo đong đếm kỹ lưỡng. VNG chỉ dành chỗ cho những đối tác thực sự phù hợp. Ở đây, FPT chính là sự lựa chọn của họ trong thương vụ chuyển nhượng 123mua.vn.

Tại sao VNG không đóng cửa hẳn 123mua.vn ? Liệu VNG chưa thực sự nói lời đoạn tuyệt với TMĐT mà chỉ là dừng lại, tập trung nhiều hơn cho cốt lõi kinh doanh chính để phát triển bền vững và đợi chờ thời điểm tốt hơn ? Nếu tiếp tục duy trì 123mua.vn trong khi thị trường vẫn còn nhỏ và phân mảnh, thì việc chuyển nhượng về một Cty có nền tảng và nhiều tiềm năng phát triển như FPT có thể coi là một quyết định sáng suốt của VNG.

Theo kiểm toán PWC, TMĐT là thị trường đầy tiềm năng tại VN với 90 triệu người tiêu dùng, có mức thu nhập ngày càng tăng. Ngoài ra, số người dùng Internet sẽ tăng từ 30 triệu năm 2011 lên 37 triệu vào năm 2016 (theo BMI) cùng sự phát triển nhanh đường truyền Internet tốc độ cao giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hình thức mua sắm trực tuyến.

Hiện nay trong top 5 website bán lẻ hàng đầu VN, trong đó có tới 4 website là của các DN trong nước như Vatgia.com, , 5giay.vn, Enbac.com,Thegioididong.com đang là những website bán lẻ có lượng truy cập lớn nhất tại VN.

Dù có nhiều thông tin trái chiều và con số khác nhau song nếu coi đây là món hời dành cho FPT hẳn không hoàn toàn chính xác.

Theo hãng nghiên cứu comScore, chỉ duy nhất VN có số lượng website bán lẻ trực tuyến thuộc DN nội chiếm ưu thế áp đảo trong top 5. Trong khi đó, top 5 website bán lẻ tại các quốc gia khác ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines hay Singapore đa phần đều nằm trong tay DN nước ngoài. Điều này có thể thấy các DN TMĐT VN chiếm vị thế đáng nể. Cũng cần lưu ý thêm VN, Thái Lan và Indonesia đang là 3 thị trường internet nóng nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với dân số đông và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, đây đều là những quốc gia đầy tiềm năng cho các nhà kinh doanh trực tuyến khai thác. Sức nóng đó không chỉ thu hút các Cty TMĐT địa phương mà còn khiến cho hàng loạt ông lớn trên thế giới liên tục đổ tiền vào khu vực này.

Chiếm 50% lượng người truy cập trên tổng lượng truy cập của cả 5 website dẫn đầu, Vatgia.com là mô hình số một tại thị trường bán lẻ trực tuyến VN năm 2013. Với khoảng 24.000 cửa hàng đăng ký tham gia bán sản phẩm, hơn 1,2 triệu lượt truy cập mỗi ngày và đạt giá trị giao dịch 4.000 tỉ đồng/năm. Lazada.vn cũng là website bán lẻ trực tuyến có lượng truy cập cao thứ hai VN (theo comScore). Không chỉ mạnh ở VN, Lazada cũng đang là mô hình bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Thái Lan và Indonesia. Rocket Internet là cty sở hữu website này. Cty này vừa kêu gọi thành công thêm 120 triệu USD đầu tư cho 2 website bán lẻ thời trang là Zalora (tại VN với phiên bản Zalora.vn) và Iconic (ở Úc) và tăng thêm 250 triệu USD vốn đầu tư cho Lazada.

Có thể nói, mặc dù các DN TMĐT trong nước sẽ tiếp tục phải đối đầu với áp lực từ phía những đối thủ ngoại, nhưng nhận thấy thị trường TMĐT đầy tiềm năng và nên FPT đã nhảy vào cuộc. Và cơ hội cho những ai biết đi trước đón đầu những cơ hội này. Hy vọng với việc mua 123mua.vn sẽ là cơ hội để FPT nhảy vào thị trường TMĐT đang nhiều cạnh tranh thách thức nhưng hứa hẹn rất nhiều tiềm năng này.

Công ty Nghiên cứu Thị trường World Startup Report đã xuất bản báo cáo về các công ty kinh doanh internet toàn cầu với sự có mặt của 50 nước đến từ 6 châu lục, trong đó, 3 công ty kinh doanh internet lớn nhất của từng nước sẽ được lựa chọn.

Tại VN, có 3 công ty đó là Cty Cổ phần VNG, CTCP Truyền thông VN (VC Corp) và CTCP Vật giá VN (Vật Giá). Cụ thể, VNG được định giá 1 tỉ USD (21.240 tỉ đồng); VC Corp 125 triệu USD (2.655 tỉ đồng); Vật Giá 75 triệu USD (khoảng 1.593 tỉ đồng).

Cả 3 cty này đều có thâm niên hoạt động dưới 10 năm. Trong đó VNG được thành lập từ năm 2004 chuyên về trò chơi trực tuyến, các trang giải trí như Zing.vn và Zalo. VN Corp được thành lập năm 2011, hiện đang quản lý các trang báo mạng, thương mại điện tử và mạng xã hội. Vật Giá ra đời năm 2006 và đang quản lý 20.000 gian trực tuyến với lượng phân phối trong năm vào khoảng 3.000 tỉ đồng.


P. Hà

DDDN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ VietABank: Kế hoạch lãi trên ngàn tỷ, chia thưởng tỷ lệ 39%

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận, thông qua các tờ trình quan trọng như kế hoạch kinh...

Chủ tịch PDR: Dự kiến đưa ra thị trường 4 đến 6 dự án trong quý 2-3/2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức sáng 26/04, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) hé lộ kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường trong năm...

ĐHĐCĐ HDBank: Kế hoạch tăng trưởng năm thứ 12 liên tiếp

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HOSE: HDB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để thảo luận về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và...

ĐHĐCĐ IDC: Năm thứ 3 duy trì cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40%, kế hoạch chuyển sàn qua HOSE

Sáng 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) diễn ra nhằm thông qua kế hoạch lãi trước thuế hơn 2,500 tỷ đồng, cổ tức năm 2023 bằng...

ĐHĐCĐ Eximbank: Bầu Chủ tịch Bamboo Capital vào HĐQT

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn, dời trụ sở...

Doanh thu quý 1 tăng ngàn tỷ, vì sao lợi nhuận Sabeco chỉ nhích nhẹ?

Nhu cầu tiêu thụ bia cải thiện giúp doanh thu quý 1/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) tăng gần 1,000 tỷ đồng so với cùng...

ĐHĐCĐ Sacombank: Điểm cuối của hành trình tái cơ cấu

Sáng ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Lợi nhuận quý 1 của TIP gấp hơn 2 lần cùng kỳ

Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng của CTCP Cà phê Olympic, CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HOSE: TIP) báo lãi ròng quý 1/2024 gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt hơn...

ĐHĐCĐ HTI: Muốn lấn sân mảng khu công nghiệp

“Thời gian tới, mục tiêu cốt lõi của công ty là phát triển dự án mới. Trong đó, có mảng khu công nghiệp và cụm công nghiệp” - ông Nguyễn Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT...

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98