Doanh nghiệp bất động sản kiệt sức

23/09/2021 08:11
23-09-2021 08:11:38+07:00

Doanh nghiệp bất động sản kiệt sức

Sau 4 làn sóng dịch Covid-19, đặc biệt là làn sóng thứ 4 bùng phát mạnh từ mấy tháng qua đã khiến hầu hết công ty bất động sản kiệt sức, nhiều công ty đã đóng cửa.

Các dự án đóng băng về giao dịch khiến doanh nghiệp cũng điêu đứng. ẢNH: ĐÌNH SƠN

Đóng cửa, chuyển nghề

Liên hệ với ông Thành, chủ Công ty bất động sản (BĐS) T.L, trụ sở chính ở Q.Tân Bình, TP.HCM, chuyên bán đất nền vùng ven TP.HCM, có 1 trụ sở văn phòng chính và 2 chi nhánh. Trước dịch, công ty có 300 nhân viên, nhưng đến nay đã đồng loạt trả mặt bằng, đóng cửa công ty và cho nhân viên về quê. Theo lãnh đạo công ty này, hiện các công ty BĐS đang gặp nhiều khó khăn khi khách hàng, nhà đầu tư đã ký hợp đồng mua nền đất của công ty không có tiền thanh toán, nhiều người thậm chí đòi thanh lý hợp đồng, chấp nhận chịu phạt. “Hiện nay công ty cũng chưa có kế hoạch mở cửa trở lại, chờ qua hết năm nay tính tiếp, bởi nếu mở ra mỗi tháng chi phí khoảng 3 tỉ đồng, trong khi nhân viên đã về quê hết, nên muốn mở cửa cũng không được. Mà mở cửa, khách hàng đòi thanh lý hợp đồng, công ty không có nhiều tiền mặt để trả lại vì tiền đang nằm trong các dự án”, ông Thành chia sẻ.

Nếu không có sự hà hơi, tiếp sức, nhất là chính sách tín dụng và thủ tục hành chính được nới lỏng thì trong thời gian tới, các DN BĐS sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí phá sản hàng loạt.

Một chuyên gia BĐS nhận định

Nhiều tháng qua, một công ty có dự án BĐS nghỉ dưỡng khá lớn tại tỉnh Bình Thuận và Phú Quốc điêu đứng vì hàng bán không được, nhưng tiền vẫn phải chi ra để thi công dự án, lương, các chi phí vốn, lãi suất ngân hàng… khiến doanh nghiệp (DN) này kiệt sức. Những khó khăn chưa dừng lại ở đó, bởi khi dịch Covid-19 bùng phát khiến việc thi công dự án chậm so với cam kết trong hợp đồng với khách hàng. Đúng lúc khách hàng cũng gặp khó về tài chính nên quay lại đòi thanh lý hợp đồng, lấy lại tiền. Lãnh đạo công ty này thú nhận, đã cắt giảm 40 - 50% lương tùy vị trí công việc nhưng đến 2 tháng nay, công ty vẫn không thể kham nổi, đành phải nợ lương nhân viên. “Nếu tình hình khó khăn này kéo dài có thể những khó khăn sẽ càng thêm trầm trọng, chưa biết sẽ thế nào”, vị này nói.

Lãnh đạo một tập đoàn BĐS có tiếng tại TP.HCM cũng thừa nhận đã quá sức chịu đựng khi thời gian trước TP.HCM siết chặt, gần như các dự án mới không thể triển khai. Hàng chục dự án của công ty “đứng hình” khoảng 3 năm nay. Để duy trì hoạt động, công ty chủ động tiến về các tỉnh nhưng một số dự án vừa đưa vào kinh doanh, vận hành thì dịch ập đến khiến giao dịch bị chặt đứt. “Đặc thù của BĐS là tài sản lớn nên trước khi xuống tiền, khách hàng phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và đặc biệt là phải đi xem thực tế để biết rõ về tiến độ và pháp lý có đảm bảo hay không. Nhưng nay, các địa phương phong tỏa nên khách hàng không thể đi xem dự án, đồng nghĩa với việc không có giao dịch, không có doanh thu, lợi nhuận. Gay go nhất là các khách hàng đã ký hợp đồng mua BĐS cũng xin hoãn đóng tiền với lý do khó khăn. Công ty đang tính đến chuyện dần thoát khỏi BĐS để chuyển sang làm nông nghiệp”, vị này thừa nhận.

Chỉ những công ty niêm yết có lãi?

Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, khi dịch bệnh xảy ra, tất cả DN, ngành nghề đều “đuối” nhưng một số DN BĐS vẫn có lãi lớn và chủ yếu tập trung ở nhóm DN đã niêm yết trên sàn chứng khoán, còn các công ty địa ốc chưa lên sàn hầu như khó có được kết quả kinh doanh tích cực. Như Công ty CP đầu tư Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland) công bố doanh thu thuần quý 2 đạt 2.543 tỉ đồng, lãi sau thuế 1.312,9 tỉ đồng, tăng lần lượt 258% và 50% so với cùng kỳ năm trước, phần lớn hưởng lợi từ việc bàn giao các dự án trọng điểm như Saigon Royal, Aqua City, NovaHills Mui Ne, Victoria Village, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet… Hay Tập đoàn Đất Xanh công bố doanh thu thuần quý 2 đạt tới 3.563 tỉ đồng, tăng gấp 7,4 lần so với cùng kỳ 2020 và lợi nhuận sau thuế gần 479 tỉ đồng… Sở dĩ có tình trạng này, theo ông Trần Khánh Quang, các DN BĐS niêm yết được hưởng lợi nhờ lực đỡ rất lớn từ thị trường chứng khoán.

Thời gian qua, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ đã giúp DN BĐS niêm yết trên sàn có điều kiện thuận lợi trong việc huy động và điều phối dòng vốn, từ đó có điều kiện hoạch định và phân bổ lợi nhuận tốt hơn. Một đặc thù của ngành BĐS là chỉ khi bàn giao nhà, nền đất, sản phẩm mới được ghi nhận doanh thu theo tiêu chuẩn kế toán hiện hành.

Trung bình một dự án từ lúc chào bán đến khi bàn giao sản phẩm thường có độ trễ một vài năm. Chính vì đặc thù ghi nhận doanh thu này mà các DN niêm yết không phụ thuộc tình hình chào bán sản phẩm trong kỳ để kiểm toán mà có thể chủ động sắp xếp kế hoạch lợi nhuận theo trình tự bàn giao nhà cuốn chiếu. Điều này lý giải vì sao thị trường BĐS trầm lắng suốt quý 2 nhưng các DN BĐS vẫn báo doanh thu và lợi nhuận cao vì đó là doanh thu của những dự án đã bán trước đó.

Một chuyên gia BĐS cũng đồng quan điểm khi cho rằng việc nhiều DN, nhất là các DN niêm yết công bố doanh thu, lợi nhuận khủng trong kỳ thường không phản ánh đúng bản chất hoạt động kinh doanh. Bởi chu kỳ kinh doanh của nhóm ngành BĐS có sự khác biệt so với ngành khác.

Chẳng hạn, chu kỳ ghi nhận doanh thu, lợi nhuận và kinh doanh dài hơn so với các ngành như thép, chứng khoán, ngân hàng... Vì tính chất này mà kết quả kinh doanh của nhiều DN BĐS có doanh thu, lợi nhuận cao nhưng thực chất thời điểm này gặp nhiều khó khăn hơn so với các lĩnh vực khác. Một chuyên gia BĐS nhận định: Nếu không có sự hà hơi, tiếp sức, nhất là chính sách tín dụng và thủ tục hành chính được nới lỏng thì trong thời gian tới, các DN BĐS sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí phá sản hàng loạt.

Đình Sơn

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh tra 19 DN bất động sản, kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.400 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, qua thanh tra 19 doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.400 tỷ đồng. Hết năm 2023, vẫn có một số “ông lớn” như Handico nợ...

Phó Thủ tướng: Định giá đất phải khách quan, minh bạch, không để giá đất biến động nóng

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, quy định về định giá đất cần bảo đảm nguyên tắc khách quan, minh bạch, điều hòa nguồn thu từ đất cho Nhà nước, người dân, doanh...

TPHCM: Đơn vị thẩm định giá đất có hiện tượng 'đi đêm' với nhà đầu tư?

Theo Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM, có hiện tượng một số đơn vị tư vấn “đi đêm” với nhà đầu tư để nhận thêm thù lao thẩm định giá ngoài quy định của hợp đồng thẩm...

TP HCM: Giữ nguyên diện tích tối thiểu tách thửa đất ở, đất nông nghiệp

Theo dự thảo quyết định thay thế Quyết định 60/2017, các thửa đất trước và sau khi tách thửa đều phải tiếp giáp với đường giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền...

Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn

Việc chuyển nhượng các mặt bằng không qua đấu giá, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco) đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 45 tỉ đồng.

HoREA đề nghị phân biệt rõ giữa đấu thầu và đấu giá sử dụng đất

Tại văn bản góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất...

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mẫu sổ hồng, sổ đỏ mới

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mẫu mới về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng, sổ đỏ).

Chủ đầu tư dự án IFC One Saigon bị cưỡng chế thuế gần 30 tỷ đồng

Theo quyết định của Cục thuế TPHCM ngày 23/04/2024, CTCP Sài Gòn One Tower sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử...

Lý do khiến hơn 2.700 căn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

Ngoài 7.200 căn đủ điều kiện và đã được cấp sổ hồng, TP.HCM vẫn còn hơn 2.700 căn nhà ở xã hội bị “treo” sổ vì nhiều vướng mắc khác nhau.

Người mua nhà ở xã hội tại TP.HCM phải chờ ít nhất 15 ngày để xác minh

Với quy chế phối hợp xác minh người mua nhà ở xã hội, các sở, ngành có thời hạn cụ thể để xử lý phần việc của mình.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98