Lo ngại FDI Trung Quốc đổ mạnh vào Việt Nam: Đã đến lúc cần siết lại!

05/03/2016 08:14
05-03-2016 08:14:04+07:00

Lo ngại FDI Trung Quốc đổ mạnh vào Việt Nam: Đã đến lúc cần siết lại!

Từ năm 2010 trở lại đây, vốn FDI từ Trung Quốc (TQ) tăng chóng mặt, từ vài trăm triệu USD lên đến vài tỉ USD. Tuy FDI TQ chảy mạnh nhưng các ý kiến cho rằng, điều này đáng lo hơn mừng. Bởi các dự án FDI TQ đi kèm với lao động giá rẻ, bào mòn tài nguyên, hủy hoại môi trường. Các chuyên gia kinh tế lên tiếng, đã đến lúc cần đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn về thu hút vốn FDI, qua đó những doanh nghiệp FDI có dư vốn nhưng công nghệ thấp chỉ khai thác lao động giá rẻ và tài nguyên sẽ không có cửa vào Việt Nam (VN).

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do tổng thầu là Tập đoàn Điện khí Thượng Hải bị người dân phản đối vì ô nhiễm môi trường vào giữa tháng 4.2015

Tập trung khai thác tài nguyên, lao động rẻ

Trong số các doanh nghiệp FDI TQ đang đầu tư tại VN, Tập đoàn Texhong đang nổi lên như tên tuổi đáng chú ý. Từ năm 2013 ở Quảng Ninh, một nhà máy sợi 300 triệu USD đã đi vào hoạt động. Tới năm 2014, Texhong cũng đã chính thức khởi công dự án hạ tầng KCN Texhong Hải Hà (Quảng Ninh), với tổng vốn đầu tư 215 triệu USD, đồng thời rót thêm 300 triệu USD để thực hiện dự án chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may tập trung tại chính KCN này. Để phục vụ các dự án thứ cấp tại đây, Texhong cũng đang chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất 2.000MW. Ngoài ra, Texhong cũng không giấu giếm ý định mời gọi khoảng 200 doanh nghiệp Trung Quốc vào đầu tư tại Quảng Ninh này với tham vọng biến KCN Texhong Hải Hà thành một chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may khép kín.

Ngoài Texhong, từ năm 2010 tới nay cũng chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp FDI TQ đổ vốn khủng vào VN. Vào quý III/2015, liên danh FDI TQ là Cty TNHH Lưới điện Phương Nam và Cty TNHH Điện lực quốc tế TQ đã cùng Tổng Cty Điện lực Vinacomin khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1, vốn đầu tư 2 tỉ USD tại Bình Thuận. Trong dự án này, các nhà đầu tư TQ nắm giữ 95% vốn. Bên cạnh đó, có thể kể đến dự án như Lốp xe Việt Luân, vốn đầu tư 400 triệu USD tại KCN Tây Ninh; Dự án Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung tại Lào Cai, với vốn đầu tư 337,5 triệu USD.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2012 lượng vốn FDI TQ đăng ký vào VN ở mức 312 triệu USD thì năm 2013 đã tăng đột biến lên tới trên 2,3 tỉ USD vốn đăng ký với 110 dự án được cấp mới. Ngay trong tháng 1.2016, FDI TQ đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 179,51 triệu USD.

Nói với PV Báo Lao Động về việc dòng vốn FDI từ TQ chọn VN là điểm đến, TS Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng không chỉ riêng VN mà vốn FDI đang chảy đi khắp thế giới. Đặc thù VN gần TQ nên vốn chảy mạnh vào VN cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, ông Thành lưu ý ở điểm TQ là nước có thặng dư vốn nhưng lại chưa có công nghệ cao như Nhật Bản và Hàn Quốc nên FDI tập trung vào khai thác tài nguyên và khai thác lao động giá rẻ, như các dự án đã kể ở trên.

Xem lại quy định hút vốn FDI

Theo TS Thành, với các dự án FDI TQ khai thác tài nguyên thô, tập trung vào lao động giá rẻ thì đương nhiên không có lợi. “Về các dự án khai thác tài nguyên, hiện nay giá khoáng sản đang thấp nên tỉnh đang thiếu ngân sách thì càng muốn bán nhiều. TQ hiểu điều đó nên đầu tư mạnh để mua được tài nguyên giá rẻ. Khi đó VN bán tài nguyên rẻ và trong tương lai sẽ bị mua đắt” - ông Thành nhận định.

Còn chuyên gia kinh tế - TS Bùi Trinh thẳng thắn nhận định: FDI TQ đi kèm công nghệ lạc hậu với khai thác tài nguyên thì vừa mất tài nguyên vừa hủy hoại môi trường. “Đó là vấn đề đặt ra từ lâu nhưng vẫn chưa giải quyết được” - ông Trinh nói.

TS Trinh đặt vấn đề nên xem xét lại các quy định về thu hút đầu tư FDI không chỉ từ TQ mà tất cả các nước và chỉ chấp nhận vốn FDI đi kèm công nghệ cao, nâng cao năng suất lao động. “Nếu có quy định thu hút FDI nghiêm ngặt hơn về công nghệ và môi trường thì với thực trạng hiện nay, FDI TQ sẽ không có cửa” - ông Trinh nói.

Thông Chí

lao động



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98