Phố Wall mất bình tĩnh trước giờ G
Phố Wall mất bình tĩnh trước giờ G
(Vietstock) – Hoạt động chốt lời của giới đầu tư đối với cổ phiếu khối công nghệ sau sức tăng nóng trong thời gian vừa rồi là nguyên nhân đẩy Phố Wall trượt dài trong phiên giao dịch ngày Thứ Năm. Ngoài ra mức đánh giá của các nhà phân tích đã tác động xấu đến cổ phiếu của các hãng viễn thông và phản ứng thờ ơ của giới đầu tư trong cuộc đấu giá trái phiều chính phủ đã làm gia tăng nỗi lo sợ về nguồn tài chính công.
![]() |
Không riêng gì khối công nghệ, cổ phiếu ngân hàng cũng bị xả hàng mạnh tay. Được biết vào hôm qua các thông tin rò rỉ về kết quả “stress tests” cho thấy hầu hết các ngân hàng Mỹ đều khỏe mạnh hơn dự đoán. Theo kế hoạch, kết quả này sẽ được công bố vào lúc 5 P.M (21:00 GMT) tức là sau khi đóng cửa phiên giao dịch.
Giới đầu tư lo lắng rằng nhu cầu trái phiếu chính phủ nghèo nàn có thể làm gia tăng chi phí vốn và gây cản trở đối sự phục hồi của nền kinh tế.
Theo đó, giá trái phiếu cũng trượt dài khiến lợi tức Trái phiếu quỹ kỳ hạn 30 năm tăng lên mức cao nhất kể từ Tháng 11/2008.
Theo nhận định của Joe Saluzzi, Trưởng bộ phận giao dịch của Công ty Themis Trading ở Chatham, New Jersey thì: “Cuộc đấu giá này là một thông tin hết sức quan trọng, nó cho thấy có thể các nhà đầu tư Trung Quốc không muốn mua trái phiếu của chúng ta nữa. Nếu chi phí vốn đối với Mỹ trở nên đắt đỏ thì còn lâu nữa suy thoái mới kết thúc.”
Cổ phiếu của IBM giảm 2%, xuống còn 102.59 USD/cp và là cổ phiếu giảm điểm nhiều nhất trên sàn Dow. Trong khi đó, nhân tố gây áo lực kéo sàn Nasdaq xuống là cổ phiếu của Apple sau khi để đánh mất 2.6% giá trị.
Trong phiên, chỉ số bán dẫn .SOXX giảm mạnh tới 6% nhưng so với mức thấp ngày 9/3 chỉ số này vẫn còn cao hơn 33.6%. Trong thời gian qua, cổ phiếu công nghệ đã cùng sát cánh với cổ phiếu ngân hàng kéo thị trường tăng điểm mạnh.
Kết thúc phiên, chỉ số Dow Jones .DJI giảm 102.43 điểm, tức 1.2%, đóng cửa ở 8,409.85 điểm. Chỉ số Standard & Poor's 500.SPX mất 12.14 điểm, tức 1.32%, đóng cửa ở 907.39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite .IXIC bị giảm điểm nhiều nhất khi đánh mất tới 42.86 điểm, bằng 2.44%, xuống 1,716.24 điểm.
Số trái phiếu Chính phủ trị giá 14 tỷ USD trong cuộc đấu giá này chỉ thể hiện nhu cầu dưới trung bình từ giới đầu tư vốn đã đã bỏ thầu hết sức gay gắt để buộc Chính phủ trả lợi tức cao hơn. Nguyên nhân là do Chính phủ đang tiến hành kế hoạch đầu tư vào các khoản ngân sách ngày càng bị thiếu hụt bằng trái phiếu dài hạn.
Những nạn nhân khác của sàn Nasdaq còn có sự góp mặt của các đại gia công nghệ. Cụ thể, cổ phiếu của Hewlett-Packard sụt giảm tới 5%, xuống 34.53 USD/cp. Cổ phiếu của Qualcomm giảm mạnh 3.2%, đóng cửa ở 42.34 USD/cp. Cổ phiếu của Cisco Systems trượt dài 3.4%, rơi về mức 18.95 USD/cp mặc dù vào cuối ngày hôm qua công ty này đã công bố lợi nhuận khả quan hơn mong đợi.
Trong số các cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu của Citigroup giảm 1.3%, xuống 3.81 USD/cp. Cổ phiếu JPMorgan giảm sâu 5.3% xuống 35.24 USD/cp và rất ít thay đổi sau khi kết quả “stress test” được công bố do Chính phủ cho biết ngân hàng lớn số 2 của Mỹ này không cần tăng thêm vốn.
Ngược lại, sau phiên giao dịch cổ phiếu của BoA tăng vọt 6.8%, lên 14.43 USD/cp sau khi các nhà điều hành cho biết ngân hàng lớn nhất nước này chỉ cần tăng nguồn vốn nóng lên 33.9 tỷ USD, đúng như thông tin đã bị rò rỉ ra ngoài. Trước đó trong phiên giao dịch thường lệ, cổ phiếu BoA đã tăng 6.5%.
Cổ phiếu của Wells Fargo để tụt mất gần 7.8% giá trị, rớt xuống mức 24.76 USD/cp trong phiên giao dịch thường lệ. Sau đó trong phiên giao dịch ngoài giờ, ngân hàng này đã công bố chào bán số cổ phiếu phổ thông trị giá 6 tỷ USD sau khi các quan chức cho biết đến ngày 9/11 Wells Fargo sẽ phải tăng vốn thêm 13.7 tỷ USD.
Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là cổ phiếu của các hãng xây dựng nhà khi chỉ số Dow Jones .DJUSHB bốc hơi gần 6% giá trị. Bên cạnh đó, cổ phiếu của các nhà sản xuất lớn cũng chịu tác động hết sức khủng khiếp, điển hình là cổ phiếu của Caterpillar với mức sụt giảm 5.2%, đóng cửa ở 37.92 USD/cp.
Sau phiên giao dịch hôm nay, S&P 500 vẫn còn cao hơn tăng 34.1% so với mức đóng cửa thấp ngày 9/3.
Tuy nhiên cổ phiếu của Wal-Mart lại xuất sắc đi ngược với diễn biến chung của thị trường khi tăng gần 1%, lên 49.89 USD/cp sau khi hãng công bố doanh thu trong Tháng Tư cao hơn dự đoán. Thêm vào đó, cổ phiếu của các công ty chăm sóc sức khỏe cũng có phiên đi lên khi đang sở hữu những điều kiện thuận lợi hơn để thoát khỏi suy thoái.
Tiêu biểu, cổ phiếu của Johnson & Johnson nhận thêm 1.3%, leo lên mức 54.89 điểm.
Khối lượng giao dịch trên 2 sàn đều leo lên các mức cao mới. Giao dịch trên sàn NYSE diễn ra sôi động với khoảng 1.97 tỷ cổ phiếu được trao tay, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình hàng ngày năm ngoái là 2.28 tỷ cổ phiếu. Trên sàn Nasdaq, số cổ phiếu sang tên đạt 3.22 tỷ cổ phiếu, tăng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình hàng ngày năm ngoái là 2.28 tỷ cổ phiếu.
Trên cả hai sàn số cổ phiếu giảm điểm cao hơn so với số cổ phiếu tăng điểm theo tỷ lệ 9:5.
Phạm Thị Phước (Theo Reuters)