Ai lợi, ai thiệt khi USD mất giá?

13/12/2009 22:17
13-12-2009 22:17:25+07:00

Ai lợi, ai thiệt khi USD mất giá?

Kể từ năm 2002, đồng USD đã mất 1/3 giá trị so với các đồng tiền khác. Điều này có vẻ như không tốt, nhất là với nhà xuất khẩu Nhật hay khách du lịch Mỹ, nhưng bù lại, người lao động Mỹ lại hồ hởi vui mừng.

Các chuyên gia đã nói nhiều về những tác động khi đồng USD mất giá và ảnh hưởng của nó tới lòng tin vào nền kinh tế Mỹ sau hàng thập kỷ thâm hụt tương mại và đống nợ chính phủ khổng lồ.

Tuần trước, khi Tổng thống Obama triệu tập một hội nghị về thất nghiệp, đồng USD yếu đã thực sự giúp tạo ra việc làm nhờ giúp hàng hóa Mỹ rẻ hơn ở nước ngoài.

“Tôi nghĩ chẳng công cụ nào lại mạnh như làm mất giá đồng USD” - nhà kinh tế Kenneth S. Rogoff tại ĐH Havard nói: “Đó là một đòn kích thích ngắn hạn tốt. Toàn bộ ngành công nghiệp sẽ hài lòng nếu đồng tiền mất giá dần dần”.

Nhưng nhà xuất khẩu Mỹ chỉ được lợi đến thế. Một số nhà kinh tế nói hành động này đe dọa nền kinh tế trong dài hạn: doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ đồng USD yếu mà không cần tăng chất lượng sản phẩm hay cải thiện năng suất. Khi đôla phục hồi, họ lại khó khăn.

Đồng USD xuống giá “có thể làm chậm lại tốc độ phi công nghiệp hóa” - ông Rogoff nói. Mất giá quá mức có thể khởi động vòng xoáy tăng giá rồi tăng lương, tiền đề của lạm phát.

Ai lợi?

Nhà đầu tư: trước đây, cổ phiếu và USD thường cùng giảm nhưng gần đây chúng lại biến động ngược chiều. Trong khủng hoảng tài chính, cổ phiếu giảm sâu trong khi USD lại lên giá do đóng vai trò chỗ trú ẩn cho giới đầu tư.

Khi khủng hoảng đã qua, nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro hơn khiến cổ phiếu tăng. Họ cũng mua vào các đồng tiền khác khiến USD giảm.

Các quốc gia giàu tài nguyên: nhiều hàng hóa cơ bản như dầu mỏ được định giá và thanh toán bằng đồng USD. Khi USD mất giá, giá hàng hóa cơ bản tăng. Đợt tăng giá dầu năm ngoái một phần là nhờ đồng USD yếu.

Kết quả là cả đồng tiền lẫn nền kinh tế của các nước này đều mạnh lên. Tuy vậy một số sản phẩm xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ.

Công nghiệp Hoa Kỳ: USD yếu đi, giá hàng hóa của Mỹ ở nước ngoài giảm nên doanh số và lợi nhuận đều tăng.

Tuy giá nguyên liệu thô và năng lượng nhập khẩu cũng tăng nhưng xuất khẩu tăng có thể giúp doanh nghiệp Mỹ cải thiện sản xuất.

Công nghiệp Trung Quốc: đồng Nhân dân tệ Trung Quốc được neo vào USD, khi USD mất giá, nó cũng mất giá theo.

Hàng hóa Trung Quốc bán ở nước ngoài đã rẻ nay lại càng rẻ hơn. Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng rất nóng, số việc làm tăng giúp che bớt bất ổn xã hội.

Ai thiệt?

NHTW Trung Quốc: Trung Quốc dự trữ nhiều USD nhất thế giới: hơn 1.000 tỷ. Giá trị tài sản Trung Quốc nắm giữ cũng giảm mạnh khi USD mất giá. Trung Quốc cũng có thể bán tháo USD nhưng hành động đó chỉ làm tự mình lỗ thêm.

Công nghiệp các quốc gia khác: Hàng hóa của Nhật Bản, Châu Âu và các quốc gia khác (trừ Trung Quốc) trở nên đắt đỏ tại Mỹ.

Doanh nghiệp giảm doanh số tại Hoa Kỳ, thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Đồng USD mất giá đặc biệt đe dọa đến ngành xuất khẩu của Nhật.

NHTW các quốc gia khác: Giống như Trung Quốc, dự trữ ngoại hối của họ cũng mất giá trị. Quan chức nhiều nước bóng gió rằng họ có thể bán tháo USD nhưng cho đến nay, đó mới chỉ là lời nói suông.

Vậ bản thân người lao động Mỹ được mất những gì? Có nhiều lý do để người lao động Mỹ vui mừng, nhất là khi cả chuyện nhà cửa lẫn tiền bạc đều tốt lên.

Đầu tiên, thị trường nhà đất sẽ ổn định hơn do đồng USD kém hấp dẫn giới đầu tư trên toàn cầu nên những khoản đầu tư từng khiến thị trường nhà đất Mỹ trở nên bất ổn cũng không còn được ưa chuộng.

Thứ hai, do tình hình làm ăn của doanh nghiệp Mỹ được cải thiện nhờ đồng USD yếu, thâm hụt thương mại giảm trong khi số việc làm lại tăng lên.

Cuối cùng, người lao động vẫn đủ tiền mua sắm nhờ hàng giá rẻ từ Trung Quốc vì đồng NDT được neo vào đồng USD nên hàng hóa Trung Quốc vẫn không đắt thêm nếu USD mất giá. Tuy vậy, họ cũng không nên quá lạc quan vì không phải phía trước chẳng hề có rủi ro nào.

Thứ nhất, giá năng lượng nhập khẩu tăng đẩy giá thực phẩm tăng theo. Thứ hai, đồng USD có thể tiếp tục trượt giá gây áp lực lạm phát và đẩy lãi suất cho vay tăng. Thứ ba, giá của hàng hóa từ Nhật và Châu Âu tăng cũng như đi du lịch nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn

Thanh Vân (Theo Nytimes)

Dân trí



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vàng giảm mạnh, điều cần tránh ngay lúc này

Sáng nay (5/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh về quanh mốc 101 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư vàng thời điểm này cần hết sức thận...

Vàng thế giới giảm hơn 3% khi nhà đầu tư bán vàng bù lỗ

Giá vàng giảm hơn 3% vào ngày thứ Sáu (04/04), xoá sạch mức tăng từ đầu tuần, khi nhà đầu tư bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ sự sụp đổ của thị trường tài...

Gần 30 tấn vàng ở Tây Bắc chỉ là một phần kho vàng ngầm tại Việt Nam

Theo Đề án Tây Bắc, có khoảng 40 mỏ vàng với tổng tài nguyên cấp 333 xác định được hơn 29,8 tấn vàng. Ngoài Tây Bắc, nhiều mỏ vàng trữ lượng lớn được phát hiện ở...

Sáng 4-4, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cùng rớt mạnh

Giá vàng miếng SJC rớt khỏi mốc 102 triệu đồng/lượng theo đà lao dốc của giá thế giới.

Vàng tương lai quay đầu giảm gần 1.5%

Giá vàng giảm mạnh vào ngày thứ Năm (03/04), khi đợt bán tháo trên thị trường rộng hơn do chính sách thuế quan nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ảnh...

Giá vàng trong nước có thể lên 110 triệu đồng/lượng vào cuối năm?

Việc giá vàng thế giới lên 3,200-3,300 USD/oz chỉ là vấn đề thời gian. Trong nước, giá vàng chắc chắn sẽ có những phiên điều chỉnh tăng giảm, từ nay dến cuối năm...

Nhóm không thuộc thuế đối ứng: Thép, nhôm và vàng

Nhà Trắng vừa xác nhận rằng hàng nhập khẩu thép và nhôm sẽ không nằm trong danh sách chịu thuế đối ứng mới. Quyết định này mang lại phần nào niềm an ủi cho các đơn...

Vàng tương lai vượt 3,160 USD sau thông báo thuế quan mới của Mỹ

Giá vàng tiếp tục tăng vào ngày thứ Tư (02/04), dao động gần mức cao nhất mọi thời đại, được thúc đẩy bởi dòng tiền đổ vào tài sản trú ẩn an toàn sau khi Tổng thống...

Lý do chính khiến giá vàng cao kỷ lục

Ông Philip Newman - Giám đốc điều hành của Metals Focus - cho biết: "Lý do chính dẫn đến giá vàng cao kỷ lục liên tiếp là hoạt động mua vào kim loại quý. Giới đầu...

Giá vàng nhẫn và thương hiệu SJC giữ ổn định, tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng

Phiên sáng 2/4, giá vàng trong nước cùng giữ ổn định, trong đó thương hiệu SJC tại các doanh nghiệp trong nước dao động quanh ngưỡng 102 triệu đồng mỗi lượng, còn...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98