Ngân hàng giải ngân cầm chừng

27/02/2010 06:26
27-02-2010 06:26:13+07:00

Ngân hàng giải ngân cầm chừng

Nhiều ngân hàng còn ngập ngừng trong việc giải ngân nhằm chờ chính sách lãi suất cho vay thay đổi. Trong khi đó, người vay ngợp thở vì phí dịch vụ có khi lên tới 6% số tiền vayLãi suất tiết kiệm bị khống chế, ngân hàng (NH) căng sức huy động vốn thông qua khuyến mãi khiến chi phí đầu vào  tăng. Để kinh doanh có lãi, NH lách các quy định, thu phí dịch vụ người vay khiến quan hệ tín dụng của hai bên khá căng thẳng.

Lách trần lãi vay bằng phí dịch vụ

Ngày 26-2, ông Đỗ Đức Hải (ngụ đường Tân Hương, quận Tân Phú - TPHCM) phản ánh với Báo Người Lao Động: Thời điểm giáp Tết, ông đến phòng giao dịch của NH Nam Á (đường Nguyễn Trường Tộ, quận 4-TPHCM) thế chấp sổ đỏ, đề nghị vay 140 triệu đồng để xây nhà trọ cho thuê. NH Nam Á  đồng ý cho vay với lãi suất 17,8%/năm (1,49%/tháng), kèm theo điều kiện bên vay đóng phí dịch vụ 7 triệu đồng (tương đương 5% số tiền vay), đồng thời NH giữ lại 45 triệu đồng là lợi nhuận của hai khoản vay cũ ông Hải phải trả cho NH, dù hai khoản vay này đến năm 2012 mới đáo hạn. “Tôi thắc mắc về khoản phí 5%, nhân viên NH Nam Á cho tôi xem văn bản quy định về thu phí, có đóng dấu đỏ nhưng chỉ để lưu hành nội bộ.

Gỡ nút thắt lãi suất

Chiều 26-2, NH Nhà nước ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN chính thức quy định về cho vay bằng VNĐ theo lãi suất thỏa thuận. Theo đó, việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận được áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đời sống của cá nhân, hộ gia đình thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Nhóm đối tượng cho vay cá nhân bao gồm: cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, mua phương tiện đi lại, học tập và chữa bệnh, mua đồ dùng và thiết bị gia đình...

Quy định mới đã gỡ được một phần nút thắt lãi suất, khơi rộng đầu ra cho NH, đồng thời lý giải vì sao NH ngập ngừng giải ngân trong thời gian gần đây. 

Khi tôi chụp hình văn bản đó để làm chứng cứ thì nhân viên NH Nam Á không cho”- ông Hải cho biết. Theo ông Hải, nếu ông đồng ý vay, NH chỉ giải ngân 88 triệu đồng (sau khi trừ hai khoản kể trên). hiện ông Hải còn lưu giữ bút tích nhân viên NH tính toán số tiền đóng phí, tiền lãi...

Tương tự, ông L.V.Th (ngụ phường 10, quận 11-TPHCM) cần vay 450 triệu đồng tại một NH lớn ở TPHCM. NH yêu cầu ông Th. cam kết chọn  Công ty Thẩm định giá địa ốc Á Châu hoặc một đơn vị khác do NH chỉ định để quản lý tài sản thế chấp, đồng thời đóng phí quản lý tài sản 6%/năm, đồng ý để cho NH thu hộ đơn vị quản lý tài sản thế chấp tiền đóng phí. “Tuy rất cần vốn nhưng tôi đang lưỡng lự có nên vay hay không vì phí dịch vụ quá cao, lên đến 27 triệu đồng, tương đương 6 tháng tiền lãi của khoản vay 450 triệu đồng”- ông Th. băn khoăn.

Khách hàng “ruột” cũng bị chặt

Thông thường, vào đầu năm mới, nhiều NH đã xét duyệt hạn mức tín dụng cho khách hàng “ruột” nhưng ép bên vay đóng phí dịch vụ, đẩy lãi suất thực vay lên 16%-17%/năm. Bà N.H.T,  chủ một doanh nghiệp kinh doanh vàng, đã được một NH chấp thuận cấp hạn mức tín dụng 5 tỉ đồng, lãi suất 12%/năm nhưng thu phí dịch vụ 4,8% số tiền vay và thu ngay đầu nguồn, tính ra lãi suất thực vay là 16,8%/năm. Bà N.H.T không đồng ý. Lập tức, NH này đề nghị sẽ giải ngân bằng vàng và không thu phí, song bà N.H.T chưa quyết định vay hay không. Bà T. cho biết: Vay vàng phải trả nợ và lãi bằng vàng, trong khi giá vàng quá thất thường nên rất khó tính toán để lựa chọn phương thức vay vàng hay vay tiền”.

Trong khi đó, ông Khưu Lạc, Giám đốc Công ty Lạc Hưng, một khách hàng lâu năm của NH Sài Gòn Thương tín (Sacombank), vẫn còn hạn mức tín dụng của năm trước 500 triệu đồng (thời hạn chót của hạn mức tín dụng là tháng 3-2009). Khi ông Lạc đề nghị tiếp tục giải ngân thì nhân viên của Sacombank hứa sẽ xem xét vì đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết đang rơi vào hoàn cảnh như Công ty Lạc Hưng.

Trên thực tế, với lãi suất tiết kiệm niêm yết đồng loạt ở mức 10,49%/năm và các hình thức khuyến mãi như tặng quà, tiền có giá trị chiếm 3% lãi suất niêm yết, lãi suất đầu vào của các NH đã vượt 11%/năm, cộng thêm chi phí kinh doanh 3%/năm, tính ra giá vốn của NH trên 14%/năm. Trong khi trần lãi suất cho vay bị khống chế 12%/năm nên nhiều NH đã thu phí đầu ra thông qua các  thủ tục vay vốn do các đơn vị là vệ tinh của NH đảm nhận, cơ quan quản lý gần như bó tay.

Thy Thơ

người lao động



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98