Doanh nghiệp ngành Giấy cần chính sách hợp lý  

15/05/2010 14:51
15-05-2010 14:51:41+07:00

Doanh nghiệp ngành Giấy cần chính sách hợp lý  

Phóng viên Báo Công Thương phỏng vấn ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội giấy và Bột giấy Việt Nam về vấn đề này.

Thưa ông, thời gian qua, giá bán giấy sản xuất nội địa tăng khá nhanh, có loại tăng giá tới 35%. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá, trong khi các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam còn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu thì giá nguyên liệu tăng khá mạnh (giá bột giấy tăng 1,5 lần, giấy đã qua sử dụng tăng 6 lần so với cùng kỳ năm trước) với mức tăng bình quân khoảng 6%/tháng (tính từ tháng 4/2009 đến nay). Đến thời điểm hiện tại đã lên tới 900 USD /tấn. Thực tế, giá bán giấy không chỉ tăng ở Việt Nam mà ở khắp Châu Á (trừ Nhật Bản). Dự báo, thời gian tới, giá nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng cùng với các vật tư khác (hóa chất, năng lượng, phụ tùng). Đó là chưa kể tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khá nhiều, chi phí lao động tăng thêm do từ 1/5/2010 áp dụng lương cơ bản mới. Tỉ giá đồng đô la tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất vì các doanh nghiệp phải nhập khẩu không chỉ nguyên liệu mà còn nhập khẩu hầu hết vật tư (hóa chất, phụ tùng thay thế, chăn, lưới…). Tình trạng cắt điện luân phiên thời gian gần đây cũng làm sản lượng giảm 10-15% và tăng chi phí khi đưa dây chuyền sản xuất hoạt động trở lại. Theo tính toán, so với đầu năm 2010, chi phí sản xuất giấy tăng từ 20-45% tùy từng chủng loại giấy. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm hiện nay mới tăng từ 14-35% và vẫn thấp hơn giá bán giấy nhập khẩu từ 700.000 – 1.000.000 đồng/tấn. Thực tế, dù đã tăng giá nhưng chỉ một số nhà sản xuất có lãi nhờ chủ động được một phần nguyên liệu, trong khi số đông hòa vốn hoặc lỗ chút ít và có một số cơ sở phải tạm ngừng sản xuất.Về lâu dài, các doanh nghiệp cần tính đúng, đủ mọi chi phí để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, có khả năng tích lũy để tái đầu tư.

Theo ông đâu là giải pháp hạn chế việc tăng giá giấy?

- Giải pháp hữu hiệu nhất là giảm lỗ cho doanh nghiệp qua chính sách thu gom tái chế giấy đã qua sử dụng. Dự báo, năm 2010, cả nước sẽ sử dụng 2,46 triệu tấn giấy, trong đó giấy sản xuất trong nước đạt 1,555 triệu tấn, lượng giấy còn lại được nhập khẩu từ nhiều nước lên tới 1,0401 triệu tấn. Để có lượng sản phẩm này, ngành giấy sẽ sử dụng 1,35 triệu tấn giấy loại làm nguyên liệu sản xuất giấy làm bao bì, giấy in báo, tissue… Hiện nay, thuế nhập khẩu giấy đã qua sử dụng là 0%, vì vậy khi nhập khẩu giấy loại, người nhập khẩu chỉ phải nộp thuế GTGT. Trong khi đó có tới 59% được thu gom trong nước (khoảng 800.000 tấn). Nếu lượng giấy này không được tái chế thì chi phí để chôn lấp sẽ lên tới 240 tỉ đồng. Như vậy, chỉ riêng việc tái chế giấy loại, năm 2010 các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm cho Nhà nước 240 tỉ đồng. Tuy nhiên, năm 2010, các doanh nghiệp tái chế giấy phải nộp thuế GTGT là 520 tỉ đồng. Nếu các doanh nghiệp tái chế giấy được nhà nước hoàn lại chi phí chôn lấp (240 tỉ đồng) như ở một số nước trong khu vực thì tiền thuế GTGT trên thực tế sẽ chỉ còn 280 tỉ đồng, tức 53,84% của 520 tỉ (tương ứng với mức thuế GTGT 5% đối với giấy được làm từ giấy đã qua sử dụng). Theo quy định, nếu sản xuất từ giấy loại thu gom trong nước sẽ được khấu trừ GTGT với điều kiện phải có hóa đơn GTGT. Trường hợp người bán không có hóa đơn GTGT, để được cơ quan thuế công nhận chi phí mua giấy, doanh nghiệp thu mua phải đóng hộ 3% thuế thu nhập cho người bán lẻ và nộp thuế giá trị gia tăng. Đây là vấn đề rất bất cập vì hầu hết những người thu gom giấy loại là đội ngũ “đồng nát” thì làm sao họ có được hóa đơn GTGT giao cho người mua.

Vì vậy mới có tình trạng, nếu dùng giấy loại thu gom nội địa để tái sản xuất giấy thì sẽ phải chịu thuế GTGT là 860.000 đồng/tấn giấy sản phẩm, còn nếu nhập khẩu giấy loại về sản xuất thì chỉ phải chịu thuế GTGT 400.000 đồng/tấn sản phẩm. Vì vậy, các công ty lớn đều dùng giấy đã qua sử dụng nhập khẩu là chính. Đó cũng là lý do tỉ lệ nhập khẩu giấy đã qua sử dụng ngày càng tăng. Trong khi đó, các công ty nhỏ, ít vốn, lượng dùng không lớn nên phải dùng hoàn toàn giấy thu gom trong nước để sản xuất và phải chịu mức thuế gấp đôi công ty lớn cho một đơn vị sản phẩm bán ra, thế là đã khó lại càng khó thêm. Hơn nữa, việc giấy loại được nhập khẩu nhiều cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng tỷ trọng nhập siêu.

Theo ông, ngành giấy có thể hạn chế nhập khẩu từ chính sách thuế?

- Theo dự báo, giá trị nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng giấy và sản xuất giấy của Việt Nam năm 2010 là 1,6 tỉ USD. Trong đó, sản xuất giấy trong nước mới đạt 54%, nhập khẩu giấy chiếm 46%. Tỉ trọng giấy sản xuất trong nước mỗi năm một thấp hơn là một tín hiệu đáng báo động, trong khi Việt Nam có đủ tài nguyên, nhân lực phát triển sản xuất giấy. Nếu được quan tâm đúng mức thì lượng giấy thu gom để tái sản xuất giấy không phải chỉ ở mức 32% trong năm 2010, bởi vì ở các nước trong khu vực tỉ lệ này là 60-65%. Nói cách khác, nếu đẩy mạnh được sản xuất bột giấy và giấy trong nước, thu gom được nhiều giấy loại hơn thì năm 2010, Việt Nam chỉ cần gần 1,1 tỉ USD cho nhu cầu tiêu dùng giấy, giảm trên 0,5 tỉ USD.

Giải pháp căn bản và lâu dài là Nhà nước cần có chính sách phát triển nguyên liệu giấy (gỗ), phát triển sản xuất giấy và bột giấy, chính sách thu gom, cung ứng và tái chế giấy đã qua sử dụng. Nói cách khác, doanh nghiệp không xin Nhà nước vốn mà chỉ xin chính sách hợp lý và thỏa đáng để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Trước mắt đề nghị Nhà nước coi chuỗi thu gom giấy đã qua sử dụng; phân loại, đóng bánh, phân phối giấy thu gom; tái chế giấy là loại hình kinh doanh và tiêu dùng không chịu thuế.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Loan (thực hiện)

báo công thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98