Một số bất ổn vĩ mô đến từ khu vực II

06/05/2010 11:42
06-05-2010 11:42:25+07:00

Một số bất ổn vĩ mô đến từ khu vực II

Lâu nay trong các báo cáo và nhiều bài viết mang tính nghiên cứu đều mặc nhiên thừa nhận cơ cấu của khu vực II (bao gồm công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trong GDP cần phải tăng lên và coi đó như một sự phát triển kinh tế đúng hướng. Nhiều ý tưởng về tái cấu trúc kinh tế cũng cho rằng cần đẩy mạnh cả khu vực II và khu vực III.

Nghiên cứu này phân tích kỹ khu vực II dưới các góc độ đầu tư, nhập siêu và tổng nhu cầu nhập khẩu cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng của khu vực này.

Về đầu tư

Tỷ lệ đầu tư trên giá trị tăng thêm của khu vực II từ năm 2000 đến nay luôn rất cao, năm 2000 tỷ lệ này khoảng 41%, đến năm 2007 xấp xỉ 47%. Tuy nhiên, điều trớ trêu là tỷ lệ giá trị tăng thêm của nhóm ngành này lại giảm nhanh đến kinh ngạc.

Tỷ lệ này theo cấu trúc của bảng I/O năm 2000 của Tổng cục Thống kê là 34%, nhưng đến những năm gần đây (cấu trúc của bảng I/O mới) chỉ là 27%. Điều này có nghĩa càng ngày khu vực này càng kém hiệu quả, lượng đầu tư ngày càng phải tăng lên (xem hình 1) để bù đắp vào sự kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Về xuất nhập khẩu

Khu vực II cũng là khu vực khiến nhập khẩu gia tăng nhanh chóng. Tỷ lệ nhập khẩu của khu vực này chiếm trên 90% tổng giá trị nhập khẩu từ năm 2000 đến nay và khu vực này cũng là khu vực khiến nhập siêu ngày càng trầm trọng (xem hình 2).

Một điều đáng quan tâm là khu vực này không chỉ có mức đòi hỏi nhập khẩu cao để làm đầu vào cho sản xuất mà còn có mức độ lan tỏa về nhập khẩu rất lớn. Điều này có nghĩa khi tăng lên một đơn vị sản phẩm cuối cùng của khu vực này thì tổng ảnh hưởng về nhập khẩu cao hơn mức bình quân chung của nền kinh tế. Nói cách khác, có thể lý giải một cách trực quan rằng khi một sản phẩm của khu vực này được bán trong nước, hoặc xuất khẩu thì chỉ kích thích nhập khẩu mà thôi. Như vậy, tuy sản phẩm được sản xuất trong nước nhưng thực chất cũng là nhập khẩu và nếu khu vực II càng được mở rộng thì càng phải đầu tư nhiều và càng kích thích nhập khẩu.

Cần tập trung cho nông nghiệp và dịch vụ

Bảng 1 cho thấy nhu cầu về nhập khẩu lan tỏa bởi tích lũy, xuất khẩu và tiêu dùng trung gian (đối với các sản phẩm sản xuất trong nước) ngày càng tăng, đặc biệt các sản phẩm sản xuất trong nước được sử dụng cho tích lũy tài sản là kích thích nhập khẩu mạnh nhất. Điều này khẳng định và bổ sung cho nhận định ở trên là nhiều sản phẩm dù mang nhãn mác sản xuất của Việt Nam nhưng thực ra cũng chỉ mang tính chất gia công hoặc lắp ráp. Lập luận này cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Nam cần tăng cường công nghiệp phụ trợ, vì nền công nghiệp chế biến của Việt Nam thực ra toàn là công nghiệp phụ trợ.

Như vậy để có một cơ cấu kinh tế hợp lý, tỷ trọng khu vực II cần nhỏ lại ở mức phù hợp và tập trung vào những ngành có chỉ số lan tỏa cao như công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. Ở đây, người viết thấy rằng công nghiệp không nên là khu vực mũi nhọn ở Việt Nam. Khu vực I (nông, lâm, thủy sản) không thể bị teo tóp quá vì đây là khu vực quan trọng là điểm tựa cho các khu vực khác. Sản phẩm của khu vực này là đầu vào của khu vực II và mục đích quan trọng hơn cả của khu vực này là đảm bảo an ninh lương thực.

Bên cạnh đó, cần tập trung để đồng thời tăng tỷ trọng và chỉ số lan tỏa của khu vực III vì ngoài nhiều yếu tố, thì yếu tố xuất khẩu của khu vực này là “tiền tươi, thóc thật”.

Do khu vực II của Việt Nam cơ bản không tự chủ được nguyên vật liệu đầu vào mà hầu hết đều từ nhập khẩu, hơn nữa do việc chú trọng quá mức vào đầu tư cho khu vực này trong khi nguồn tiết kiệm (saving) của nó lại quá yếu, kết quả là những bất ổn vĩ mô như thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách là khó tránh khỏi. Vì vậy, theo thiển ý, nguyên nhân chính của những bất ổn vĩ mô là do cơ cấu kinh tế chưa hợp lý.

(*) Dựa vào nghiên cứu của Bùi Trinh, Phạm Lê Hoa, Bùi Châu Giang “Import multiplier in input-output analysis” No 23, working paper, Development and Policies Research Center (DEPOCEN), Vietnam

Bùi Trinh

TBKTSG



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98