Tái cơ cấu Vinashin: Nhìn từ góc độ bền vững

07/07/2010 07:09
07-07-2010 07:09:14+07:00

Tái cơ cấu Vinashin: Nhìn từ góc độ bền vững

Nằm trong số những DNNN cuối cùng chuyển đổi mô hình hoạt động, Vinashin được chuyển đổi từ mô hình Cty mẹ thành Cty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy, trước thời điểm chuyển đổi, Thủ tướng đã ban hành quyết định tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN.

Vinashin có số nợ lên tới 80.000 tỷ đồng vì đầu tư quá nhiều ngành một cách dàn trải

Liệu đây có phải là một giải pháp cứu cánh cho một DN nhà nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ trước khi bước vào sân chơi bình đẳng theo yêu cầu hội nhập quốc tế ? Bài viết này sẽ phân tích việc tái cơ cấu Vinashin từ các khía cạnh pháp luật để nhận định tính hiệu quả của việc tái cơ cấu này.

“Mất bò mới lo làm chuồng ?”

Theo Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, TCty nhà nước” ngày 4/11/2009 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Vinashin tính đến ngày 31/12/2008 là 10,9 lần; số nợ của Vinashin lên đến 19.885 tỷ đồng, chiếm 15,44% tổng nợ tín dụng của 7 tập đoàn kinh tế; số nợ quá hạn là 3 nghìn 812 tỷ đồng, chiếm 19,17% dư nợ của tập đoàn và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn. Còn  con số hiện tại là tổng tài sản của Vinashin là hơn 90 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ của tập đoàn là hơn 80.000 tỷ đồng. Sau khi tái cơ cấu thì một phần nợ của Vinashin được chuyển sang PVN và Vinalines khoảng 20.000 tỷ đồng. Có thể nói, Vinashin có nhiều khả năng lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

Tuy nhiên, trước khi có quyết định chuyển đổi Vinashin thành Cty TNHH MTV, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 926/QĐ-TTg về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ VN vào ngày 18/6/2010 (“Quyết định 926”). Giải thích lý do của việc tái cơ cấu vào đúng thời điểm trước khi chuyển đổi DN, Bộ Giao thông Vận tải (“Bộ GTVT”) thông qua Thông cáo báo chí ngày 1/7/2010 giải thích rằng khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 là nguyên nhân khách quan và việc đầu tư dàn trải, các hạn chế trong việc quản lý dự án, công nợ, dòng tiền là nguyên nhân chủ quan đẩy Vinashin rơi vào tình trạng rất khó khăn. Do vậy, “cần phải khẩn trương, kiên quyết cơ cấu lại, cả về tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính” (Bộ GTVT).

Theo kế hoạch tái cơ cấu này, Vinashin sẽ chuyển giao những DN và dự án dở dang tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính cho các DN khác phù hợp và có điều kiện hơn để có quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả. Điển hình, Tập đoàn Dầu khí VN (Petro Vietnam) sẽ nhận chuyển giao từ Vinashin KCN tàu thủy Lai Vu (Hải Dương), KCN tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa), nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai), nhà máy đóng tàu Dung Quất, KCN tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang), phần vốn góp trong Cty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (Nam Định); TCty Hàng hải VN (Vinalines) sẽ nhận điều chuyển từ Vinashin KCN cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh), cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng), KCN và nhà máy đóng tàu Hậu Giang, cảng và nhà máy đóng tàu Năm Căn (Cà Mau), Cty Vận tải Biển Đông, Cty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin và phần vốn góp của Vinashin trong các DN vận tải biển khác.

Điểm qua các dự án của Vinashin sẽ được chuyển giao cho các Cty khác, có thể thấy các dự án này thuộc ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn (kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; thiết kế thi công công trình thủy, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ...). Trong khi đó, Quyết định 984/QĐ-TTg vẫn cho phép Vinashin thực hiện hoạt động kinh doanh ở những ngành nghề tương đối xa lạ so với ngành nghề chính. Chẳng hạn: hoạt động tài chính, ngân hàng, đại lý bảo hiểm, chế tạo kết cấu dàn khoan, dịch vụ khách sạn, cung ứng hàng hải, dịch vụ logistics, quảng cáo, kinh doanh, vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí, đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị và nhà ở... Với việc tiếp tục duy trì các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh một cách dàn trải như trên, liệu Vinashin có thể hoạt động hiệu quả sau khi đã tái cơ cấu? Cũng cần lưu ý rằng, theo quy định tại Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính Cty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các DN khác, các Cty nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các DN thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính của Cty. Do vậy, việc chuyển giao các dự án thuộc ngành nghề kinh doanh chính trong khi vẫn duy trì phạm vi ngành nghề kinh doanh dàn trải như hiện nay của Vinashin không khỏi đặt ra nhiều lo ngại về tính hiệu quả của việc tái cơ cấu tập đoàn trong bối cảnh này.

Tái cơ cấu” theo hướng nào ?

Rõ ràng, các vấn đề “hậu tái cơ cấu” như việc hạch toán trên sổ sách của các DNNN liên quan đến việc chuyển giao các dự án, Cty con như thế nào, các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất, lao động, giá trị thương hiệu... sẽ được giải quyết ra sao... là bài toán lớn đang tìm lời giải.

Việc tái cơ cấu bằng hình thức chuyển giao một số dự án, Cty con, phần vốn góp trong các DN khác thuộc vào hạng mục “các hình thức khác theo quy định của pháp luật” trong số các hình thức tổ chức lại Cty nhà nước mà không làm thay đổi sở hữu của Cty theo quy định tại Điều 73, chương VII của Luật DN nhà nước. Việc tái cơ cấu Vinashin do Thủ tướng ra quyết định tại QĐ số 926/QĐ-TTg.

Về hiệu lực pháp lý, một quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành có giá trị là một văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 2 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 3/6/2008. Do vậy, Quyết định 926/QĐ-TTg hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật đối với việc tổ chức lại hay tái cơ cấu một Cty nhà nước cả về mặt nội dung và mặt hình thức.

Tuy nhiên, thời điểm và cách thức tổ chức lại Vinashin còn nhiều tranh cãi liên quan đến hiệu quả của việc tái cơ cấu này. Phải chăng câu chuyện tái cơ cấu này chỉ là giải pháp tình thế cho một DN nhà nước để chuyển đổi thành Cty TNHH hoạt động theo Luật DN, còn giải pháp căn bản hơn là tìm kiếm một giải pháp bền vững cho tình hình khủng hoảng nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN. Rõ ràng rằng, việc tái cơ cấu một trong 7 tập đoàn kinh tế của VN không thể thực hiện chỉ trong một sớm một chiều và không phải chỉ giới hạn trong việc “chuyển giao” một số cơ sở và chi nhánh cho các Cty khác. Các vấn đề “hậu tái cơ cấu” như việc hạch toán trên sổ sách của các Cty nhà nước liên quan đến việc chuyển giao các dự án, Cty con như thế nào, các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất, lao động, giá trị thương hiệu... sẽ được giải quyết ra sao? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.

Ths luật Nguyễn Mai Phương - Chuyên viên tư vấn cao cấp Công ty luật EPLegal

diễn đàn doanh nghiệp 





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98