Để không còn như Vinashin

12/08/2010 09:29
12-08-2010 09:29:10+07:00

Để không còn như Vinashin

Vinashin gây nợ. Nợ là của các công ty con. Vậy muốn không còn như Vinashin thì phải kiểm soát được việc sử dụng tiền của các công ty con. Như thế phải có một phương pháp kiểm soát.

Về phương pháp, khi một chủ doanh nghiệp bỏ tiền của mình ra để kinh doanh thì họ biết cách kiểm soát việc tiêu tiền của họ. Đó là cách kiểm soát “tự bên trong”. Trái lại, trong doanh nghiệp nhà nước, việc tiêu tiền của giám đốc là do Bộ Tài chính đưa ra, đó là cách “áp từ bên ngoài”. Dùng hình ảnh một cô gái đi chợ bằng tiền của mình sẽ tính toán khác với đi chợ bằng tiền của người khác.

Phương pháp “tự bên trong” đã có tại các nước hơn một nửa thế kỷ rồi. Nó nằm trong cách quản trị công ty gọi là quản trị khoa học. Cách kiểm soát này được gọi là lập ngân sách và kiểm soát bằng ngân sách. Về vai trò, bản ngân sách này cũng giống như bản kế hoạch của doanh nghiệp nhà nước gồm: ngân sách điều hành (dành cho hoạt động bình thường như ngân sách về lời lỗ, bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí chung, dự báo nhân sự...) và ngân sách đầu tư (dành cho việc mở rộng cơ sở, dự án mới...).

Để lập bản ngân sách thường có hai giai đoạn, kéo dài khoảng ba tháng trước đầu năm áp dụng. Trong giai đoạn 1, lãnh đạo công ty (công ty mẹ, hội đồng quản trị...) đề ra kế hoạch doanh lợi với số chi và thu mong đợi cùng các tiêu chuẩn tối thiểu phải áp dụng rồi giao cho công ty. Dựa trên kế hoạch đó, trong giai đoạn 2 các đơn vị soạn ra các khoản chi thu cho phần ngân sách của mình.

Cuối cùng, bản đó được ban lãnh đạo phê duyệt và trở thành bản hướng dẫn hoạt động của công ty. Bản ngân sách chỉ sử dụng hai loại đơn vị là tiền, tỉ lệ phần trăm. Bản ngân sách đã biến đổi mọi hoạt động của công ty thành tiền bạc. Là tiền bạc, người ta có thể phân loại chúng và xếp thành “chi - thu” của mỗi phòng ban, rồi từ đó ra số dự trù, số thực chi, thực thu. Do vậy, bản ngân sách đã được chấp thuận trở thành một cái thước chuẩn để đo hoạt động của công ty.

Hoạt động của công ty trong suốt năm đều có dính dáng đến tiền bạc, chi hoặc thu, tất cả đều qua phòng kế toán. Ba tháng một lần, kế toán báo cáo chung lên giám đốc. Vì chỉ có “số tiền” được dùng nên khi giám đốc so các con số trong báo cáo kế toán với bản ngân sách thì biết ngay mọi hoạt động của công ty.

Bản ngân sách giúp giám đốc kiểm soát hai thứ: tiền của doanh nghiệp có được sử dụng đúng mục đích không và so với kế hoạch cả năm thì trong một quý nhất định mức thực hiện kế hoạch của một đơn vị là bao nhiêu, tính bằng tiền hoặc theo tỉ lệ. Qua báo cáo kế toán, giám đốc kiểm soát được tính hữu hiệu của tất cả hoạt động của công ty.

Đối với các dự án đầu tư mới (mua xe) hay mở rộng (xây nhà) đã được phê duyệt nằm trong ngân sách vốn thì trước khi ra lệnh chi, giám đốc phải tính toán về thời gian hoàn vốn, giá trị hiện thời, tỉ suất lợi nhuận đầu tư, lợi suất nội hàm... để biết dự án sẽ lời hay lỗ, vì tiền bỏ ra theo ngân sách này chỉ được lấy về theo mức khấu hao và phải mất vài năm. Giám đốc không thể cứ quyết định mua bừa như công ty con của Vinashin mua chiếc tàu Hoa Sen.

Làm như thế thì làm sao giám đốc công ty có thể để cho lỗ lã xảy ra. Việc ghi sổ sách kế toán phải theo chuẩn mực kế toán, và cuối năm kiểm toán viên bên ngoài vào kiểm soát xác nhận thì kế toán trưởng khó lòng a tòng với giám đốc hay giám đốc có thể bảo sao ghi vậy! Muốn không còn xảy ra như Vinashin thì phải làm như thế.

Nguyễn Ngọc Bích

TUỔI TRẺ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98