Doanh nghiệp kinh doanh gas thở phào

27/08/2010 11:15
27-08-2010 11:15:29+07:00

Doanh nghiệp kinh doanh gas thở phào

Những giải thích của đại diện Bộ Công thương về Nghị định 107 của Chính phủ, khiến các DN nhỏ và vừa kinh doanh gas gạt đi được những lo lắng về sự tồn vong của mình.

Nghị định 107/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (gọi tắt là gas) ban hành ngày 16/11/2009, có hiệu lực từ ngày 15/1/2010. Theo đó, các thương nhân đang hoạt động không đáp ứng đủ điều kiện theo Nghị định này sẽ dừng hoạt động trước ngày 1/10/2010. Tuy nhiên, quá trình triển khai Nghị định đã gặp phải nhiều ý kiến tranh luận, phản ứng từ phía các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhiều thắc mắc, lắm kiến nghị

Sau hơn 8 tháng thực hiện, hầu hết các doanh nghiệp (DN) cho rằng, Nghị định (NĐ) chưa hợp lý; bất cập so với thực tiễn, gây thiệt hại cho hệ thống phân phối và người tiêu dùng; mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật mà Chính phủ đã ban hành và đang có hiệu lực pháp luật…

Tại Hội thảo, đại diện các DN, bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt câu hỏi: Thứ nhất, tại khoản 02 và 03 Điều 13 của NĐ 107 quy định kinh doanh xuất nhập khẩu gas và thương nhân phân phối cấp I phải có bồn chứa tối thiểu 800m3 và 300.000 bình gas. Như vậy, các DN có trạm chiết, có thương hiệu riêng, có vỏ bình sở hữa chưa đủ 300.000 vỏ và bồn chứa tối thiểu 800m3 thì thuộc đối tượng nào?. Sau ngày 30/9/2010, các DN không đủ điều kiện theo NĐ có được hoạt động bình thường không?. Từ khi NĐ 107 ban hành đến ngày chính thức có hiệu lực (26/11/2009 - 1/10/2010) chỉ có 10 tháng. Vậy DN làm thế nào để có số tiền hơn 100 tỷ đồng và mua đủ 300.000 vỏ bình trong khi cả nước có hơn 80 DN kinh doanh gas, mà nhà máy sản xuất vỏ bình gas lớn nhất hiện nay là Petro sản xuất hết công suất chỉ được 300.000 vỏ/năm. Thứ hai, hiện nay hầu hết những hộ dân đang sử dụng gas đun nấu đều đã có vỏ bình để dùng. Như vậy, nếu đầu tư theo đúng NĐ yêu cầu thì các địa phương sẽ đưa ra một lượng vỏ bình rất lớn, gây lãng phí nghiêm trọng không chỉ cho DN mà còn cho xã hội.

Ông Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Cty TNHH Gas SOPET, đăng ký kinh doanh tại 108 đường Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, Quận 7, TP HCM thắc mắc: “Nhiều năm qua, Cty SOPET chuyên nhập khẩu trực tiếp gas và cung cấp gas công nghiệp, do đó, số lượng bình gas không nhiều. Nếu theo NĐ 107, DN sẽ phải đầu tư 300.000 vỏ bình gas mới được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu gas. Nếu phải ủy thác nhập khẩu thì ủy thác Cty sẽ nên chọn DN như thế nào khi họ đang là đối thủ cạnh tranh, chi phí tăng thêm sẽ rất nhiều, sở hữu lượng gas nhập khẩu rất mập mờ, dễ dẫn đến tranh chấp… Những vấn đề trên khiến DN chưa tìm ra cách giải quyết để được tiếp tục hoạt động khi giờ G của NĐ sắp đến”.

NĐ 107 bảo vệ các chủ thể kinh doanh gas

Tại Hội thảo “Thực hiện Nghị định 107/2009/NĐ-CP: Khó khăn và giải pháp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ” do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức ngày 20/8/2010, ông Hoàng Đình Cường, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương khẳng định: Việc ra đời NĐ 107 là cần thiết, tất yếu; mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho NĐ 107 rất rõ ràng. Trước thực trạng thị trường gas trong nước phát triển mạnh mẽ, cả nước đã có hơn 80 DN lớn và nhỏ với hơn 50 thương hiệu, sản lượng gas tiêu thụ tại thị trường nội địa hằng năm tăng cao (năm 2009 đạt 950.000 tấn - PV). Bên cạnh kết quả đó, thị trường này đang tồn tại rất nhiều nguy cơ cần tập trung giải quyết như: cháy nổ, tình trạng cắt quai xách, đục lại seri, thay chân đế, gian lận thương mại…

Vì vậy, NĐ 107 sẽ thiết lập hành lang pháp lý thông qua việc quy định các điều kiện cần thiết, tối thiểu với mỗi khâu kinh doanh. Cụ thể, quy định quyền và nghĩa vụ của thương nhân hoạt động trong từng khâu, nhằm tăng hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm an toàn cho xã hội, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. NĐ 107 cũng bảo vệ chính các chủ thể kinh doanh gas, bảo đảm ổn định thị trường trong mọi tình huống, nhất là trong hoàn cảnh nước ta chưa tự cân đối được nguồn cung, còn nhập khẩu LPG giá cao.

Theo ông Hoàng Đình Cường, NĐ 107 không bắt tất cả các thương nhân phải có đủ 300.000 vỏ bình gas và trữ lượng bồn chứa gas 800m3  mà chỉ có thương nhân xuất nhập khẩu trực tiếp và thương nhân phân phối gas cấp I mới phải đáp ứng điều kiện này. Các DN hiện có trữ lượng bồn chứa dưới  800m3 chỉ là các thương nhân phân phối gas chứ không phải là thương nhân phân phối gas cấp I.

Ông Hoàng Đình Cường khẳng định, sau ngày 30/9/2010, tất cả các DN không đủ điều kiện lượng vỏ bình gas là 300.000, bồn chứa là 800m3 và trạm nạp gas thì vẫn được hoạt động bình thường. Thương hiệu của doanh nghiệp vẫn được duy trì, không có gì thay đổi. DN nào trước làm gì, nay vẫn làm như vậy, ngoại trừ thương nhân xuất nhập khẩu trực tiếp và thương nhân phân phối cấp I.

“Đối với các DN có nhu cầu nhập khẩu gas như Cty SOPET nhưng bồn chứa, vỏ bình gas không đủ theo quy định của NĐ 107 thì DN phải uỷ thác cho những DN có đủ điều kiện nhập khẩu. Trong trường hợp DN có trạm nạp gas nhưng không đủ vỏ bình gas thì phải mua, thuê bình gas của các DN đầu mối đủ điều kiện (theo NĐ) đem về trạm nạp của mình để nạp vào bình và bán vào hệ thống của DN” - ông Hoàng Đình Cường nêu rõ.

Đại diện các DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh gas, ông Lý Trần Dũng, Tổng Giám đốc Cty CP Ngọn lửa thần cho biết, giải thích của đại diện Bộ Công thương khiến các DN nhỏ và vừa kinh doanh gas gạt đi được những lo lắng về sự tồn vong của mình. Trước đó, các DN, trong đó có Cty CP Ngọn lửa thần đã coi NĐ như bản án sắp đến ngày có hiệu lực, nguy cơ phá sản từ việc không đáp ứng đủ quy định hay vỡ nợ từ đầu tư lãng phí là không thể tránh khỏi. Nút thắt trong hoạt động kinh doanh gas của các DN như đã được cởi./.

Bùi Cư

TNVN, VOV



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhận tiền của AIC, cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM bị truy tố

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, vì động cơ vụ lợi, bà Trần Thị Bình Minh - cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM - vẫn chỉ đạo ông Phan Tất Thắng đề xuất, phê...

Trung Quốc bao mua, một loại củ của Việt Nam nhắm mục tiêu thu 2 tỷ USD

Hơn 94% sản lượng được Trung Quốc bao mua, một loại củ thế mạnh của Việt Nam nhắm tới mục tiêu thu về 1,8-2 tỷ USD vào năm 2030.

Long An trao nhiều ý định thư hợp tác quan trọng với đối tác Hàn Quốc

Tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc), Hội nghị Xúc tiến đầu tư - Tiềm năng và cơ hội thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng của tỉnh Long An đã được diễn ra thành công tốt đẹp.

Dịch vụ cho thuê xe tự lái ở TP HCM bất ngờ hút khách, giá tăng 50%

Chỉ vài ngày trước, các đơn vị cho thuê xe tự lái còn ế ẩm nhưng đến sáng nay 27-4, nhiều nơi cho biết không còn đủ xe giao cho khách

Đồng Nai: Thần tốc 30 ngày đêm bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Phong trào 30 ngày đêm thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn được UBND tỉnh Đồng Nai triển khai từ ngày 26-4 đến 26-5.

Chuyên gia dự báo về sự dịch chuyển của các dòng tiền sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đầu tư

Chuyên gia lạc quan khi cho rằng dòng tiền sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đầu tư chứng khoán sẽ sớm quay trở lại vào nửa cuối năm nay, đồng thời nhận định chưa...

Tổng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 của tập đoàn EVN là 479 ngàn tỷ đồng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 26/4/2024 phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025...

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98