Ngậm đắng nuốt cay với Vinashin

13/09/2010 08:53
13-09-2010 08:53:54+07:00

Ngậm đắng nuốt cay với Vinashin

Trong quá trình tìm kiếm, thực hiện các giải pháp khắc phục những hậu quả của vụ Vinashin, dần dần người ta thấy lộ ra không ít doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng, do không nắm đủ thông tin hoặc do nhắm mắt đưa chân mà nay đang gặp khó khăn lớn vì làm ăn chung đụng với tập đoàn này.

Một trong những doanh nghiệp lớn, mới xuất hiện trong danh sách dài dặc các nạn nhân của Vinashin, là tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, từ năm 2007 – 2009, tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên của tập đoàn này đã mua 680 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp của Vinashin (bao gồm cả số trái phiếu công ty TNHH quản lý quỹ Bảo Việt mua theo ủy thác của quỹ BVF1). Trong đó, trái phiếu đáo hạn trong các năm 2012, 2013 là 200 tỉ đồng; trái phiếu đáo hạn trong năm 2017 là 480 tỉ đồng. Nhưng đáng chú ý, đó lại là trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm. Khi tập đoàn Bảo Việt và một số công ty con của mình mua trái phiếu của Vinashin năm 2007, đầu tư 160 tỉ đồng vào trái phiếu doanh nghiệp của Vinashin phát hành tháng 12.2008, những phòng ban chuyên môn của tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên đã cho rằng Vinashin ngày càng phát triển, khẳng định được thương hiệu trên thị trường quốc tế (!).

Việc đầu tư vào Vinashin trong tình trạng thiếu thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn này đã khiến một phần vốn liếng đáng kể của Bảo Việt và các công ty con của mình mắc kẹt cùng Vinashin. Nếu trong những năm tới, tình hình kinh doanh của Vinashin không tốt lên mà ngược lại tệ hại đi thì dễ hình dung số phận đống trái phiếu không được đảm bảo mua của Vinashin sẽ ra sao.

Nhưng chưa hết, Bảo Việt còn ký 34 hợp đồng tiền gửi tại công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ (VFC), thành viên của Vinashin. Có những thời điểm, người ta thấy lượng tiền gửi của Bảo Việt tại VFC vượt quá hạn mức tín dụng. Cụ thể, hạn mức tín dụng do ban đầu tư chiến lược của tập đoàn Bảo Việt đề xuất với VFC năm 2009 là 200 tỉ đồng nhưng đến cuối tháng 6.2009, số dư tiền gửi của tập đoàn Bảo Việt tại VFC đã trên 400 tỉ đồng. Với một tập đoàn tài chính lớn như Bảo Việt, việc để vượt hạn mức tín dụng thể hiện quản trị nội bộ có vấn đề và rõ ràng tiềm ẩn rủi ro lớn một khi đơn vị nhận tiền gửi gặp khó khăn trong thanh toán.

Nếu chỉ thấy bóng dáng lừng lững của một “ông lớn”, không đánh giá chính xác năng lực, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, không cưỡng được những sức ép buộc phải góp vốn, cho vay mà lại rót tiền, đầu tư vào thì nguy cơ bị sa lầy là không hề nhỏ.

Sau Bảo Việt là tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Tại buổi họp tháng 6.2010, lãnh đạo tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí (PVF) thuộc tập đoàn này cho biết, tính đến đầu năm 2010 số tiền PVFC cho Vinashin vay bị nợ quá hạn đã lên tới 1.500 tỉ đồng. Không có tiền trả, một số dự án, cơ sở đóng tàu, khu công nghiệp… của Vinashin đã được gán cho PVN để trả nợ. Phần lớn trong số này sẽ được đối trừ để trả nợ cho PVFC. Nhưng đây có thể cũng lại là một cuộc phiêu lưu mới của PVN bởi lẽ không dễ để các cơ sở của Vinashin, nhất là các khu công nghiệp, chuyển sang cho tập đoàn này có thể hoạt động, kinh doanh trở lại có hiệu quả. Giai đoạn chuyển giao nhùng nhằng mất mấy tháng, nay vẫn chưa xong trong khi lượng vốn cho vay quá lớn chưa đối trừ được thực sự là một trái đắng đối với PVN.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) có lẽ còn cảm nhận vị đắng đó rõ hơn, bởi với Vinalines, việc phải gánh nợ cho Vinashin là không tự nguyện. Theo phát biểu công khai của lãnh đạo tổng công ty này với báo chí thì chỉ riêng bảy tháng đầu năm nay, số lãi 700 tỉ đồng do Vinalines kiếm được đã trở về con số không vì đã phải bỏ ra một số tiền tương đương để trang trải chi phí cho việc tiếp nhận và hồi sinh đống tàu bè, cơ sở cũ nát từ Vinashin chuyển qua. Không biết Vinalines sau này sẽ sử dụng các con tàu của Vinashin ra sao nhưng đã có không ít người lo ngại cho tương lai của tổng công ty này.

Có một số ngân hàng, tổ chức tín dụng chắc cũng phải ngậm đắng nuốt cay bởi một số khoản họ trót cho Vinashin và các công ty thành viên của Vinashin vay trước đây nay phải khoanh, giãn nợ. Trong số các ngân hàng, đáng nói có Vietcombank. Trong số các nguyên nhân khiến ngân hàng này mới đây bị cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings hạ bậc tín nhiệm (từ D xuống D/E), có việc cho Vinashin vay. Fitch Ratings đưa ra cảnh báo, Vietcombank có thể chịu tác động xấu do trong tổng nợ vay của Vinashin tại ngân hàng này chiếm tới 16%.

Ngay các công ty con của Vinashin, trước đây nhắm mắt đưa chân gia nhập tập đoàn này nhưng không nhận được vốn góp từ công ty mẹ như đã cam kết, nay lại thêm những khó khăn mới, nên một số công ty tại Hải Phòng tuần qua đã tuyên bố xin tách khỏi tập đoàn, gỡ bỏ thương hiệu Vinashin.

Qua vụ Vinashin, hẳn là nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, ngân hàng giờ đây đã rút được cho mình những bài học đắt giá. Nếu chỉ thấy bóng dáng lừng lững của một “ông lớn”, không đánh giá chính xác năng lực, tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, không cưỡng được những sức ép buộc phải góp vốn, cho vay mà lại rót tiền, đầu tư vào thì nguy cơ bị sa lầy cùng với đối tác của mình là không hề nhỏ.

Mạnh Quân

SÀI GÒN TIẾP THỊ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, tháng 4/2024, kết quả giải ngân đầu tư công của Thành phố chùng lại. Từng chủ đầu tư, từng cơ quan có liên quan cần hết...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98