Mô hình mới cho công ty chứng khoán

15/05/2011 09:17
15-05-2011 09:17:06+07:00

Mô hình mới cho công ty chứng khoán

Sẽ chẳng thể thay đổi theo chiều hướng tích cực nếu bản thân các công ty chứng khoán không chuyển sang một mô hình dịch vụ mới theo hướng chuyên sâu và bài bản hơn.

Thiếu sự khác biệt

Gần đây một số công ty chứng khoán như ngân hàng Đông Á, Mê Kông, Bản Việt, HSC... đã tăng cường yếu tố ngoại bằng cách thuê các chuyên viên nghiên cứu, phân tích nước ngoài. Họ là những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính, ở các thị trường mới nổi và các bản báo cáo, phân tích của họ đã có những điểm mới, chẳng hạn gắn kết thông tin trong nước với quốc tế, so sánh các doanh nghiệp Việt với công ty nước ngoài cùng ngành nghề, nhìn nhận xu hướng thị trường trong điều kiện kinh tế vĩ mô Việt Nam có tham khảo chọn lọc kinh nghiệm các quốc gia khác đã trải qua...

Có công ty không những thuê chuyên viên ngoại, mà còn “săn lùng” các chuyên viên tài chính Việt kiều, mời về nước làm việc. Kết quả trong hoạt động tuy chưa thể hiện rõ, nhưng ít nhất họ đã lôi cuốn được sự quan tâm của giới đầu tư. Dẫu vậy từ lôi cuốn đến chinh phục khách hàng mở tài khoản giải ngân, sử dụng dịch vụ vẫn còn nhiều việc phải làm.

Thực sự 11 năm qua, các công ty chứng khoán đã không tạo được một sự phát triển và nâng cấp khác biệt với chính mình. Mô hình công ty chứng khoán với năm chức năng môi giới, tư vấn tài chính, bảo lãnh phát hành, lưu ký, tự doanh được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng. Một vài công ty nhỏ chỉ có chức năng môi giới, hoặc tự doanh. Tất cả na ná giống nhau, vận hành theo cùng một quy trình, đi theo cùng một đường. Đến khi cơ quan quản lý có quy định yêu cầu các công ty tự doanh phải công khai danh mục đầu tư để tránh mâu thuẫn với quyền lợi nhà đầu tư, thì những công ty có quan hệ dây mơ rễ má với bộ phận quản lý quỹ đều thông báo chuyển danh mục cho nơi này.

Trong dịch vụ cung ứng cho khách hàng, công ty nào cũng hỗ trợ tài chính bằng cách sử dụng vốn tự có hoặc liên kết với ngân hàng. Khác biệt nếu có chỉ là chi tiết nhỏ như mức phí môi giới, phí hỗ trợ, thanh toán tiền chậm sau khi khớp lệnh... với đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì thế càng cạnh tranh, công ty chứng khoán càng đuối sức vì chiếc bánh thị trường cho đến giờ không “phình” ra bao nhiêu, mà có tới 105 đơn vị chứng khoán. Từ năm ngoái, khi thị trường thoái trào kéo dài, số công ty chứng khoán báo lỗ ngày một tăng lên.

Tăng tốc ở cua đường hẹp

11 năm qua, các công ty chứng khoán đã không tạo được một sự phát triển và nâng cấp khác biệt với chính mình. Tất cả na ná giống nhau, vận hành theo cùng một quy trình, đi theo cùng một đường.

Sự đào thải, xóa sổ hàng loạt công ty chứng khoán tới đây là việc khó tránh khỏi. Có thể chỉ khoảng 30-40 công ty duy trì hoạt động. Song, ngay cả trong số đó, cuộc thanh lọc vẫn chưa ngừng lại. Những công ty sống sót, vươn lên vững mạnh sẽ là những đơn vị biết chuyển hoạt động theo mô hình mới.

Mô hình mới đó là gì? Trước hết đó là sự chuyên sâu ở tầm quốc gia và xa hơn là khu vực. Nếu công ty chứng khoán A xác định mục tiêu trở thành nhà môi giới và coi đây là hoạt động trọng tâm, đội ngũ nhân viên môi giới của họ sẽ không chỉ đơn thuần nhận lệnh khách hàng, thông báo giao dịch hay cập nhật thông tin về công ty niêm yết. Sẽ xuất hiện những nhân viên môi giới đeo bám khách hàng, thuyết phục họ giao dịch và phí môi giới sẽ không chỉ là một ấn định cứng nhắc bởi công ty chứng khoán, mà phụ thuộc vào mức độ thành công trong đầu tư của khách hàng. Sẽ có những môi giới chuyên về cổ phiếu ngân hàng hoặc sản xuất tiêu dùng hoặc năng lượng hoặc dịch vụ... Phân công rõ hơn, sẽ có môi giới chuyên tiếp cận nhà đầu tư trẻ tuổi, hoặc trung niên, hoặc về hưu hoặc đầu tư lướt sóng hoặc trung, dài hạn... Nhờ đó nhân viên môi giới tạo nên bộ mặt của những nhà môi giới tên tuổi.

Với những công ty xác định hoạt động tư vấn, tự doanh là chính, sẽ phải tạo dựng thế mạnh mà đối thủ không có được, làm sao để khi thị trường đề cập đến sáp nhập, thí dụ trong lĩnh vực công nghiệp, người ta phải nghĩ ngay đến công ty chứng khoán B, đến bảo lãnh phát hành, tìm nhà đầu tư chiến lược cho những phi vụ tầm cỡ, giới chuyên môn buộc phải nhắc đến công ty chứng khoán C. Còn tự doanh, với việc “moi móc”, sàng lọc những công ty tiềm năng mới bước vào tuổi trưởng thành, có sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ấn tượng và đi kèm là sự chuyển động của giá cổ phiếu, thị trường không thể bỏ qua công ty chứng khoán D. Để vươn tới mức độ đó, cần đội ngũ nhân lực, nhưng quan trọng hơn là tầm nhìn chiến lược, hoạch định bước đi của đội ngũ lãnh đạo và cổ đông chủ chốt.

Hiện trên thị trường đã thấy bóng dáng những doanh nhân đang chuẩn bị “lăn mình” vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ chứng khoán. Họ đang chọn lọc và nhắm đến một số công ty chứng khoán, mà mục đích không chỉ là mua lại một giấy phép hoạt động. Công ty Chứng khoán TPHCM đã và đang được không ít doanh nhân “săm soi”. Trên thị trường đã có đánh tiếng sự kết hợp, “se duyên” của công ty chứng khoán với nhau. Giá cổ phiếu càng thấp, càng nhiều công ty lỗ, càng nhiều đơn vị có nguy cơ bị xóa sổ về vốn liếng, thì càng xuất hiện nhiều cơ hội cho người “đi săn”. Thế mới có chuyện lãnh đạo một công ty chứng khoán nhận định giá trị thực cổ phiếu của họ tầm 10.000-12.000 đồng, song thực tế chưa bao giờ giá giao dịch về mức này. Biết đâu cổ phiếu công ty ông đang được âm thầm thâu gom?

Một doanh nhân đang tìm mua công ty chứng khoán ví von chứng khoán là một trường đua, nơi những con ngựa về nhất, nhì, ba chỉ có thể thuộc dạng dai sức, giống tốt, bền bỉ, biết tăng tốc trên những cua đường hẹp với một nài ngựa có trình độ. Còn những chú ngựa đã quen sân cỏ, ỷ lại, giẫm lên lối mòn, hẳn sẽ không thể theo được cuộc đua lớn. Liệu trong hai, ba năm tới, cuộc đua công ty chứng khoán sẽ chứng kiến sự đăng quang của những gương mặt mới?

Lưu Hảo

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xử phạt cổ đông lớn Sông Đà 8 do giao dịch không báo cáo

Ngày 04/05, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Kỹ thuật...

Góc nhìn 08/05: Rung lắc?

CTCK Sài Gòn - Hà Nội đánh giá hiện tại VN-Index đang tiến sát tới ngưỡng cản trung hạn quanh vùng 1,250 điểm và những rung lắc, giằng co như trong phiên 7/5 dự báo...

Theo dấu dòng tiền cá mập 07/05: Tự doanh và khối ngoại giao dịch trái chiều

Phiên giao dịch ngày 07/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại giao dịch trái chiều. Trong khi tự doanh bán ròng hơn 1,067 tỷ đồng, khối ngoại mua ròng gần...

Thị trường UPCoM có 871 doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại cuối tháng 4/2024

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường UPCoM tháng 4/2024 có xu hướng giảm về chỉ số và thanh khoản so với tháng trước.

Chuỗi ngày bất ổn của doanh nghiệp than tư nhân có vốn ngàn tỷ

Chính thức đưa gần 118 triệu cp chào sàn UPCoM ngày 11/1/2024, cổ phiếu AAH của CTCP Hợp Nhất chứng kiến chuỗi ngày ảm đạm khi có hơn 20 phiên giảm liên tiếp.

TTCK có thêm 111 ngàn tài khoản trong tháng 4

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo về số lượng tài khoản giao dịch tới cuối tháng 4/2024.

Tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 780 tỷ đồng trên HNX

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 777 tỷ đồng cổ phiếu trong tháng 4/2024. Trong đó mua vào 1,887 tỷ đồng...

Cổ phiếu nào thường tăng trong tháng 5?

Dù người ta thường nói “Sell in May” tháng 5 những năm gần đây lại cho thấy bộ mặt hoàn toàn khác khi số lượng cổ phiếu thường tăng chiếm ưu thế rõ rệt so với phần...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 07/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

07/05: Đọc gì trước giờ giao dịch cổ phiếu?

Điểm lại những tin tức kinh tế - tài chính nổi bật trong 24h vừa qua.  


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98