Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm lấy cơ hội từ Nhật Bản

18/08/2011 09:52
18-08-2011 09:52:09+07:00

Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm lấy cơ hội từ Nhật Bản

Với 21,6 tỉ USD đăng ký, tính đến thời điểm hiện nay, Nhật Bản đứng thứ 4 trong 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại VN. Tuy nhiên, nếu xét về số vốn thực tế đã giải ngân, Nhật Bản luôn là quốc gia đứng đầu tại VN. Theo khảo sát của trang trực tuyến Kinh doanh Nikkei mới đây, VN đứng thứ nhất xét ở khía cạnh độ hấp dẫn về cơ sở sản xuất đối với DN Nhật Bản.

Sản xuất linh kiện điện tử của một DN Nhật Bản tại TP HCM.

Thực tế, Nhật Bản đang là đối tác chiến lược của VN trong nhiều mặt. Nhật Bản là nhà tài trợ song phương ODA lớn nhất, chiếm 30% tổng ODA của VN. Số lượng DN Nhật Bản đầu tư vào VN cũng tăng nhanh từ 100 (năm 2005) lên tới 1.000 DN vào năm 2010. Đứng trước xu hướng DN Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước, VN đang là một mục tiêu khá sáng giá.

Vì sao chọn VN ?

Nhật Bản vừa hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong lịch sử, kéo theo sóng thần và khủng hoảng hạt nhân. Đợt thảm họa kép này không chỉ gây ra những thiệt hại lớn về người và của, mà còn tạo nên những dư chấn về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Nhật Bản. Nhu cầu khôi phục sản xuất và xu hướng phân tán rủi ro ra nước ngoài của hàng loạt hãng công nghệ Nhật Bản đang tạo một “làn sóng” đầu tư mới ra nước ngoài. Thêm vào đó, Nhật Bản là nước có dân số già, nghèo tài nguyên. Do vậy, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài là yếu tố quan trọng với DN Nhật Bản.

Ông H. Yamaoka – Trưởng đại diện tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản – Jetro tại VN cho biết, ngoài các vấn đề kinh tế, đồng Yen tăng giá và khó khăn về nguồn cung ứng các phụ kiện nên xu hướng đầu tư sang Châu Á của các DN Nhật Bản ngày càng gia tăng. Theo điều tra của Bộ Kinh tế - Công nghiệp Nhật Bản, 97% DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Nhật Bản được hỏi cho biết bắt đầu chuyển hướng cung ứng phụ tùng từ nơi khác đến, trong đó chủ yếu là từ khu vực Châu Á. Trước đây, các DN chủ yếu đầu tư sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các DN Nhật Bản cảm thấy họ dường như không được hoan nghênh lắm ở Trung Quốc. Trong khi đó, VN có nguồn lao động dồi dào, chính sách, môi trường đầu tư tích cực. Do đó, phần lớn các DN Nhật Bản đều mong muốn đặt cơ sở sản xuất ở VN.

Theo đánh giá của ông Hideo Naito - Trưởng ban tài chính phụ trách đầu tư về năng lượng, nguồn nước và cơ sở hạ tầng (Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản), VN được coi như một vùng đất triển vọng cho các công ty nước ngoài bởi các yếu tố lao động trẻ, nhu cầu thị trường lớn, trình độ nhân lực ngày càng cao, ít rủi ro và cuối cùng đó là nền tảng xuất khẩu tới các nước thứ 3. Tuy nhiên, môi trường đầu tư của VN còn nhiều hạn chế, cụ thể là hạ tầng cơ sở còn đang trong giai đoạn phát triển, trong khi rất khó khăn để có được nguồn nhân lực quản lý. Đó là chưa kể tới thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp...

Trong tư thế sẵn sàng

Theo ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, các hoạt động xúc tiến đầu tư của các bộ ngành, địa phương đang được triển khai mạnh mẽ để đón dòng vốn từ Nhật Bản. Quan hệ giữa VN và Nhật Bản đã được lãnh đạo cấp cao của hai nước khẳng định là đối tác chiến lược của nhau. Chính phủ cũng khuyến nghị các bộ, ngành tích cực thúc đẩy quan hệ song phương. Thu hút đầu tư từ Nhật Bản thực sự là một trong những đòn bẩy quan trọng giúp VN tiếp tục phát triển.

Thực tế, thời gian qua, VN trở thành một căn cứ gia công lắp ráp tại khu vực, gắn với chuỗi sản xuất của Nhật Bản. Ông Trần Tuấn Anh - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, nhiều tập đoàn của Nhật Bản đã vào và tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở lắp ráp tại VN, từ đây cung ứng ra thế giới và khu vực. Tới nay, VN cũng đã hình thành được một số khu công nghiệp chuyên sâu như Thăng Long 1, 2; Nomura Hải Phòng... hoạt động có hiệu quả nhưng cũng chủ yếu thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực gia công lắp ráp...

Công nghệ gia công lắp ráp đã làm cho nhập siêu của VN tăng nhanh, giá trị gia tăng sản xuất trong nước thấp, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ hạn chế. Trong khi đó, VN vẫn chưa có những chính sách thỏa đáng nhằm phát triển mạnh khối DNVVN trong nước. Vì vậy dẫn đến, tình trạng mạng lưới lắp ráp trong nước đã hình thành mà không có DN phụ trợ bản địa cung ứng thiết bị phụ kiện đủ chất lượng, nên các DN lắp ráp vẫn phải nhập khẩu...

Xét về cơ hội đầu tư của Nhật Bản, năm 2010, vốn vay ODA của Nhật Bản dành cho VN là 1,41 tỉ USD. Năm 2011, Nhật Bản đã cam kết tăng ODA của VN lên 1,76 tỉ USD. Các DN Nhật Bản đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư sang khu vực Châu Á, trong đó có VN. Tiềm năng hợp tác với Nhật Bản còn rất lớn. Theo GS TS Tạ Ngọc Tấn - Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, thời điểm hiện nay là phù hợp để nước ta đẩy mạnh hợp tác trên mọi phương diện, trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh tế với Nhật Bản. VN có rất nhiều lý do để DN Nhật Bản chọn đầu tư. Xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào nước ta đang chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghệ.

Cũng theo ông Tấn, nước ta có nhiều nguồn tài nguyên chưa khai thác được, nếu với sự hợp tác của Nhật Bản đặc biệt là công nghệ cao để khai thác nguồn tài nguyên tiết kiệm nhất thì rất tốt. Tất nhiên cùng với việc đón nhận dòng đầu tư của Nhật Bản thì Chính phủ VN cũng cần phải gắn với nó vấn đề giải quyết môi trường, đặc biệt người Nhật có kinh nghiệm hơn 50 năm giải quyết vấn đề môi trường.

Cũng theo ông Trần Tuấn Anh, để thành công trong thu hút các công ty của Nhật Bản phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế tạo, điều kiện cần có là nguồn nhân lực chất lượng cao, điều kiện hạ tầng phù hợp và phải chú ý phát triển các trường dạy nghề có chất lượng, đặc biệt là phải đào tạo mạnh tiếng Nhật. Bên cạnh đó, để phát triển các khu công nghiệp chế tạo chuyên sâu đòi hỏi có sự hợp tác giữa Nhà nước và DN tư nhân của Nhật Bản và VN, đảm bảo cung ứng mặt bằng và hạ tầng khu công nghiệp tiêu chuẩn với giá thấp nhất để khuyến khích các DN Nhật Bản vào VN đầu tư kinh doanh lâu dài.

Bá Tú

diễn đàn doanh nghiệp



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đang điều tra Công ty Cây xanh Công Minh: Trúng thầu 'vô địch' 172/209 gói thầu

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao. Loại trừ các gói thầu chưa có kết quả, bị hủy, tỉ lệ...

Dự án đường dây 500kV mạch 3 đang gặp khó về thiết bị vật tư

Liên quan đến công tác thiết bị vật tư nhập khẩu cho dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), Bộ Công Thương đã có công...

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98