'Nhà nước không thể bao bọc các ngân hàng yếu kém'

25/10/2011 21:19
25-10-2011 21:19:15+07:00

'Nhà nước không thể bao bọc các ngân hàng yếu kém'

Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cho rằng việc sắp xếp, giải thể ngân hàng phải đặc biệt lưu ý tới quyền lợi người dân, song Nhà nước cũng không thể đứng ra bao bọc hết tài sản xấu của cả hệ thống.

- Tái cơ cấu ngân hàng là cần thiết, nhưng quan trọng là cách làm và lộ trình triển khai như thế nào. Từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông có gợi ý gì?

- Chúng ta cần chuẩn bị rất công phu trước khi tiến hành tái cơ cấu. Trước hết phải đánh giá thực trạng, để phân loại xem ngân hàng nào khỏe mạnh, ngân hàng nào yếu kém. Với các ngân hàng yếu kém, cần phân tích anh ta yếu kém về cái gì, công nghệ, trình độ quản lý, nhân lực hay thanh khoản, chất lượng tín dụng. Khi đã phân tích một cách toàn diện, thấu đáo, chúng ta mới xây dựng hệ thống giải pháp để xử lý, anh yếu đến đâu tôi hỗ trợ đến đó.

Trong trường hợp đã hỗ trợ mà không vực lên được, chúng ta mới tính tới chuyện sắp xếp lại. Ngay cả khi sắp xếp lại, cũng không cào bằng, tiến hành đại trà. Tùy thực trạng của từng ngân hàng mà chúng ta xem xét gọi vốn bên ngoài, nhà nước mua lại hay cho sáp nhập, giải thể. Tất cả các giải pháp đó phải triển khai trong một lộ trình hợp lý, đảm bảo tính hệ thống cao, vì nếu sắp xếp mà để đổ vỡ hệ thống là không được. Việc sắp xếp cũng phải làm sao để không chỉ mỗi ngân hàng đó mạnh mà cả hệ thống phải mạnh lên. Chúng ta cũng không thể vội vàng, làm ngay bây giờ sẽ rối, mà có khi là anh tốt không giữ lại đi giữ anh xấu thì rất nguy hiểm.

- Trong các giải pháp nêu trên, giải pháp nào hiệu quả và phù hợp với tình hình Việt Nam?

- Với bối cảnh của Việt Nam hiện nay phải dùng phối hợp tất cả các biện pháp đó. Hệ thống ngân hàng Việt Nam anh to anh nhỏ khác nhau, và ngân hàng to cũng có vấn đề của ngân hàng to, anh nhỏ cũng có vấn đề của anh nhỏ. Không nên cứng nhắc một mô hình tái cơ cấu để áp dụng với mọi loại ngân hàng. Cần theo bệnh của từng ngân hàng mà sắp xếp, xử lý cho hợp lý.

- Nếu phải dùng tới biện pháp đau đớn nhất là giải thể ngân hàng, theo ông cần lưu ý điều gì?

- Sắp xếp lại ngân hàng bao giờ cũng phải tính tới quyền lợi của người dân. Tiền gửi của người ta, tiền góp vốn của người ta không được để bị xâm phạm. Đấy là điều rất lưu ý.

- Nhưng Nhà nước sẽ lấy đâu ngân sách mà bù đắp khi ngân hàng đổ vỡ?

- Nhà nước không thể dùng ngân sách để trang trải hết được. Người gửi tiền đã có bảo hiểm tiền gửi bù đắp một phần nếu ngân hàng không đủ khả năng chi trả. Chúng ta cũng có thể nghĩ tới biện pháp mua lại nếu ngân hàng đó quá yếu kém, chứ không nhất thiết phải giải thể. Tất nhiên không phải mua tất, Nhà nước không thể bỏ tiền ra bao hết các ngân hàng yếu kém. Ngân hàng anh giá trị 10 đồng, nhưng tôi đánh giá anh còn nợ nần và làm thất thoát 8 đồng, nên tôi chỉ bỏ ra 2 đồng để mua. Sau khi chi 2 đồng để mua, Nhà nước có thể giao lại cho ngân hàng khác quản lý.

- Ngay cả trong trường hợp mua chọn lọc như vậy, ngân sách hiện nay có đáp ứng được không khi mà bối cảnh nợ công đang gia tăng?

- Vốn Nhà nước ở đây không nhất thiết là phải trích từ ngân sách. Ngân hàng Nhà nước có một lượng dự trữ rất lớn hay còn gọi là quỹ bảo toàn vốn. Số này đủ để đem ra dùng tái cơ cấu ngân hàng, vì như tôi nói chúng ta không phải mua nhiều, và có khi mua rồi chúng ta lại bán ngay cho đơn vị khác có nhu cầu, thậm chí có lãi.

- Nguyên bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá mới đây đặt vấn đề tại sao chúng ta cho ra đời những doanh nghiệp yếu kém để rồi giờ đây phải bàn cách xử lý nó. Theo ông, câu chuyện tương tự với ngành ngân hàng nên nhìn như thế nào khi mà cách đây 4-5 năm đã nở rộ phong trào thành lập mới hoặc nâng cấp ngân hàng?

- Đúng là 4-5 năm trước chúng ta có chủ trương cho thành lập ngân hàng, hoặc chuyển đổi ngân hàng nông thôn quy mô vốn và mạng lưới nhỏ thành ngân hàng đô thị với số vốn lớn hơn và phạm vi phục vụ lớn hơn. Lúc đó nền kinh tế đang thịnh hành, khả năng phát triển đang cao, nên chúng ta dự báo tương đối lạc quan và để quá trình thành lập, chuyển đổi ngân hàng diễn ra rất nhanh.

Nhưng chúng ta không thể lường trước được tình hình kinh tế thế giới suy giảm thế này và cũng không thể nhìn thấy những bất ổn vĩ mô nội tại bộc lộ nhanh thế này. Phải thừa nhận khả năng dự báo của chúng ta còn hạn chế. Giờ đây, khi điều kiện quản lý yếu, thanh khoản yếu thì dưới tác động của tình hình thế giới, những yếu kém nội tại bắt đầu bộc lộ ngay, nhất là ở những ngân hàng nhỏ năng lực kém.

- Kinh tế Việt Nam từng trải qua những lần đổ vỡ tín dụng và giải thể hợp tác xã tín dụng, và chính ông khi còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những năm 1990 đã phải đi giải quyết chuyện đó. Vậy tại sao ngành ngân hàng không rút ra bài học kinh nghiệm cho mình?

- Nhìn chung khâu dự báo và khả năng quản lý của chúng ta còn nhiều vấn đề. Nhưng nó cũng phụ thuộc nhiều vào tư duy của người quản lý đương thời. Và nếu người quản lý ngành đoán không trúng thì Nhà nước, nền kinh tế và người dân phải chịu hậu quả.

Song Linh thực hiện

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với NHNN xử lý tình trạng sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98