DMH và IMP có dấu hiệu xuất khống hóa đơn

02/11/2011 07:08
02-11-2011 07:08:08+07:00

VỤ TỐ CÁO SAI PHẠM TRONG MUA BÁN TIỀN CHẤT GÂY NGHIỆN PSE

DMH và IMP có dấu hiệu xuất khống hóa đơn

Công ty Dược Minh Hải (DMH)  và Công ty Imexpharm (IMP) có dấu hiệu xuất khống hóa đơn và bán thuốc có tiền chất ma túy sai quy định.

Từ giữa năm 2011, tám công ty dược phía Nam (một công ty đã rút chữ ký) đã gửi đơn tập thể tố cáo Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường “ưu ái” cho BV Pharma và một số công ty “sân sau” nhập tiền chất gây nghiện Pseudoephedrine HCl (PSE) và cấp số đăng ký thuốc “phá rào” nhưng lại buông lỏng quản lý. Họ đặt nghi vấn liệu PSE có bị tuồn ra ngoài bán cho bọn buôn ma túy. Tuy nhiên, sau khi Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Trung ương, Thanh tra Bộ Y tế vào cuộc kiểm tra, xác minh thì khẳng định BV Pharma và cục trưởng Cục Quản lý dược đều tuân thủ đúng pháp luật việc nhập, sản xuất, mua bán tiền chất PSE.

Song song đó, Bộ Y tế cũng lập đoàn thanh tra việc nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, phân phối sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc của một số trong bảy công ty dược tố cáo. Kết quả có hai công ty là Công ty Cổ phần Dược Minh Hải (Cà Mau) và Imexpharm có nhiều vi phạm trong hoạt động này.

Dược Minh Hải xuất hóa đơn khống tiền tỉ?

Ngày 3-10, Thanh tra Bộ Y tế đã làm việc với Công ty Cổ phần Dược Minh Hải. Về phân phối sản phẩm, công ty này bán hơn 2 triệu viên thuốc hướng tâm thần Armincort không đúng quy định. Loại thuốc viên nén Artenfed có chứa thành phần PSE, tuy nhiên Minh Hải bán cho hai khách hàng không có hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Đó là cửa hàng số 42, Công ty Cổ phần Dược phẩm quận 10 và Công ty Cổ phần Vật tư Y tế Dược 10 (Lào Cai). Từ ngày 22-11-2010 đến 5-3-2011, Công ty Minh Hải đã xuất năm hóa đơn bán hàng cho Công ty Cổ phần Vật tư Y tế Dược 10 với số lượng hàng triệu viên thuốc Artenfed, với số tiền khoảng 3 tỉ đồng. Có điều lạ là trong ngày 16-12-2010, Minh Hải đã xuất bán cho công ty này đến hai hóa đơn. Tuy nhiên, khi thanh tra xác minh thì công ty ở Lào Cai cho biết họ không mua bất kỳ loại thuốc nào của Công ty Minh Hải như nội dung hóa đơn Minh Hải cung cấp cho thanh tra.

Về thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, từ tháng 1-2010 đến 4-2011, Công ty Minh Hải được Sở Y tế tỉnh Cà Mau giao nhiệm vụ bán lẻ thuốc gây nghiện cho bệnh nhân trên địa bàn TP Cà Mau. Qua kiểm tra năm đơn mua thuốc của bệnh nhân thì có một đơn thuốc Morphin HCl 0,01g/ml (thuốc gây nghiện) nhưng công ty đã bán quá ngày kê đơn thuốc theo quy định. Bán đơn thuốc gây nghiện đợt 5, công ty Minh Hải không có giấy xác nhận của trạm y tế xã về thông tin bệnh nhân còn sống, không ghi số CMND của người nhà bệnh nhân.

Ngoài ra, Công ty Minh Hải đã mua 500 kg nguyên liệu PSE của Công ty Yteco khi chưa có duyệt dự trù của Cục Quản lý dược Bộ Y tế (ngày 14-3-2011) và còn sản xuất Armincort có nhãn không đúng với mẫu nhãn được duyệt và sai số trong số liệu thuốc trong sổ sách, lưu kho…

Imexpharm xuất khẩu thuốc có tiền chất trái phép

Tiếp đến ngày 5-10, Thanh tra Bộ Y tế đã làm việc với Công ty Imexpharm và phát hiện từ đầu năm 2010 đến tháng 9-2011, Imexpharm phân phối thuốc Nucofed cap chứa Codein base 10 mg và PSE 30 mg không đúng đối tượng. Trong đó xuất khẩu thuốc Nucofed cap cho Công ty Indochina Pharma Co.Ltd (Campuchia) khi không có giấy phép xuất khẩu của Bộ Y tế. Năm 2011, Imexpharm còn xuất khẩu thuốc viên nén Andol F VNE có chứa tiền chất ma túy cho Công ty Indochina Pharma nhưng cũng không có giấy phép xuất khẩu. Ngoài ra, Imexpharm còn thiếu báo cáo về việc sử dụng nguyên liệu gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất như quy định của Bộ Y tế.

Tất cả những sai phạm trên, lãnh đạo Công ty Minh Hải và Imexpharm thừa nhận là đúng.

Trước đó, lãnh đạo các công ty dược trên tố cáo Cục trưởng Trương Quốc Cường về những khuất tất, bất thường trong vụ cấp phép mua tiền chất PSE nhanh chóng cho một số công ty. Tuy nhiên, chính họ lại mắc những sai phạm khá nghiêm trọng trong mua bán, kinh doanh thuốc có tiền chất PSE.

theo PHÁP LUẬT TPHCM



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, APH ghi nhận lợi nhuận sau thuế kỷ lục

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn An Phát Holdings (APH) ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 3,388 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp APH đạt 419 tỷ đồng, tăng 24% với cùng kỳ...

Đâu là điểm khác biệt giữa Viettel Construction và các TowerCo khác trên thị trường? 

Trong thời gian gần đây, Viettel Construction liên tiếp đón các đoàn Quỹ, nhà đầu tư nhằm mục tiêu trao đổi cơ hội hợp tác và mở rộng kinh doanh tại thị trường nước...

MB tiếp tục vào Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất

Phát triển hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo định hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như đẩy mạnh áp...

TNG Holdings Vietnam tiếp sức giấc mơ đến trường cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn

Tiếp sức cho những giấc mơ thay đổi cuộc đời của các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, TNG Holdings Vietnam đã trao tặng 15 suất học bổng TNG Share, mỗi...

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023 do AirlineRatings bình chọn

Vietjet vừa được bình chọn là “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023” (World’s Best Low-Cost Airline Onboard Hospitality 2023”) và...

Ông Nguyễn Trọng Hiền được bầu làm Chủ tịch HĐQT GELEX

Tại phiên họp đầu tiên ngay sau ĐHĐCĐ thường niên 2023, HĐQT Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) đã bầu ông Nguyễn Trọng Hiền làm Chủ tịch HĐQT cho thời gian còn lại của...

Năm 2023, Gelex Electric đặt mục tiêu lợi nhuận gần 1,000 tỷ đồng

Đó là thông tin đáng chú ý trong tài liệu ĐHĐCĐ vừa công bố năm 2023 của CTCP Điện lực GELEX (Gelex Electric, UPCoM: GEE). Cùng với đó, Công ty có kế hoạch mở rộng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98