Nguồn gốc lợi nhuận của Top doanh nghiệp tăng trưởng nhất quý 3/2011

28/11/2011 14:18
28-11-2011 14:18:12+07:00

Nguồn gốc lợi nhuận của Top doanh nghiệp tăng trưởng nhất quý 3/2011

(Vietstock) – Quý 3/2011, những khó khăn về kinh tế, áp lực lạm phát, lãi suất, tỷ giá được bộc lộ rõ nét thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bằng nhiều cách khác nhau, không ít doanh nghiệp đã đạt mức lợi nhuận “ngoài sức tưởng tượng”.

Thống kê báo cáo tài chính quý 3/2011 của gần 700 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán, có hơn 200 doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng lợi nhuận dương so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 1: Top 10 DN có lợi nhuận tăng trưởng mạnh quý 3/2011

Nguồn: VietstockFinance

Dẫn đầu về lợi nhuận quý 3/2011 là VCV của CTCP Vận tải Vinaconex với mức tăng hơn 62 lần so với cùng kỳ, mặc dù xét về mặt giá trị tuyệt đối chỉ có 1.63 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất kể trong vòng 2 năm trở lại đây. Có thể thấy, việc cắt giảm các khoản chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý đã giúp công ty đạt mức lợi nhuận này.

Xếp thứ hai, lợi nhuận sau thuế quý của CTCP XNK Lâm Thủy sản Bến Tre (HOSE: FBT) tăng gần 47 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 7.56 tỷ đồng. Theo giải trình từ phía FBT, do tình hình nuôi tôm nguyên liệu khả quan trong vụ 1 (6 tháng đầu năm), nên công ty tiếp tục triển khai nuôi tiếp vụ 2 với gần 200 ao tôm sú và tôm thẻ. Lợi nhuận quý 3 chủ yếu đến từ thu hoạch của 80 ao tôm sú và 50 ao tôm thẻ. Hai năm liền trước FBT đều có lợi nhuận âm, tuy nhiên, kể từ quý 2/2011 đã kinh doanh có lãi.

Các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành thủy sản với FBT như VTF, AGD, AAM, AGF, ANV, HVG, VHC, ABT, TS4… đều có mức tăng trưởng lợi nhuận dương so với cùng kỳ 2010. Điểm chung góp phần giúp các doanh nghiệp này có lợi nhuận tăng là do nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủy sản tăng cao, dẫn đến giá cả cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngành thủy sản luôn đối mặt với tình trạng khan hiếm nguyên liệu, nên nhiều doanh nghiệp chủ động đầu tư các vùng nuôi giúp giảm chi phí.

CTCP Thép Bắc Việt (HNX: BVG) có lợi nhuận ròng quý 3 tăng 21 lần so với cùng kỳ khi đạt gần 11 tỷ đồng. Lợi nhuận này đến chủ yếu từ nguồn doanh thu tài chính đột biến lên đến 40 tỷ đồng do chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Kim khí Bắc Việt.

Với KMR, liên tục hai quý (2 và 3) công ty đều có lợi nhuận đột biến so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, quý 2 lợi nhuận ròng đạt 8.5 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2010. Bước sang quý 3, dù lợi nhuận có giảm xuống còn 3.3 tỷ đồng, nhưng vẫn tăng hơn 14 lần so với quý 3/2010. Công ty cho biết, sở dĩ lợi nhuận đột biến là do chính sách tăng giá bán ở tất cả các loại sản phẩm. Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng tăng lên.

Trong khi đó, cả hai doanh nghiệp ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở Bình Định là Khoáng sản Sài Gòn – Qui Nhơn (HNX: SQC) và Khoáng sản Bình Định (HOSE: BMC) đều có mức lãi ròng trong quý 3 đột biến so với cùng kỳ. Cụ thể, SQC đạt gần 31.66 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (gấp gần 14 lần cùng kỳ), BMC cũng đạt trên 30 tỷ đồng lợi nhuận (gấp 9 lần). BMC giải thích, do điều kiện nguyên liệu thuận lợi, sản lượng khai thác của công ty ổn định, trong khi giá thành sản xuất không quá cao góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh. Việc thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty thuận lợi hơn, bên cạnh đó giá cả và sản lượng các mặt hàng đều tăng dẫn đến kết quả kinh doanh đột biến. SQC cũng có giải thích tương tự khi cho biết, nhà máy sản xuất Titan của công ty đã hoạt động tương đối ổn định nên các chỉ tiêu như doanh thu, sản lượng và lợi nhuận cũng tăng mạnh.

Trường hợp của CTCP Sản xuất, thương mại và dịch vụ ô tô PTM (HNX: PTM) có mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 10 lần trong quý 3, dù con số tuyệt đối chỉ là 502 triệu đồng. Việc chuyển đổi từ hoạt động sản xuất cơ khí vốn gặp nhiều khó khăn sang lĩnh vực hoàn toàn mới là kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô, bán buôn, bán lẻ xe ô tô con... đã giúp công ty phát sinh lợi nhuận ở quý 3 thay cho mức lỗ liên tục gần 900 triệu đồng ở hai quý trước. Ông Đỗ Tiến Dũng, Tổng Giám đốc PTM cho biết, công ty thực hiện thành công đợt phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ nên giúp giảm áp lực vay vốn cũng như giảm chi phí lãi vay. Ngoài ra, số tiền thu về từ phát hành cổ phiếu được dùng theo tiến độ sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh. Khoản tiền tạm thời chưa sử dụng đến, công ty đã gửi ngân hàng, từ đó phát sinh lợi nhuận, góp phần đáng kể, đưa lợi nhuận trong quý tăng đột biến.

Một số doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý 3 như SDD với 170 triệu đồng, tăng trên 6 lần so với cùng kỳ; ACL đạt 29.64 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 5.6 lần và TMP cũng tăng gần 5 lần với khoảng 33 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp khác như TDW, PVE, PXT, ALP, VE3, PAN và LHG đều có mức tăng trưởng lợi nhuận quý 3 hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2010. 

Tính chung trong 9 tháng đầu năm, cũng có khoảng 200 doanh nghiệp đạt lợi nhuận tăng trưởng dương so với cùng kỳ, tuy nhiên số doanh nghiệp có mức tăng đột biến chỉ chiếm số lượng khiêm tốn. Tiêu biểu nhất là VTF với mức tăng trưởng lợi nhuận 9 tháng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm trước khi đạt 127 tỷ đồng, EPS 9 tháng của VTF lên đến 7,047 đồng. Với lợi thế hoạt động trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, giá cả các sản phẩm này trên thị trường liên tục tăng cao đã nên sự trưởng trưởng lợi nhuận khá liên tục cho VTF từ đầu năm đến nay. Một số doanh nghiệp khác như PVG, TXM, AGD, BMC, MTG, PDC, KMR, VPL và VIC đạt mức tăng trưởng lợi nhuận từ 2 đến hơn 4 lần so với 9 tháng của năm 2010.

Bảng 2: Top DN có lợi nhuận tăng trưởng mạnh 9 tháng 2011

Nguồn: VietstockFinance

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thì việc tạo và duy trì được sự tăng trưởng là nỗ lực đáng khích lệ của các doanh nghiệp và là “niềm an ủi” lớn cho các cổ đông thay vì phải gánh chịu sự thua lỗ hay lợi nhuận sụt giảm so với nhiều doanh nghiệp khác.

Tính đến 28/11, trong số hơn 660 doanh nghiệp niêm yết (chưa bao gồm chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm) trên hai sàn có tổng cộng 76 doanh nghiệp báo lỗ 9 tháng đầu năm. VSP có mức lỗ lớn nhất với gần 324 tỷ đồng, tiếp theo là SAM với trên 111 tỷ đồng và TCS đứng thứ ba với 84.5 tỷ đồng.

Viết Vinh





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PVI đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng, dự kiến thấp nhất 5 năm

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên, CTCP PVI (HNX: PVI) dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1,090 tỷ đồng trong năm 2025, giảm 3% so với năm 2024. Đây cũng...

TDC đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi sau năm lãi kỷ lục, muốn vay ngân hàng hơn 400 tỷ

Sau năm 2024 lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) đặt kế hoạch kinh doanh 2025 thận trọng với lợi nhuận sau thuế giảm...

VPI trình ĐHĐCĐ đổi tên công ty, mục tiêu lãi sau thuế 2025 tăng 15%

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST (HOSE: VPI) đề xuất kế hoạch kinh doanh 2025 với tổng doanh thu 2,450 tỷ đồng và lãi sau...

Lãi giảm hơn nửa sau kiểm toán, cổ phiếu TTF sàn liên tiếp trước cú sốc thuế Mỹ 

Từng đạt đỉnh hơn 17,000 đồng/cp, nay giá cổ phiếu TTF "rẻ hơn trà đá", nằm sàn liên tục sau thông tin áp thuế mới của Mỹ. Song song đó, BCTC kiểm toán năm 2024 của...

ĐHĐCĐ TCL: Lập tổ đánh giá tác động thuế quan của Trump, bầu Chủ tịch mới

Sáng 04/04, CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (HOSE: TCL) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 trong bối cảnh ngành logistics đối mặt nhiều biến động quốc tế...

ITA lên kế hoạch doanh thu, lợi nhuận 2025 gấp đôi năm trước

CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (UPCoM: ITA) lên kế hoạch 2025 với tổng doanh thu và thu nhập hơn 771 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 234 tỷ đồng, đều gấp đôi...

KDH đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 23%, đang thực hiện thủ tục mở bán 2 dự án thấp tầng tại Bình Trưng Đông

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) dự kiến hoàn tất cấp sổ cho khách hàng tại dự án The Privia và mở bán 2 dự án...

Ngành bia bước vào năm 2025 với tâm thế phòng thủ

Dù kỳ vọng vào cơ hội phục hồi, các doanh nghiệp bia lớn vẫn thận trọng trước sức tiêu dùng yếu, cạnh tranh gay gắt và rủi ro từ luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Kế...

Doanh nghiệp địa ốc trước tiềm năng hình thành “siêu thành phố”

Việc sáp nhập tỉnh đang được đẩy nhanh, theo chuyên gia, trong xu hướng đó phía Nam có 3 địa phương tiềm năng hình thành một “siêu thành phố”. Hạ tầng tăng cường...

Vinasun dự kiến lãi sau thuế 2025 giảm 36%, kế hoạch đầu tư 400 chiếc xe hybrid trong năm nay

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Ánh Dương Việt Nam (HOSE: VNS) không chỉ đề ra kế hoạch kinh doanh thận trọng mà còn giảm tỷ lệ cổ tức của năm...


Hotline: 0908 16 98 98