Sức khỏe ngân hàng: Cần minh bạch trước khi tái cấu trúc

01/11/2011 15:39
01-11-2011 15:39:13+07:00

Sức khỏe ngân hàng: Cần minh bạch trước khi tái cấu trúc

Chính phủ đang rốt ráo khởi động tái cơ cấu thị trường tài chính, trong đó, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tài chính. Trao đổi với ĐTCK, ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, việc tái cơ cấu này cần phải bắt đầu từ sự minh bạch thông tin về hiện trạng "sức khoẻ" của các NHTM.

Tại sao lại bắt đầu từ sự minh bạch khi một dữ liệu quan trọng để đo lường "sức khoẻ" của các ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu đã được công khai?

Đúng là số liệu này đã được công khai ở chỗ này chỗ kia, nhưng không ít con số thiếu thống nhất, nên chưa thực sự tin cậy. "Bốc thuốc" mà dựa trên thông tin bắt bệnh chưa chuẩn xác thì rất nguy hiểm. Bởi vậy, để xây dựng một kịch bản chi tiết về tái cơ cấu thị trường tài chính, mà trước hết là các NHTM và tổ chức tài chính, cần có những đánh giá toàn diện, sâu sắc về hiện trạng hoạt động của các tổ chức này. Trên cơ sở nhận diện rõ điểm mạnh, yếu của từng đơn vị mà đưa ra phương án xử lý. Dù tái cơ cấu theo bất kỳ phương án nào, thì cũng phải tuân thủ nguyên tắc xuyên suốt là luôn giữ ổn định thị trường ngay từ quá trình chuẩn bị, đến triển khai các hoạt động tái cơ cấu nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn.

Mới đây Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là không thể chậm trễ và phải thực hiện bằng cách cắt giảm số lượng các đơn vị này. Theo ông, Việt Nam cần bao nhiêu NHTM là hợp lý?

Nếu so với quy mô của nền kinh tế, thì số lượng ngân hàng và tổ chức tài chính hiện khá nhiều và gia tăng khá nhanh trong vài năm gần đây. Điều đáng ngại hơn là chất lượng dịch vụ tài chính lại chưa tăng tương xứng với tốc độ ra đời của các NHTM, cũng như nhu cầu của DN và nền kinh tế. Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau về số lượng và chất lượng hoạt động của hệ thống NHTM, nên muốn sớm đi đến thống nhất trong tư duy và hành động, cơ quan quản lý cần công bố bức tranh thực về hiện trạng hoạt động của hệ thống NHTM. Bởi vậy, còn quá sớm để đưa ra đáp án cho câu hỏi Việt Nam cần bao nhiêu NHTM là vừa, bởi số lượng bao nhiêu tuỳ thuộc vào mục tiêu tái cơ cấu thị trường tài chính với các cấu phần: thị trường tín dụng, TTCK và thị trường nợ mà Chính phủ mong muốn.

Ý ông là việc cắt giảm số lượng NHTM phải đặt trong mối tương quan với chiến lược phát triển TTCK và thị trường nợ?

Đúng vậy, do hoàn cảnh lịch sử mà suốt một thời gian dài, các DN và nền kinh tế quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng. Điều này đang bộc lộ không ít bất cập không dễ khắc phục khi trình độ phát triển của nền kinh tế ngày càng tinh vi và phức tạp. Bởi vậy, nhu cầu tất yếu khách quan đặt ra là các giải pháp tái cơ cấu hệ thống NHTM không thể không tính đến sự tương thích và hài hoà với định hướng phát triển TTCK và thị trường nợ. Trong đó, quan trọng là "miếng ghép" của kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần tạo ra được các khớp nối, để kết dính với TTCK và thị trường nợ, nhằm tạo thuận lợi cho thị trường tài chính phát triển đồng bộ, hiệu quả. Dĩ nhiên, đây là mục tiêu dài hạn, nhưng không vì thế mà ngay từ bây giờ bỏ qua việc điều phối về chính sách trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển thị trường tài chính cho thời gian tới.

Theo ông, để tái cơ cấu thị trường tài chính thành công, cần định hướng phát triển TTCK và thị trường nợ trong những năm tới ra sao?

Hiện TTCK và thị trường nợ đã được quan tâm phát triển, nhất là TTCK. Tuy nhiên, sự phát triển của TTCK chưa đạt tốc độ như kỳ vọng, nên cần có giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững hơn trong thời gian tới. Định hướng giải pháp cho vấn đề này phải từng bước khắc phục được tình trạng bất thường hiện nay là khi thị trường tiền tệ sôi động, thì TTCK cũng hứng khởi và ngược lại, khi thị trường tiền tệ khó khăn thì TTCK lại rơi vào tình trạng èo uột như thời điểm hiện tại. Cùng với đó, định hướng phát triển 3 thị trường: tiền tệ, chứng khoán và nợ phải nhằm hỗ trợ đắc lực cho nhau để phát huy thế mạnh, nhưng đồng thời phải giảm thiểu được những khiếm khuyết mang tính đặc thù của mỗi thị trường, nhằm đa dạng hoá kênh huy động vốn cho DN và nền kinh tế. Tái cấu trúc thị trường tài chính là việc rất phức tạp, cần được triển khai sớm và cẩn trọng, nhưng không thể nóng vội.

Hữu Hòe thực hiện

đầu tư chứng khoán





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

OCB tham gia sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) đã mang đến sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 những trải nghiệm số ưu việt nhất từ phiên bản OCB OMNI 4.0 và...

Đề xuất điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trong đó, dự thảo dành 1 chương...

TP HCM yêu cầu ngân hàng kiểm tra các đại lý thu đổi ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng cần tổ chức thực hiện kiểm tra các đại lý đổi ngoại tệ được ủy quyền; kiểm tra, kiểm soát hoạt động...

Lãi suất hạ nhiệt, người dân bắt cơ hội vay mua nhà, đầu tư kinh doanh

Lãi suất hạ nhiệt, dòng tín dụng được khơi thông cùng chính sách cho vay hấp dẫn từ các ngân hàng đang giúp người dân có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn...

Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số quốc gia ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật. Tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đã đạt...

Tăng lãi suất sẽ là xu hướng trong dài hạn?

Đầu tháng 5, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng bắt đầu tăng trên diện rộng và ở tất cả các kỳ hạn.

Nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch được thực hiện trên kênh số

Nhiều nghiệp vụ ngân hàng cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví...

Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng

Mới đây, Công ty chứng khoán DNSE đưa ra dự báo giá cổ phiếu của một ngân hàng vừa “chào sàn” HOSE trong quý 1 năm 2024 sẽ tăng trong thời gian tới.

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98