Thất bại của hệ thống G7 mart: Nhiều đối đầu, ít kết nối

08/11/2011 09:25
08-11-2011 09:25:51+07:00

Thất bại của hệ thống G7 mart: Nhiều đối đầu, ít kết nối

Cho đến thời điểm này, hệ thống G7 Mart chỉ còn duy nhất một giám sát và hai nhân viên bán hàng để phân phối hàng hoá xuống hệ thống của mình cũng như các cửa hàng thành viên trên toàn địa bàn TP.HCM.

Thực tế này trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 cách đây hơn bốn năm, khi hệ thống này khai trương hoành tráng tại dinh Thống Nhất (TP.HCM).

Những cửa hàng tiện lợi thế này hiện chỉ còn một số ít tại TP.HCM, tuy nhiên sắp tới sẽ biến mất khỏi thị trường.

Tham vọng quá lớn

Vào thời điểm 2006, khi công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 đưa 500 cửa hàng tiện lợi mang tên G7 Mart trên cả nước (110 cửa hàng trên địa bàn TP.HCM) vào hoạt động, ông Vũ đã tuyên bố, mục tiêu của hệ thống các cửa hàng G7 Mart là hỗ trợ mạnh mẽ chiến lược phát triển thương hiệu Việt và trở thành hệ thống phân phối nội địa làm đối trọng với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, với mục tiêu trên, G7 Mart sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức khi đối đầu trực diện với những thương hiệu bán lẻ trong nước cũng như nước ngoài như Co.opmart, Maximark hay Metro.

Tuy nhiên, ông Vũ cho rằng, G7 Mart đã có sự chuẩn bị rất kỹ trong một thời gian dài. Ngoài ra, ông Vũ cho biết thêm, ở thời điểm đó, trên cả nước có hơn 160.000 cửa hàng bán lẻ, trong đó có khoảng 10.000 cửa hàng quyết định đến 70% doanh số của các nhà sản xuất. G7 Mart sẽ tập trung nhắm vào 10.000 cửa hàng này – vốn thuộc chuỗi phân phối của nhà sản xuất. Vậy nên, mục tiêu này khiến G7 Mart đối đầu trực tiếp với chính những nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hoá cho mình, và không có được những mặt hàng tốt để bán, cũng như mức giá rẻ để cạnh tranh.

Thực tế là G7 Mart đã phải đối đầu với việc này trong suốt bốn năm qua khi luôn phải nhập hàng với giá cao, thậm chí có thời điểm không có hàng để bán. Một giám sát bán hàng từng làm ở G7 Mart (đề nghị giấu tên) cho biết, trong hơn 1.000 mặt hàng G7 Mart thường xuyên phân phối, khoảng 80% có mức giá cao hơn những nhà phân phối khác. “Không những không đàm phán được với nhà sản xuất để có được mức giá thấp, mà G7 Mart luôn bị xem như con ghẻ. Những mặt hàng bán chạy chỉ được nhà sản xuất rót xuống một cách rất nhỏ giọt và lúc có, lúc không. Điều này khiến G7 Mart mất lòng tin của các cửa hàng”, vị giám sát bán hàng nhận định.

Chỉ còn bảng hiệu

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống G7 Mart là tham vọng của doanh nghiệp này quá lớn, trong khi lĩnh vực này bị cạnh tranh từ những nhà bán lẻ trong và ngoài nước một cách khốc liệt. Bên cạnh đó, ông Doanh nhận định thêm, G7 Mart đã khởi đầu một bước quá dài so với năng lực tài chính của mình. “Nguyên nhân chính khiến hệ thống G7 Mart sụp đổ là do doanh nghiệp này không thể kết nối được với các nhà sản xuất. Đây là bài học quý giá cho những doanh nghiệp khác nếu có ý định tham gia lĩnh vực phân phối bán lẻ”, ông Doanh nói.

Việc thuê một doanh nghiệp khác làm logistics cũng khiến hàng hoá của G7 Mart không thể cạnh tranh. Không chỉ vướng vấn đề giá cao, theo nhận xét của một nhân viên bán hàng của hệ thống này, việc giao đứt khâu giao hàng cho một doanh nghiệp khác khiến G7 Mart mất dần khách hàng. “Đến cửa, bỏ hàng xuống và lấy tiền đi về. Với phong cách này, không khách hàng nào muốn lấy hàng cả”, nhân viên trên cho biết.

Chính vì thế, hoạt động không bao lâu, hệ thống này phải chấp nhận cắt thị trường miền Bắc, rồi đến miền Trung, sau đó là miền Tây Nam bộ và cuối cùng chỉ còn thị trường TP.HCM sau hơn bốn năm hoạt động. Hiện, đội nhân viên bán hàng của G7 Mart chỉ còn hai người, chủ yếu để giải quyết hàng tồn kho. Trên 100 cửa hàng tiện lợi mang tên G7 Mart ở khu vực TP.HCM giờ đã giảm hơn một nửa, tuy nhiên số cửa hàng này hiện cũng chỉ còn cái bảng hiệu là của G7 Mart. Những cửa hàng do G7 Mart đầu tư tại TP.HCM hiện chỉ còn bốn cái, giảm 1/3 so với trước đây. Tuy nhiên, những cửa hàng này hiện cũng hoạt động cầm chừng để chờ bán hết hàng hoặc hết hợp đồng thuê nhà.

G7 chuyển hướng

Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị qua điện thoại, bà Võ Thị Hà Giang, giám đốc truyền thông, đối ngoại của công ty cổ phần Trung Nguyên (đơn vị phát triển G7) cho biết, cho đến thời điểm này, nói G7 Mart đóng cửa cũng được mà nói chưa cũng được, bởi Trung Nguyên đang triển khai dự án hợp tác với Ministop (Nhật Bản) mở các cửa hàng tiện lợi theo mô hình combo, kết hợp bán tạp hoá với bán thức ăn nhanh và người đi mua sắm có thể ngồi tại cửa hàng để ăn thức ăn mua ở khu tạp hoá. Với dự án này, bà Giang cho biết, những cửa hàng tiện lợi G7 Mart có vị trí đẹp sẽ được chuyển đổi sang Ministop. Cửa hàng đầu tiên của dự án này sẽ được khai trương vào cuối tháng 11 tới tại TP.HCM.

Với dự án mới, dự kiến trong năm đầu tiên, G7 Mart và Ministop sẽ mở ít nhất 100 cửa hàng và tối thiểu là 500 cửa hàng trong năm năm tiếp theo đó.

Ca Hảo

sài gòn tiếp thị



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Dự thảo Nghị định DPPA tập trung vào việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; giữa đơn vị phát điện và...

Thị trường tín chỉ carbon TP.HCM và những câu hỏi

Nắng nóng bao vây con người mọi lúc mọi nơi. Chưa bao giờ mà người dân khắp cả nước trải qua một kỳ nghỉ lễ 30/04-01/05… cháy bỏng như năm nay. Điều này đã thật sự...

4 tháng đầu năm 2024, cả nước mới giải ngân vốn đầu tư công hơn 115,000 tỷ đồng

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang...

Alibaba có thể đầu tư 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam?

Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng đầu năm 2024

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1.55 triệu lượt, cao hơn 58.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế...

Số lượng nhà cung ứng cho Apple tại Việt Nam cao thứ 4 toàn cầu

Báo cáo của Apple về danh sách nhà cung ứng toàn cầu cho thấy Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 4 thế giới.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước đạt trên 522 ngàn tỷ đồng

Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhờ...

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong tháng 4/2024 ước tính tăng 0.8% so với tháng trước và tăng 6.3% so với cùng kỳ năm trước.

TP.HCM xin tự quyết định vị trí việc làm đặc thù

TP.HCM phát sinh nhiều vị trí việc làm đối với công chức, viên chức thực sự cần thiết và phù hợp nhưng lại chưa có trong quy định tại thông tư của các bộ, ngành...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98