Hỗ trợ nông nghiệp nông thôn: Làm sao trúng mục tiêu?

29/05/2012 23:20
29-05-2012 23:20:59+07:00

Hỗ trợ nông nghiệp nông thôn: Làm sao trúng mục tiêu?

Đã có lời cảnh báo từ các nhà kinh tế lo ngại rằng sẽ có hiện tượng "đổ vỡ" hàng loạt các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy hải sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nếu như chính sách tín dụng và thị trường không có những quyết sách kịp thời, phù hợp với khó khăn của thị trường tiêu thụ ở các nước đang nhiều rào cản như hiện nay.

Mấy ngày nay, công nhân của Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) đã trở lại làm việc, sau khi Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của DN (DATC) của Bộ Tài chính vào cuộc để xử lý các khoản nợ tồn đọng của doanh nghiệp (DN) này, ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Theo các nguồn tin chính thức, một số ngân hàng đã mở cửa khả năng cấp vốn cho Bianfishco, đồng nghĩa với việc các đơn hàng sẽ có điều kiện để được nối lại. Có nghĩa là dòng tiền cũng được khơi thông, sản xuất phục hồi sau nhiều tháng các cơ xưởng của DN này ngừng hoạt động, đưa hàng nghìn lao động vào cảnh mất việc làm.

“Bianfishco là điển hình của việc quản trị công ty kém, dẫn tới thanh khoản yếu. Khi dòng tiền lỗi nhịp đã khiến cho DN đột ngột lâm cảnh nợ nần, dẫn tới khả năng đổ vỡ, dù đây là một đơn vị có thương hiệu, có khách hàng…”, Phó Tổng giám đốc một công ty kiểm toán quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam nhìn nhận như vậy về trường hợp “chết lâm sàng”  của Bianfishco.

Sự đầu tư chóng vánh để nhanh chóng tự chủ về sản xuất như trường hợp của Thủy sản Bình An không phải là cá biệt. Mở rộng quy mô, bổ xung thêm lĩnh vực sản xuất, đầu tư luôn là điển hình về tư duy năng động của doanh nhân Việt Nam. Đây cũng là điều dễ hiểu trong giai đoạn đầu phát triển của các DN.

Nhưng trong bối cảnh thắt chặt tín dụng để ổn định môi trường vĩ mô, nhiều DN đột ngột lâm vào cảnh khó khăn thanh khoản, thậm chí đi đến phá sản. Thông tin mới nhất từ Bộ Tài chính cho biết, trong quý 1/2012 số DN tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn là gần 18,700 DN, ngang bằng với số DN thành lập mới. Riêng số DN giải thể, phá sản và ngừng hoạt động là khoảng 10,350 DN, tăng 14.8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là trong số đó phần lớn đều mới hoạt động từ 1-2 năm, tức là đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên với nhu cầu đầu tư cao.

“Không thiếu vốn cho DN, đặc biệt đối với các DN hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp”, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nói vậy tại hội thảo Phát triển thị trường tín dụng và dịch vụ ngân hàng vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức tại  Cần Thơ  vào cuối tháng 4 vừa qua. Mới nhất, Thông tư số 14/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 8/5 cũng đưa ra mức trần lãi suất cho vay tối đa 15% đối với 4 lĩnh vực là nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Nhưng trong khi nhiều nhà băng dư thừa vốn phải đổ vào tín phiếu NHNN, không ít DN nông nghiệp đã không có khả năng tiếp cận vốn rẻ do tồn kho lớn, đọng vốn và thanh khoản kém…

Điển hình là mặt hàng gạo, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khả năng tổng lượng gạo xuất khẩu trong năm nay chỉ đạt khoảng 5.4 triệu tấn, chỉ bằng 3/4 so với năm ngoái. “Gạo để lâu sẽ tăng tỷ lệ cám, có nghĩa là giảm chất lượng và giảm giá”, Giám đốc Công ty HP Việt Nam, một DN sản xuất bao bì tại Đồng Nai, ông Phan Thanh Tịnh lưu ý. Cho nên, nhiều DN tỏ ra không mặn mà với mua tạm trữ, dù được nhà nước hỗ trợ lãi suất cho hoạt động này. Trong khi đó, giá cao su đã giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, khối lượng cao su xuất khẩu 4 tháng đầu năm tăng 30.4% về lượng nhưng lại giảm 12.9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2011. Nhiều diện tích cà phê cũng đã bị chặt bỏ cũng một phần do nguyên nhân giá không ổn định, thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro.

Đối với ngành thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện giá cá tra tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm mạnh so với hồi đầu năm với mức giá đã xuống thấp nhất kể từ năm 2011. “Với giá bán như hiện nay, nông dân bị lỗ từ 3-5 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân là do các DN kinh doanh, chế biến cá tra đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên hạn chế thu mua, trong khi đó các hợp đồng xuất khẩu sang các nước như EU, Mỹ… đang gặp khó khăn”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo. Kinh doanh khó khăn đang làm xấu đi tình hình tài chính của nhiều DN nông nghiệp.

Đã có lời cảnh báo từ các nhà kinh tế lo ngại rằng sẽ có hiện tượng "đổ vỡ" hàng loạt các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy hải sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nếu như chính sách tín dụng và thị trường không có những quyết sách kịp thời, phù hợp với khó khăn của thị trường tiêu thụ ở các nước đang nhiều rào cản như hiện nay.

Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Tô Hoài Nam lưu ý, với nhiều DN, các yêu cầu về tài sản thế chấp, minh bạch tài chính, phương án kinh doanh khả thi… mới được vay vốn là điều không tưởng. Cho nên, để dòng “vốn rẻ” chảy được trong các DN nông nghiệp nông thôn, nơi giải quyết nhiều việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nhiều ý kiến cho rằng, vai trò của các ngân hàng thương mại quan trọng hơn ở việc hỗ trợ hoàn thiện thủ tục, cơ cấu lại nợ cho DN... Để sẽ có thêm nhiều các DN “sống dậy”, như trường hợp của Bianfishco.

Anh Quân

Thời báo ngân hàng





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Sau khoảng hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Dự thảo Nghị định DPPA tập trung vào việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; giữa đơn vị phát điện và...

Thị trường tín chỉ carbon TP.HCM và những câu hỏi

Nắng nóng bao vây con người mọi lúc mọi nơi. Chưa bao giờ mà người dân khắp cả nước trải qua một kỳ nghỉ lễ 30/04-01/05… cháy bỏng như năm nay. Điều này đã thật sự...

4 tháng đầu năm 2024, cả nước mới giải ngân vốn đầu tư công hơn 115,000 tỷ đồng

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98