SFI: Cổ đông lại chê đối tác chiến lược

20/05/2012 08:00
20-05-2012 08:00:00+07:00

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012

SFI: Cổ đông lại chê đối tác chiến lược

Dù giá chào bán cho cổ đông chiến lược CMHI Terminals (Vietnam) Limited theo đề xuất của HĐQT là 24,403 đồng/cp, cao hơn nhiều so với mức giá thị trường hiện tại của SFI là 18,300 đồng/cp (18/05) nhưng vẫn vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ phía cổ đông.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 của CTCP Đại lý Vận tải SAFI (HOSE: SFI) sáng 19/05, HĐQT cho biết, giá phát hành này là giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12/2011 nhân với hệ số ưu đãi 97%. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của SFI sẽ tăng từ 82.9 lên 103.6 tỷ đồng. Công ty phải tăng vốn nhằm đáp ứng quy định của Hiệp hội các Hãng vận tải Hàng không và Đại lý vận tải hàng không quốc tế IATA áp dụng cho đại lý hàng hóa (lớn hơn hoặc bằng tài sản cố định).

Số tiền thu được từ đợt chào bán này sẽ bổ sung vốn cho dự án xây dựng văn phòng 209 Nguyễn Văn Thủ, đầu tư thêm cho phương tiện vận tải và đầu tư vào liên doanh logistics phía bắc với SITC/Hongkong dự kiến thực hiện vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2013.

Đại hội cũng đã thông qua kết quả bầu HĐQT:

Ông Trần Mạnh Hà – Chủ tịch HĐQT SFI do Vinaline nắm 14.2% SFI đề cử

Ông Trần Nguyên Hùng – Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc

Ông Nguyễn Hoàng Anh – Phó Tổng giám đốc Cosfi do nhóm cổ đông lớn trên 10% đề cử

Ông Nguyễn Cao Cường – Phó Tổng giám đốc SFI do  nhóm cổ đông lớn trên 10% đề cử

Ông Võ Văn Trực – Trưởng phòng Marketing Cosfi do nhóm cổ đông lớn dưới 10% đề cử

Theo ý kiến của các cổ đông tại Đại hội, phương án tăng vốn này hoàn toàn không khả thi. Cụ thể, giá trị sổ sách chưa thể phản ánh đúng hết giá trị thực của công ty. Nhiều công ty gần đây đã thực hiện chào bán cho cổ đông chiến lược với giá cao hơn rất nhiều so với giá giao dịch trên sàn như VCB. Bên cạnh đó, đối tác chiến lược do HĐQT đưa ra chưa hề có thương hiệu tại Việt Nam, do đó các nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng hỗ trợ kinh doanh của đối tác này với SFI.

Đại diện của một nhóm cổ đông lớn chiếm 15% vốn đề xuất SFI không nhất thiết phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng quy định của IATA mà có thể giảm tài sản bằng cách bán đi các tài sản sử dụng không hiệu quả. Điển hình là tòa nhà ở Lê Lợi-Đà Nẵng với trị giá 10-20 tỷ đồng trong khi công ty đang cho thuê với giá 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, khi dự án Nguyễn Văn Thủ được đưa vào sử dụng thì văn phòng tại Đoàn Nhữ Hài sẽ được làm gì? Việc bán 20% vốn cho một nhà đầu tư chiến lược sẽ gây tác động không tốt đến các nhà đầu tư khác.

Giải thích với các cổ đông, đại diện ban chủ tọa cho biết giá chào bán cho các cổ đông chiến lược đã được xác định dựa trên dòng tiền thu về trong tương lai. Đối với tài sản của công ty, các giá trị này đã khấu hao gần hết nên phương án giảm tài sản sẽ không có hiệu quả cao.

Kết quả bỏ phiếu với 11.8% đồng ý phương án tăng vốn, còn lại 79.35% không đồng ý. Như vậy Đại hội đã không thể thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược để tăng vốn điều lệ.

Được biết, trong kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm trước đó, cổ đông SFI cũng chê giá chào mua 20% vốn SFI của China Merchant Group. Lúc đó HĐQT cho biết, giá bán sẽ được tính theo giá bình quân giá trị tài sản ròng (NAV) của SFI.

Năm 2012 gần như không tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

SFI lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng 2012 là 210 tỷ đồng và 31.5 tỷ đồng. Dự kiến tỷ lệ chia cổ tức là 15%.

SFI có lượng vốn đầu tư dài hạn tại 4 công ty liên doanh Cosfi (51%), SITC (51%), Yusen (45%), KCTC (0.95%) và CTCP Vinalines Logistics (0.95%). Theo lộ trình, Cosfi sẽ hết hạn hợp đồng liên doanh vào tháng 8/2013, SFI có kế hoạch đàm phán kéo dài thêm thời hạn liên doanh với công ty này. Liên doanh Yusen sẽ hết hạn hợp đồng vào tháng 4/2014.

Các khoản đầu tư dự kiến trong năm 2012 bao gồm 3.5 tỷ đồng cho phương tiện vận tải và trang thiết bị, 25.6 tỷ đồng cho tòa nhà tại Nguyễn Văn Thủ. Ngoài ra SFI sẽ đầu tư thêm cho các văn phòng và kho bãi khác.

Đặc biệt đối với dự án Tòa nhà 209 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, TPHCM với tổng dự toán công trình 41.7 tỷ đồng, SFI sẽ tiếp tục đầu tư trong năm nay. Trong đó, SFI đã thanh toán cho các nhà thầu 16.1 tỷ đồng tính đến tháng 4/2012 và dự tính sẽ giải ngân 25.6 tỷ đồng còn lại cho 6 tháng cuối năm 2012.

15% - 3.8%: Cổ tức 2011 ngả về đâu?

Tại Đại hội, HĐQT SFI đã trình cổ đông hai phương án chia cổ tức năm 2011 do phải hoàn âm phần lợi nhuận chưa phân phối. Cụ thể, ở phương án thứ nhất, SFI sẽ chia cổ tức theo tỷ lệ 15% và chấp thuận lợi nhuận chưa phân phối chưa hoàn âm, phương án thứ hai là trả cổ tức với tỷ lệ 3.8%

HĐQT cho biết, phần lợi nhuận của các công ty liên doanh chưa chuyển hết về cho SFI nên lợi nhuận chưa phân phối thể hiện trên báo cáo của công ty mẹ 2011 của SFI thấp hơn số liệu trong báo cáo hợp nhất. Theo quy định, công ty chỉ được phân phối lợi nhuận và chia cổ tức dựa trên số lợi nhuận chưa phân phối thấp hơn. Như vậy, SFI sẽ phải chia cổ tức dựa trên lợi nhuận chưa phân phối của công ty mẹ. Trong khi khoản này của SFI lại đang bị âm vốn và phải hoàn âm. Nếu SFI thực hiện hoàn âm trong năm nay thì tỷ lệ cổ tức chi cho cổ đông sẽ bị giảm từ 15% xuống còn 3.8%.

Cụ thể, vào năm 2009, SFI đã trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 1:1 và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1. Như vậy SFI đã tự tăng vốn từ 27.6 tỷ lên 82.9 tỷ đồng bằng chính nguồn của công ty mẹ. Số vốn này được đưa đi đầu tư vào các công ty liên doanh của SFI.

Trong 4 liên doanh trên thì chỉ có Cosfi và SITC mỗi năm trả về cho công ty mẹ khoản lãi đúng 51% theo tỷ lệ mà SFI đã góp vốn. Hai liên doanh còn lại là Yusen và KCTC giữ lại 70% lãi để tái đầu tư và tăng vốn kinh doanh theo chính sách chung của tập đoàn kinh doanh, còn 30% lãi còn lại sẽ trả về cho SFI. Như vậy trên báo cáo hợp nhất sẽ phản ánh 100% lãi từ các công ty liên doanh nhưng thực tế SFI chưa nhận hết được khoản lãi này. Do đó, phần lợi nhuận chưa phân phối của SFI đang bị âm. Chủ tọa đại hội, ông Trần Nguyên Hùng giải thích phần âm vốn này không phải là khoản lỗ. Ông cũng khẳng định thêm tình hình của các công ty liên doanh hiện tại vẫn hoạt động tốt, việc mất vốn sẽ không xảy ra.

Sau khi thảo luận và biểu quyết, HĐQT đã quyết định chỉ trình lên cơ quan quản lý Nhà nước phương án thứ nhất chia cổ tức theo tỷ lệ 15%. Phần hoàn âm sẽ ủy quyền cho HĐQT bàn bạc và đưa ra giải pháp sau. Cuối cùng Đại hội đã thông qua tỷ lệ chia cổ tức năm 2011 là 15% với tỷ lệ đồng ý 90.14%.

Công ty liên doanh góp phần lớn lợi nhuận 2011

Năm 2011, doanh thu hợp nhất của SFI đạt 210 tỷ đồng, lãi ròng 31.2 tỷ đồng. Đóng góp trong khoản lãi ròng này có lợi nhuận từ các công ty liên doanh. Cụ thể, Cosfi lãi 0.2 tỷ đồng, SITC lãi 1.2 tỷ đồng, Yusen 14.8 tỷ đồng và KCTC 1.2 tỷ đồng. Còn CTCP Vinalines Logistics chưa có báo cáo tài chính chi tiết.

Theo báo cáo tài chính năm 2011, phía kiểm toán có ý kiến về khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái lên tới 6.2 tỷ đồng. Nếu khoản này được phản ánh vào mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trong phần vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận chưa phân phối của SFI sẽ tăng thêm 4.6 tỷ đồng. Về phía Ban kiểm soát của công ty đã có giải trình về vấn đề này.

Theo Thông tư 201/2009/BTC về phương án xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái, khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại vào cuối năm sẽ không được hạch toán vào chi phí và doanh thu  trong năm 2011 mà sẽ được chuyển qua đầu năm 2012 hạch toán lại. Doanh nghiệp sẽ không được chia lợi nhuận và cổ tức dựa trên chênh lệch đánh giá lại tài sản vào cuối năm. Như vậy, số tiền trên không thể đưa vào lãi của công ty.

Đối với dự án Tòa nhà tại Nguyễn Văn Thủ đã sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần từ đợt phát hành trước để đầu tư. Nhưng theo quy định của Nhà nước, công ty chỉ được hạch toán phần thặng dư do phát hành cổ phiếu để đầu tư này vào vốn chủ sở hữu sau 3 năm kể từ thời điểm công ty hoàn thành và đưa dự án vào sử dụng.

Minh Hằng (Vietstock)

Finfonet





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietnam Airlines thoát lỗ

Vietnam Airlines lãi kỷ lục hơn 4,300 tỷ đồng trong quý 1/2024, thoát chuỗi lỗ 16 quý liên tiếp. Trong quý 1, đi kèm với sự hồi phục của thị trường hàng...

Pomina: Lỗ hơn 200 tỷ vì hai nhà máy tạm ngừng, vẫn đang tìm kiếm nhà đầu tư

Thật khó để nhà đầu tư có thể tìm ra một điểm tích cực trong báo cáo tài chính của CTCP Thép Pomina (HOSE: POM): Doanh thu “bốc hơi”, lỗ gộp, chi phí vay tăng mạnh…...

Thực hư việc Vinaconex rút vốn tại dự án Cát Bà Amatina?

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinaconex, lãnh đạo Công ty khẳng định vẫn tiếp tục bơm vốn cho Cát Bà Amatina và không rút khỏi dự án này.

HAG lãi 12 quý liên tiếp, tái cơ cấu tài chính để khắc phục chứng khoán bị cảnh báo

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) báo lãi ròng quý 1/2024 đạt 215 tỷ đồng, đánh dấu 12 quý liên tiếp có lãi.

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98