Cần bơm tiền cho quỹ bảo lãnh tín dụng

27/06/2012 06:56
27-06-2012 06:56:20+07:00

Cần bơm tiền cho quỹ bảo lãnh tín dụng

Gần bốn tháng với bốn đợt giảm lãi cho vay cùng nhiều gói tín dụng hỗ trợ lãi suất thấp, vẫn có ít DN tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.

Vấn đề không nằm ở việc hạ lãi suất hay hàng tồn kho cao mà là nền kinh tế đang thiếu tiền.

Cần bơm 9 tỉ USD

. Căn cứ vào đâu ông cho rằng nền kinh tế đang thiếu tiền, thưa tiến sĩ?

+ TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, nguyên Tổng Giám đốc First Vietnamese American Bank: Hiện tại tổng dư nợ của nước ta tương đương 135.000 tỉ USD. Để nền kinh tế có thể phục hồi, cần tăng thêm 20%, nghĩa là cần bơm vào khoảng 27-28 tỉ USD. Trừ đi số doanh nghiệp (DN) có thể tự cứu và đang hoạt động tốt chiếm khoảng 2/3, còn lại 1/3 số DN cần khoảng 200.000 tỉ đồng, tương đương 9 tỉ USD.

. Hiện nay DN than khó vay vốn, ngân hàng thì lại dư vốn nhưng lại không cho vay được vì đối tượng vay thiếu các điều kiện cần thiết. Làm cách nào để khai thông dòng vốn này?

+ Một kinh nghiệm ta có thể học tập từ Mỹ là họ đã áp dụng rất thành công mô hình bảo lãnh tín dụng, Small Business Administration - SBA, tạm gọi là cơ quan tài trợ cho tiểu thương của Mỹ. Các DN vừa và nhỏ của Mỹ với tài chính yếu kém nếu không được cơ quan này bảo lãnh sẽ bị các ngân hàng từ chối cho vay. Việt Nam cũng đã có các quỹ bảo lãnh tín dụng, một hình thức tương tự SBA.

Có quỹ bảo lãnh tín dụng dồi dào, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ tiếp cận vốn vay ngân hàng. Ảnh: HTD

. Nhưng vẫn có ít DN được quỹ này hỗ trợ, tại sao vậy?

+ Số lượng quỹ bảo lãnh tín dụng trong cả nước còn ít so với số lượng DN, đặc biệt còn nhiều DN chưa biết về quỹ này. Thông qua quỹ này, hệ thống ngân hàng có thể bơm vào nền kinh tế khoảng 200.000 tỉ đồng, tương đương 9 tỉ USD để giúp các DN vừa và nhỏ. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn phải cần bỏ ra 1 tỉ USD để bảo lãnh cho gói 9 tỉ USD này. Số tiền này không phải để cho vay mà được sử dụng như tiền dự phòng trường hợp người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng và ngân hàng đến đòi quỹ bảo lãnh bồi thường việc mất vốn.

Vẫn kiểm soát được lạm phát

. Số tiền này có thể lấy từ đâu, thưa ông?

+ Tính từ đầu năm đến nay, nguồn vốn huy động qua tiền gửi tăng khoảng 5%, trong khi đó tín dụng tăng trưởng âm. Vì thế chúng ta không nhất thiết phải lấy tiền từ Chính phủ. Số tiền 9 tỉ USD kia có thể được khai thông từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn cần bỏ ra 1 tỉ USD để bảo lãnh cho gói 9 tỉ USD này.

. Nên sử dụng gói 9 tỉ USD này như thế nào?

+ Để các ngân hàng thương mại cung cấp 9 tỉ USD tín dụng cho các DN vừa và nhỏ và để được bảo lãnh bởi quỹ bảo lãnh tín dụng, Chính phủ phải thiết lập những chỉ tiêu và điều kiện cho vay đối với các DN. Những chỉ tiêu đó có thể bao gồm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính liên quan đến vốn chủ sở hữu, tỉ lệ thanh khoản, doanh thu tối thiểu, số lao động và giới hạn cho một số ngành nghề. Chỉ có DN đáp ứng được các yêu cầu này mới có thể được vay.

. Liệu việc bơm tiền có làm cho lạm phát tăng trở lại?

+ Việc bơm tiền vào nền kinh tế theo phương cách này dĩ nhiên có thể làm tăng lạm phát nhưng hiện tại chỉ số lạm phát đã xuống rất thấp và chúng ta có khả năng kiểm soát được. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước có nhiều công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, thị trường mở, dự trữ bắt buộc… để điều chỉnh cung tiền và trung hòa dòng tiền rót vào nền kinh tế qua chương trình bảo lãnh tín dụng.

. Xin cảm ơn ông.

Thả nổi lãi suất cần đi kèm điều kiện

Tại Việt Nam, việc điều hành lãi suất cơ bản thực hiện bằng quy định lãi suất của hai đầu cho vay và tiền gửi là bao nhiêu %, như vậy vẫn là biện pháp hành chính chứ không phải thị trường, có thể cần thiết trong lúc này để ổn định thị trường lãi suất và giúp các DN nhưng thật ra đã đi ngược lại với quy luật thị trường. Vào một thời điểm thích hợp, khi chúng ta nắm vững được việc kiểm soát lạm phát thì việc thả nổi lãi suất nên thực hiện, để lãi suất được điều tiết bởi cung - cầu của thị trường.

Tuy vậy, người Mỹ có câu “Quá lớn để thất bại”, nghĩa là quá lớn thì không thể thất bại. Nhưng rồi Mỹ vẫn để cho các ngân hàng lớn phá sản như thường. Còn ở Việt Nam, có thể đổi câu nói trên thành “Quá nhỏ để thất bại” vì các cơ quan quản lý muốn bảo vệ ngân hàng, kể cả ngân hàng nhỏ và yếu kém, nhằm tránh tình trạng vỡ nợ hay tháo chạy dây chuyền nên cam kết không để cho một ngân hàng nào sụp đổ. Do đó, một số ngân hàng thanh khoản yếu cố chiều lòng khách hàng huy động cao thì cũng không sợ bị phá sản nếu hiệu quả làm ăn hay quản trị không tốt. Điều này làm méo mó quy luật thị trường và luật cung cầu. Bởi vậy, việc thả nổi lãi suất cần phải đi kèm với một điều kiện là để thị trường tự đào thải những thành phần yếu kém, có nghĩa là để ngân hàng phá sản nếu đến cuối cùng không còn cách nào cứu gỡ những ngân hàng đó.

Tiến sĩ NGUYỄN TRÍ HIẾU

YÊN TRANG thực hiện

pháp luật tphcm



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98