Vốn ngân hàng 'đọng ở ông lớn và công ty sân sau'

29/09/2012 11:53
29-09-2012 11:53:31+07:00

Vốn ngân hàng 'đọng ở ông lớn và công ty sân sau'

Tốc độ huy động tăng nhanh, tiền từ Ngân hàng Nhà nước bơm ra lớn nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận. Chuyên gia lo lắng nguồn vốn này có thể chỉ tập trung vào doanh nghiệp nhà nước và công ty sân sau.

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức ở Vũng Tàu trong 2 ngày 28 và 29/9, nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam gồm ông Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong cho biết, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng hiện tại vào khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, nghĩa là nền kinh tế đang mắc nợ hệ thống ngân hàng 2,7 triệu tỷ đồng. Chỉ tính với lãi suất cho vay “lý tưởng” hiện nay là 15% một năm thì mỗi tháng nền kinh tế trả cho hệ thống ngân hàng món lãi suất 40.000 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, có 42% doanh nghiệp Việt Nam không cần vay vốn ngân hàng. Vậy chỉ còn 58% đơn vị cần vay, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cho rằng khó tiếp cận vốn.

 

"Vậy nguồn tiền này chảy vào đâu, phải chăng là chủ yếu chảy vào các doanh nghiệp nhà nước và công ty sân sau. Đây cũng là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng hoặc phải vay với lãi suất cao" một chuyên gia kinh tế là thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia nhận định.

Báo cáo của Bộ Tài chính vào thời điểm tháng 9/2011 cho thấy, dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước là hơn 415.000 tỷ đồng. Ông cho rằng, hệ thống tiền tệ như một mạch máu của nền kinh tế, nếu nó thông suốt và chảy vào đúng nơi cần đến thì mới mạnh còn không sẽ suy yếu.

Tham luận của Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh cũng cho thấy, giảm lãi suất được coi là giải pháp căn cơ giúp doanh nghiệp tiết giảm phần nào chi phí. Công bố của Ngân hàng Nhà nước đến 20/8 cho thấy, số tín dụng lãi suất trên 15% đã giảm mạnh. Tuy vậy, trên thực tế doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết chi phí thanh toán để vay vốn vẫn cao hơn và khả năng tiếp cận vốn chưa cải thiện.

Bà Dương Thu Hương, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nguyên Tổng Thư ký hiệp hội Ngân hàng cho rằng, kinh tế Việt Nam hiện nay tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào tín dụng. Trong khi tốc độ tăng dư nợ hiện nay gần như đứng tại chỗ, bà Hương đề nghị cần làm rõ tại sao GDP quý sau vẫn cao hơn quý trước, bà Hương đặt vấn đề và cho rằng nên làm rõ yếu tố này. Bà cũng đặt nghi vấn, phải chăng con số tăng trưởng này chủ yếu dựa vào nguồn cung tiền từ ngân sách nhà nước.

Theo bà Hương, thị trường tiền tệ hiện nay nhìn có vẻ yên ổn nhưng bên trong kém minh bạch. Trong đó riêng nợ xấu cũng là một ẩn số. "Nếu chưa xác định chính xác con số nợ xấu ấy là bao nhiêu thì làm sao giải quyết được, và càng không nên vồ vập đề ra giải pháp lập công ty mua bán nợ", bà nhấn mạnh.

Bà Hương cho rằng, vấn đề cốt lõi là phải cải thiện sức mua, giảm hàng tồn kho, và bản thân ngân hàng cũng phải tự xử lý nợ xấu thông qua nguồn tiền dự phòng. Sau đó mới bàn đến vấn đề lập công ty mua bán nợ xấu.

Về phía doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây được xem là lực lượng quan trọng trong nền kinh tế nhưng không vay được vốn. Vấn đề hiện nay là nên tập trung vào quỹ bảo lãnh của Chính Phủ để bảo lãnh cho đối tượng này tiếp cận vốn từ ngân hàng.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh cũng cho rằng, có thể Nhà nước nên đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, hoặc nên bơm vốn vào Ngân hàng phát triển để họ cho doanh nghiệp này vay. "Đây là biện pháp cấp bách cần làm ngay chứ không nên trông chờ vào các ngân hàng thương mại như hiện nay. Vì một số nhà băng thì dành tiền cho công ty sân sau, hoặc cho các doanh nghiệp lớn vay. Số còn lại sợ nợ xấu nên khó có thể mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa".

Lệ Chi

vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98