Air Mekong thuộc về ai?

05/01/2013 20:50
05-01-2013 20:50:00+07:00

Air Mekong thuộc về ai?

Gần đây rộ lên thông tin Hãng hàng không tư nhân Air Mekong sẽ phải ngừng bay, hoạt động thua lỗ, nợ tiền nhiên liệu, hằng ngày phải trả cho Vinapco lên đến 1.8 tỷ đồng... Được biết, Air Mekong được góp vốn bởi các cổ đông lớn có tiềm lực mạnh - Vậy ai đang là "ông chủ" của hãng hàng không này?

* Air Mekong đang trả cho Vinapco 1,8 tỉ đồng/ngày

* Air Mekong phủ nhận nợ nần, tin đồn ngừng bay

* Air Mekong thành con nợ

Công ty cổ phần Mekong (Air Mekong) được thành lập từ năm 2009, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2010 với vốn điều lệ ban đầu 200 tỷ đồng. Theo số liệu của CAPA, vào tháng 2/2012 thì thị phần hàng không nội địa của Air Mekong chiếm tầm 6% và giảm xuống chỉ còn khoảng 3.4% đến cuối năm.

Thị phần hàng không nội địa Việt Nam ước tính đến hết năm 2012:

Air Mekong trực thuộc BIM Group (Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long). BIM Group hoạt động đa ngành, từ vận tải, đầu tư bất động sản, dịch vụ, công nghiệp đến thủy sản. Ngoài Air Mekong, tập đoàn còn có các thành viên như Công ty TNHH BIM Kiên Giang, CTCP Thủy sản BIM, CTCP muối Ninh Thuận, Công ty TNHH Syrena và Công ty liên doanh TNHH Hạ Long Plaza.

 

Ông Đoàn Quốc Việt là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn BIM và Air Mekong. Ông đã bảo vệ thành công luận án nghiên cứu sinh tại Học tại viện Hàng không và Cơ học ứng dụng Đại học Bách khoa Warsaw, tuy nhiên, ông lại khởi nghiệp trong lĩnh vực chuỗi khách sạn, nhà hàng và các hoạt động kinh doanh thương mại tại Ba Lan.

Vào đầu năm 2011, Air Mekong cho biết đã trình đề xuất muốn bán 30% cổ phần cho tập đoàn hàng không Mỹ SkyWest. Mặc dù Air Mekong không công bố thêm bất kỳ thông tin nào sau đó nhưng theo thông tin trên các phương tiện truyền thông nước ngoài thì tổng số đầu tư của SkyWest tại Air Mekong vào khoảng 10 triệu USD.

Tiếp đó, vào ngày 06/06/2012, Eximbank tiến hành lễ ký kết đối tác chiến lược, tham gia góp 11% vốn điều lệ và cũng trở thành cổ đông lớn của Air Mekong. Thông qua thỏa thuận hợp tác với Eximbank, Air Mekong dự kiến tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng.

Như vậy, có thể điểm mặt được ba cổ đông lớn của Air Mekong là đơn vị sáng lập BIM Group, SkyWest (Công ty Hàng không Hoa Kỳ) và Ngân hàng Eximbank (HOSE: EIB). Đây đều là những cổ đông lớn và có tiềm lực mạnh về tài chính lẫn lĩnh vực hàng không.

Được biết, báo cáo tài chính của SkyWest thời gian qua liên tục ghi nhận những khoản lỗ từ Air Mekong.

Air Mekong là hãng hàng không tư nhân thứ ba được cấp phép tại Việt Nam, sau VietJet Air và Indochina Airlines. Tuy nhiên, Indochina Airlines đã ngừng bay vào cuối tháng 10/2009, chỉ sau chưa đầy một năm khai thác.

Còn VietJet Air có các cổ đông sáng lập là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Cuối tháng 4/2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và sở hữu 82% cổ phần của VietJetAir. Tháng 2/2010, hãng AirAsia mua lại 30% cổ phần của VietJetAir.


Đan Thanh (Vietstock)

FFN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98