Chứng khoán H.S.C bộc bạch về 6 rủi ro của CTCK

10/01/2013 12:00
10-01-2013 12:00:00+07:00

Chứng khoán H.S.C bộc bạch về 6 rủi ro của CTCK

Nhắc đến thị trường chứng khoán năm 2012, các nhà đầu tư không tránh khỏi cái thở dài chán ngán bởi bức tranh không mấy sáng sủa về tình hình hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

4 công ty rời bỏ thị trường, 11 công ty rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và 50% công ty báo lỗ, nguyên nhân xuất phát từ việc các công ty này xây dựng chiến lược kinh doanh chú trọng vào hoạt động tự doanh và cho vay ký quỹ tràn lan nhưng lại không có hoạt động quản trị rủi ro cần thiết.

Là một thành viên của thị trường, Công ty Chứng khoán TPHCM – H.S.C (HOSE: HCM) có những chia sẻ về các rủi ro cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư chứng khoán trong bài tham luận cho “Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2013” do UBCK tổ chức vào sáng 09/01.

Qua đánh giá rủi ro một cách có hệ thống, H.S.C nêu ra 6 rủi ro cơ bản như sau:

1. Rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp, rủi ro vận hành

Đây là loại rủi ro có mặt trong hầu hết hoạt động của CTCK.

Rủi ro này xuất phát từ các nhân tố như đội ngũ nhân viên, hệ thống công nghệ của công ty, các tác động khách quan khác. Trong đó có một số trường hợp như nhân viên gian lận, môi giới giả mạo chữ ký khách hàng hay của công ty để rút tiền, đặt nhầm lệnh, tự doanh dùng tiền của công ty mua chứng khoán bên ngoài và bán lại cho công ty để ăn chênh lệch…

Nếu không quản trị tốt rủi ro này CTCK sẽ phải đối diện với tổn thất về uy tín và tài sản.

2. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà CTCK có khả năng không thu được nợ hoặc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Rủi ro này nảy sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ ký quỹ (margin) cho khách hàng, nhiều công ty đã phải chấp nhận khoản lỗ lớn vì nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu thị giá thấp hơn giá gốc khi khách hàng chối bỏ trách nhiệm nộp thêm tiền vào tài khoản. Cũng có ý kiến cho rằng nên kiện khách hàng ra tòa nhưng việc này thường tốn nhiều thời gian và phát sinh chi phí lớn.

Mặc dù giao dịch ký quỹ là một công cụ tốt để cạnh tranh và hỗ trợ cho cuộc chạy đua giành thị phần nhưng cần quản trị rủi ro này tốt để đảm bảo tránh được khoản lỗ lớn.

3. Tiếp theo là rủi ro thanh toán, đó là việc CTCK bị thiếu hụt số dư tiền hay chứng khoán trên tài khoản để thanh toán cho các giao dịch trong ngày.

CTCK vấp phải rủi ro này do cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao mà chưa đặt nặng yêu cầu quản trị rủi ro nên phải gánh chịu các khoản lỗ khi khách hàng mất khả năng thanh toán; cũng có trường hợp công ty muốn gia tăng lợi nhuận trong khi nguồn tài chính hạn hẹp bằng cách vay vốn ngân hàng phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ, trường hợp này rủi ro của CTCK sẽ lớn hơn do sử dụng đòn bẩy tài chính; hay dùng tiền và chứng khoán trong tài khoản ít giao dịch để bù đắp giao dịch tạm thời, điều này hết sức rủi ro khi khách hàng giao dịch trở lại hay rút tiền.

4. Rủi ro thanh khoản của thị trường, rủi ro này là rủi ro chung trên thị trường chứng khoán.

Khi thanh khoản biến động bất thường và đột ngột thì rủi ro cho CTCK là rất lớn với nghiệp vụ tự doanh, cho vay ký quỹ hay trong tương lai là các hoạt động vay mượn chứng khoán và sản phẩm quyền chọn..

5. Rủi ro thị trường là rủi ro do sự không ổn định, biến động bất thường của thị trường như sự thay đổi giá cả hàng hóa, sự biến động của lãi suất, sự không ổn định của tỷ giá, chính sách…

Đây là rủi ro không thể loại bỏ được, CTCK cần phải có đội ngũ nhận định, phân tích, dự báo thị trường nhằm đưa ra phương án phòng ngừa hiệu quả. Thông thường các nhà đầu tư trên thế giới áp dụng phương án đa dạng hóa danh mục và vận dụng các sản phẩm phái sinh.

6. Rủi ro cuối cùng được kể tên là rủi ro tuân thủ. Rủi ro này tính đến khía cạnh pháp lý và những văn bản pháp luật được ban hành trên TTCK.

Các CTCK cần tuân thủ nghiêm ngặt để tránh đổ vỡ hệ thống. Hành vi một số CTCK bất chấp quy định chưa cho phép mà vẫn cho ra đời những sản phẩm dịch vụ như cho vay giao dịch ký quỹ trước đây đã gây ra tổn thất nặng nề là bài học lớn cần ghi nhớ. Ở một khía cạnh khác, với sự phát triển của thị trường, nếu hàng lang pháp lý để điều tiết được ban hành quá chậm cũng gây ra tổn thất đáng tiếc.

Trần Việt ghi (Vietstock)

FFN







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, 2 công ty liên quan Shark Thủy bị xử phạt

Ngày 25/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với 2 công ty liên quan đến Shark Thủy là CTCP Phát triển Giáo dục iGARTEN và...

Theo dấu dòng tiền cá mập 26/04: Khối ngoại mua 274 tỷ đồng MWG

Phiên ngày 26/04, khối tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại chuyển động ngược chiều. Trong khi tự doanh bán ròng gần 150 tỷ đồng, khối ngoại mua ròng gần 135...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

26/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, chủ quản chuỗi The Coffee House bị xử phạt

Ngày 23/04/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11...

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/04: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng gần 940 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 25/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 539 tỷ đồng và gần 397 tỷ đồng.

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98