Vụ kiện tôm Việt Nam: Cạnh tranh không lành mạnh

21/01/2013 13:39
21-01-2013 13:39:36+07:00

Vụ kiện tôm Việt Nam: Cạnh tranh không lành mạnh

Trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo khởi xướng và điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Vasep đã phản đối việc DOC chấp nhận đơn kiện của Liên minh công nghiệp tôm vùng Vịnh Mỹ (COGSI) và tiến hành điều tra vụ kiện với những cáo buộc không hợp lý.

* Việt Nam phản đối vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm

* Bộ TM Mỹ thụ lý đơn kiện mặt hàng tôm Việt Nam

Theo Vasep, vụ kiện này là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh và thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam, các nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ, đồng thời tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại song phương Việt-Mỹ.

Việc DOC ra quyết định khởi kiện và nếu một mức thuế chống trợ cấp (CVD) nhất định được thông qua sẽ là một đòn nghiêm trọng đánh vào không chỉ các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến tôm của Mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhiều triệu nông dân, các doanh nghiệp chế biến tại bảy nước có liên quan tới vụ kiện; trong đó có Việt Nam.

Vasep cho rằng việc COGSI đại diện cho số ít 10% nguồn cung cấp tôm tại Mỹ khởi xướng vụ kiện chống lại tôm nhập khẩu (90% nhu cầu dùng tôm của người Mỹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu) là bất hợp lý.

Cáo buộc của COGSI liên quan đến giá của hai loại sản phẩm là tôm khai thác trong nước và tôm nuôi nhập khẩu đã thể hiện rõ sự so sánh và lập luận thiếu logic và cơ sở khoa học.

Vấn đề của các nhà khai thác và chế biến tôm Mỹ là đã không quảng bá và tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu được bản chất của sự khác biệt về giá tôm khai thác so với tôm nuôi nhập khẩu, mà họ chỉ biết đổ lỗi cho tôm nuôi nhập khẩu làm giảm sức cạnh tranh của họ.

Tôm nuôi và tôm khai thác là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau, chất lượng và đối tượng tiêu dùng khác nhau, vì vậy không thể cạnh tranh với nhau trên thị trường và trở thành đối tượng kiện nhau.

Trong khi đó, việc giá thành phẩm tôm nhập khẩu từ bảy nước thấp hơn là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, quy trình nuôi trồng và đánh bắt đã được chuẩn hóa. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến tôm của Mỹ ngày càng tăng cường nhập khẩu tôm từ bên ngoài còn vì nguồn cung ổn định, chấp nhận được những đơn hàng lớn, dài hạn, đáp ứng được nhiều nhu cầu chế biến khác nhau (như bỏ đầu, bóc vỏ…).

Thúy Hiền

vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, tháng 4/2024, kết quả giải ngân đầu tư công của Thành phố chùng lại. Từng chủ đầu tư, từng cơ quan có liên quan cần hết...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98