Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào y tế

18/05/2013 12:01
18-05-2013 12:01:18+07:00

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào y tế

Thông qua hoạt động của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Chính phủ Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế.

Phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực y tế vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết, đầu tư cho y tế chính là đầu tư cho tương lai.

Theo đó, Nhật Bản mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác, góp phần giúp Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, qua đó phát triển kinh tế đất nước.

Thời gian qua, Nhật Bản đã và đang hợp tác với Việt Nam thực hiện 54 chương trình, dự án khác nhau trong lĩnh vực y tế.

Trong đó, 20 chương trình tăng cường năng lực các cơ sở y tế, 12 chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm, 6 chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, 1 chương trình hỗ trợ người tàn tật… cùng một số chương trình dự án khác.

Thông qua hợp tác của Nhật Bản, Bệnh viện Bạch Mai đã được xây dựng và phát triển thành bệnh viện trọng điểm phía Bắc, Bệnh viện Trung ương Huế được phát triển thành bệnh viện trọng điểm miền Trung và Bệnh viện Chợ Rẫy trở thành bệnh viện trọng điểm miền Nam.

Bệnh viện Chợ Rẫy đã từng tiếp nhận 7,96 tỷ yên viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cùng các hoạt động hợp tác hỗ trợ kỹ thuật; Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 6 tỷ yên cùng các chương trình đào tao hỗ trợ kỹ thuật; Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp nhận hơn 6 tỷ yên và hợp tác kỹ thuật.

Ông Suzuki Hideo, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, sự hợp tác trong việc nâng cao năng lực 3 bệnh viện trọng điểm trên được coi là sự thành công lớn nhất của quan hệ hợp tác giữa 2 nước về lĩnh vực y tế. Trong tương lai, các bệnh viện điểm sẽ là các hạt nhân để nâng cao năng lực y tế cho các bệnh viện tuyến dưới.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng có các dự án hợp tác để phát triển năng lực cho các bệnh viện tuyến dưới của Việt Nam. Trong đó, có Dự án Phát triển bệnh viện tỉnh và bệnh viện vùng. Mục tiêu của Dự án là góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ y tế cho các bệnh viện tuyến tỉnh và giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương.

Giai đoạn I của Dự án Phát triển bệnh viện tỉnh và bệnh viện vùng đã kết thúc với việc nâng cao năng lực và đầu tư thêm trang thiết bị tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Hiện các đối tác đang triển khai giai đoạn II của Dự án, thời gian tới sẽ tập trung thực hiện ở 10 bệnh viện tỉnh vùng toàn quốc, với tổng kinh phí gần 90 triệu USD.

Hợp tác Nhật Bản cho Việt Nam còn được thể hiện rõ nét trong lĩnh vực y tế dự phòng. Dự án mới nhất sẽ được triển khai ngay từ tháng 5/2013 là Dự án “Tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phối hợp Sởi-Rubella”. Dự án được triển khai từ tháng 5/2013, kéo dài 4 năm 11 tháng, với tổng ngân sách dự kiến 707 triệu yên (7,51 triệu USD).

Không chỉ hợp tác ở tầm vĩ mô, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng tham gia vào các dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế tại Việt Nam, như Tập đoàn Shimazu, Công ty Dược phẩm HISAMITSU, Tập đoàn Terumo… Thời gian qua, các doanh nghiệp này đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế hiện đại tại Việt Nam.

Chí Tín

báo đầu tư





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp từng bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, tháng 4/2024, kết quả giải ngân đầu tư công của Thành phố chùng lại. Từng chủ đầu tư, từng cơ quan có liên quan cần hết...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Sau khoảng hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Dự thảo Nghị định DPPA tập trung vào việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; giữa đơn vị phát điện và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98