ĐHĐCĐ ITD: Thiệt hại hơn trăm tỷ từ nhà máy QEC

29/06/2013 16:36
29-06-2013 16:36:50+07:00

ĐHĐCĐ ITD: Thiệt hại hơn trăm tỷ từ nhà máy QEC

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2013 của CTCP Công nghệ Tiên Phong (HOSE: ITD) sáng 29/06, đại diện công ty cho biết tổng khoản lỗ lớn nhất từ nhà máy QEC có thể lên đến 111 tỷ đồng.

* VinaCapital lỗ khi thoái vốn khỏi ITD

* ACB khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng với công ty con của ITD

Từ nhà máy QEC…

Gần đây, ITD công bố thông tin Tòa án Nhân dân TP Thủ Dầu Một xét xử sơ thẩm tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng Á Châu (ACB) và bị đơn là CTCP Thiết bị Điện Thạch Anh (QEC) - công ty con của CTCP Công nghệ Tiên Phong (HOSE: ITD) vào ngày 10/06/2013.

Được biết, ITD đang sở hữu 40.16% vốn điều lệ và nắm 75.02% quyền biểu quyết của QEC. Giá trị vốn góp, cho vay trực tiếp và gián tiếp của ITD vào QEC tính đến 31/12/2012 là 75 tỷ đồng (tính theo tỷ lệ sở hữu của ITD).

Theo thông tin tại Đại hội, dự án nhà máy QEC mới đi vào hoạt động trong cuối năm 2011 nhưng nhanh chóng thất bại bởi ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế, Nhà nước cắt giảm đầu tư trong khi quy mô Nhà máy rất lớn. Kết quả đã lỗ lũy kế đến 42 tỷ đồng tính đến quý 1/2013. Khoản lỗ này làm giảm 64% vốn, trong đó lỗ phát sinh trong giai đoạn từ 01/01/2012 đến 31/03/2013 là 36.5 tỷ đồng, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn khoảng 84.7 tỷ đồng.

Đặc biệt, QEC không có khả năng chi trả các khoản nợ và bị Ngân hàng ACB khởi kiện, yêu cầu thanh toán các khoản vay và chi phí lãi vay đáo hạn tương ứng khoảng 42 tỷ và 7.9 tỷ đồng.

Trong năm 2012, HĐQT công ty đã thống nhất chủ trương cho các đại diện vốn ITD tại QEC và QMC chuyển nhượng các tài sản của QEC đã thế chấp, cầm cố để thanh toán các khoản nợ của QEC. Sau khi được sự đồng ý của ĐHĐCĐ QMC và QEC, ITD hỗ trợ cho QEC tìm kiếm đối tác để bán, chuyển nhượng, cho thuê đất, nhà xưởng QEC thanh toán nợ ngân hàng ACB.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra tính tuân thủ hoạt động, Ban kiểm soát có kết luận Ban quản lý của ITD, QMC, QEC cùng đại diện vốn ITD tại QEC quyết định các vấn đề chưa đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến việc mua sắm máy móc thiết bị đã tuân thủ theo quy định nội bộ của Tập đoàn nhưng chưa phù hợp với lĩnh vực sản xuất và gần như phụ thuộc toàn bộ vào Arteche vì đây là công nghệ mới.

Như vậy, không chỉ chịu thiệt hại từ khoản lỗ của QEC, những ảnh hưởng đến ITD mà công ty kiểm toán chưa đề cập trong báo cáo kiểm toán gồm Thư bảo lãnh tín chấp của ITD cho QEC để QEC được vay vốn ACB và thỏa thuận giữa ITD và Arteche trong việc mua lại cổ phiếu của Arteche tại QEC.

Đại diện HĐQT công ty cho biết, bảo lãnh của ITD đối với QEC tại ACB bao gồm 2 khoản bảo lãnh có thế chấp và bảo lãnh bằng tín chấp. Đối với khoản bảo lãnh thế chấp bằng 1.2 triệu cp GLT đã được giải chấp và xử lý xong với ACB. Riêng khoản bảo lãnh tín chấp của ITD, khi ACB bán không được hoặc bán dưới giá trị các tài sản thế chấp của QEC thì ITD phải bù đắp khoản thiếu hụt này.

Tại ngày 31/03/2013, ITD và Công ty kiểm toán chưa thể lượng hóa được giá trị thiệt hại từ QEC vì còn phụ thuộc nhiều vào phương án thanh lý tài sản của HĐQT QEC và phán quyết của Tòa án từ vụ kiện của ACB. QEC đã lâm vào tình trạng phá sản và ITD đã yêu cầu mở thủ tục phá sản QEC.

Đại diện công ty cho biết, tổng khoản lỗ lớn nhất từ QEC có thể lên đến 111 tỷ đồng chưa kể phần bảo lãnh ITD phải trả thay cho QEC từ 18-20 tỷ đồng và khoản phải trả theo hợp đồng mua lại cổ phiếu Arteche 500,000 EUR. Trong năm 2012, ITD mới trích lập dự phòng khoản đầu tư vào QEC 28.54 tỷ đồng nên sẽ phải tiếp tục trích lập trong các năm tiếp theo.

Khi được hỏi về phán quyết của Tòa án, đại diện HĐQT cho biết kết quả phán quyết cuối cùng của toàn án về vụ kiện của ACB với QEC sẽ được công bố vào tuần tới.

Hình ảnh tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của ITD (Nguồn: Vietstock)

… đến hàng loạt những khó khăn

Vẫn còn nhiều vấn đề mà ITD đang phải đương đầu mà theo nhận định của bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết – Tổng giám đốc công ty, thì đây là năm nhiều khó khăn nhất của ITD kể từ khi thành lập.

Tòa nhà văn phòng ITD Building đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2011 nhưng chưa tận dụng hết công suất, diện tích còn trống nhiều, trong khi công ty vẫn phải trả lãi vay cho khoản vay đầu tư vào tòa nhà này.

Nhiều công ty có hoạt động kém hiệu quả như CTCP Thái Sơn Tiên Phong, QEC, CTCP Trực tuyến Mùa Xuân, CTCP Định vị Tiên Phong mà HĐQT đã quyết định bán và giải thể. Trong đó, Công ty Định vị Tiên Phong đang tạm ngưng hoạt động để tiến hành thủ tục giải thể, Công ty Thái Sơn Tiên Phong hoạt động cầm chừng và cũng đang có kế hoạch thanh lý tài sản để giải thể công ty. ITD đã hoàn tất bán số cổ phần đầu tư vào Công ty Mùa Xuân với khoản lỗ 1.1 tỷ đồng, riêng đề án Thu phí ô tô vào nội đô vẫn chưa có tiến triển mới.

Tại Đại hội, Ban kiểm soát lưu ý về tổng vốn đầu tư của ITD và các công ty thành viên vào QEC tính đến thời điểm hiện nay khoảng 111 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 51% vốn chủ sở hữu trên báo cáo hợp nhất đến 31/03/2013.

Với những khó khăn trên, trong năm 2013, ITD sẽ cố gắng giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến dự án QEC, tái cấu trúc các công ty con trong Tập đoàn ITD.

Bên cạnh đó, ITD sẽ tập trung phát triển các công ty mà ITD đánh giá tốt về hiệu quả kinh doanh như Công ty TNHH MTV Phần mềm Tiên Phong (HĐQT thống nhất đổi tên thành Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Công Nghệ Tiên Phong), CTCP Công nghệ Tự động Tân Tiến, CTCP Kỹ thuật điện Toàn cầu.

Đại hội thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2013 đạt 550 tỷ đồng và LNST là 14 tỷ đồng.

Minh Hằng

Infonet







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ May Việt Tiến: Thách thức chưa dừng lại, cần xoay chuyển mô hình kinh doanh

Dự báo thách thức chưa dừng lại, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) thông qua mục tiêu 2024 với lãi trước thuế giảm 5% so với thực hiện...

Nam Long: Doanh số quý 1 hơn 1,100 tỷ, “của để dành” hơn 4,400 tỷ đồng

Trong quý đầu năm 2024, doanh thu thuần của CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) suy giảm so cùng kỳ, ảnh hưởng bới yếu tố đặc thù ngành bất động sản (lượng bàn giao...

ĐHĐCĐ LCG: Định hướng 3 trụ cột chính

Sáng ngày 27/04, CTCP Lizen (HOSE: LCG) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024. Chia sẻ với cổ đông, lãnh đạo Công ty có biết ước kết quả hoạt động quý 1 thu về 14.5...

Cổ đông NVL chấp thuận điều chỉnh các phương án phát hành cổ phiếu

Mới đây, các vấn đề được NVL trình lên để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đều được thông qua. Trong đó có điều chỉnh các phương án phát hành cổ phiếu bao gồm phát...

Lãi ròng AAA cao nhất kể từ năm 2019, phải thu về cho vay tăng đột biến

Quý 1/2024, AAA lãi ròng hơn 134 tỷ đồng, gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm 2023 nhờ giá hạt nhựa ổn định và đồng thời cao thứ hai từ trước đến nay, chỉ sau mức 214 tỷ...

ĐHĐCĐ OPC: Muốn tăng 20% lợi nhuận, đưa ETC thành kênh phân phối chủ đạo

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 27/04, CTCP Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) đưa ra kế hoạch tăng trưởng sau một năm đi lùi. Ngoài ra, sẽ mở rộng kênh OTC...

ĐHĐCĐ Saigonres: Muốn khởi động lại việc phát hành 20 triệu cp, khi nào DXG trả hết nợ?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của SGR thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế gấp rưỡi so với năm trước. Tại đại hội, Chủ tịch Phạm Thu đề cập đến việc phát hành 20 triệu...

Tăng mạnh dự phòng rủi ro, HDBank vẫn tăng 47% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HOSE: HDB) lãi trước thuế gần 4,028 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, dù tăng...

HBC lãi ròng quý 1 gần 58 tỷ đồng

Trong bối cảnh cổ phiếu có thể bị hủy niêm yết nếu tiếp tục báo lỗ trong năm 2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) khởi đầu quý 1 với tín hiệu khá tích...

Sacombank tăng 11% lãi trước thuế quý 1, chất lượng nợ vay cải thiện

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế hơn 2,654 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước nhờ giảm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98