Sếp phó Ngân hàng Bưu điện Liên Việt về VAMC

06/06/2013 08:59
06-06-2013 08:59:46+07:00

Sếp phó Ngân hàng Bưu điện Liên Việt về VAMC

Những nhân sự đầu tiên làm việc tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang được hé lộ. Trong đó, TS. Đoàn Văn Thắng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPost Bank) là một trong số những nhân sự sẽ làm việc tại VAMC.

* Phó Tổng Giám đốc SHB chuyển sang làm tại VAMC

Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư điện tử – baodautu.vn, TS. Đoàn Văn Thắng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPost Bank) sẽ tham gia VAMC khi Công ty này đi vào hoạt động.

TS. Đoàn Văn Thắng

Theo phân công, tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, TS. Đoàn Văn Thắng phụ trách mảng pháp chế, quản lý rủi ro và phòng chống rửa tiền.

Trước đó, TS. Đoàn Văn Thắng có một thời gian là Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

Bên cạnh đó, một số nhân sự nữa cũng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “nhắm” để tham gia công việc tại VAMC, gồm TS. Bùi Tín Nghị, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và một nguyên lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank). Được biết, Ngân hàng SHB cũng đã đồng ý miễn nhiệm Phó tổng giám đốc Bùi Tín Nghị và để ông Nghị sang làm việc tại Ban trù bị thành lập VAMC kể từ ngày 15/5 theo nguyện vọng cá nhân và công văn của Ngân hàng Nhà nước.

Theo giới chuyên môn, đây đều là cá lãnh đạo có uy tín, đồng thời là các chuyên gia tài chính – ngân hàng nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam.

Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đang gấp rút đẩy nhanh việc thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có phần việc quan trọng là hoàn thiện bộ máy, nhân sự cho Công ty .

Nghị định 53/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 9/7 tới đây.

Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty này sẽ hoạt động từ 9/7/2013, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Các nguồn vốn ngoài vốn điều lệ còn có trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua nợ xấu; các quỹ được trích lập theo quy định của pháp luật; các nguồn vốn huy động khác theo quy định.

Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành dưới dạng chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Mệnh giá trái phiếu bằng giá mua của các khoản nợ xấu, có thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng 0%.

Trái phiếu đặc biệt này dùng để vay tái cấp vốn từ NHNN. Mức lãi suất sẽ do Thủ tướng quyết định theo từng thời kỳ.

Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có nghĩa vụ trích lập dự phòng rủi ro hàng năm với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không tháp hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi được mua lại từ VAMC.

Đồng thời, được sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị sổ sách các khoản nợ xấu đã được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đặc biệt đến hạn theo quy định.

Các khoản nợ xấu phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau mới được VAMC mua: Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; Khách hàng vay còn tồn tại; Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do NHNN quy định không bán nợ xấu cho VAMC được NHNN xem xét tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho VAMC để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được NHNN phê duyệt.

Bá Thư

đầu tư







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TP HCM yêu cầu ngân hàng kiểm tra các đại lý thu đổi ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng cần tổ chức thực hiện kiểm tra các đại lý đổi ngoại tệ được ủy quyền; kiểm tra, kiểm soát hoạt động...

Lãi suất hạ nhiệt, người dân bắt cơ hội vay mua nhà, đầu tư kinh doanh

Lãi suất hạ nhiệt, dòng tín dụng được khơi thông cùng chính sách cho vay hấp dẫn từ các ngân hàng đang giúp người dân có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn...

Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số quốc gia ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật. Tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đã đạt...

Tăng lãi suất sẽ là xu hướng trong dài hạn?

Đầu tháng 5, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng bắt đầu tăng trên diện rộng và ở tất cả các kỳ hạn.

Nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch được thực hiện trên kênh số

Nhiều nghiệp vụ ngân hàng cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví...

Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng

Mới đây, Công ty chứng khoán DNSE đưa ra dự báo giá cổ phiếu của một ngân hàng vừa “chào sàn” HOSE trong quý 1 năm 2024 sẽ tăng trong thời gian tới.

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98