Giải pháp thoái vốn ngân hàng

23/07/2013 13:33
23-07-2013 13:33:52+07:00

Giải pháp thoái vốn ngân hàng

Thời gian gần đây các TĐ, TCT nhà nước đẩy mạnh thoái vốn ra khỏi lĩnh vực ngân hàng. Nhưng giải pháp nào để thoái vốn nhanh chóng, hiệu quả, tránh gây thất thoát vốn nhà nước trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề nan giải.

Dễ bị ép giá…

Chủ trương thoái vốn ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước đã có cách đây 2 năm, nhưng từ đó đến nay hoạt động này vẫn diễn ra chậm chạp, nhất là thoái vốn lĩnh vực ngân hàng. Những doanh nghiệp nhà nước cần thoái vốn gặp khó vì không tìm ra đối tác, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay các ngân hàng đang gánh nhiều nợ xấu, tín dụng không có đầu ra. Vì vậy việc tìm đối tác để chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp ở các NHTM thực sự không dễ dàng.

Thông thường nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngân hàng đều do sự môi giới của các nhà đại diện ở Việt Nam - là những người đứng ra trung gian thu xếp vốn. Nếu nhà môi giới ép được giá, phần chênh lệch giá ấy nhà môi giới sẽ hưởng lợi. Trong đó, không loại trừ trường hợp có những thỏa thuận ban đầu đối tác trong nước mua trước, sau một thời gian sẽ bán lại cho đối tác nước ngoài.

TS. Lê Đạt Chí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM

Khó khăn lớn nhất vẫn là giá chuyển nhượng. Nếu như giá chuyển nhượng quá thấp, làm thất thoát vốn nhà nước sẽ dẫn đến việc quy kết trách nhiệm cá nhân. Do vậy để tránh bị quy trách nhiệm, đại diện vốn nhà nước khi nhận công văn yêu cầu thoái vốn, sẽ đưa ra mức giá bán bằng giá đầu tư trước đây để không bị mất vốn.

Nếu bán không được, người đại diện vốn nhà nước sẽ xin công văn điều chỉnh giá để bán lần thứ 2. Việc này sẽ tiếp tục cho đến khi nào cổ đông chiến lược thấy đây là mức giá tốt mới mua. Khi đó, người đại diện vốn nhà nước không chịu trách nhiệm từ việc điều chỉnh giảm giá, nhưng vấn đề đặt ra là ai chịu trách nhiệm cho việc thất thoát vốn nhà nước khi thoái vốn.

Thật ra việc tìm đối tác để chuyển nhượng không phải là vấn đề, bởi đối tác chiến lược khi nào cũng có, luôn luôn sẵn có. Vấn đề là đối tác chiến lược được lợi ích gì và mức giá, chi phí như thế nào để họ bỏ ra vốn lớn thực hiện một thương vụ.

Thời gian qua có khá nhiều ngân hàng cổ phần (VietABank, TienPhongBank, Techcombank, MaritimeBank…) thay đổi chủ sở hữu rầm rộ khi bán CP cho đối tác chiến lược nắm quyền điều hành ngân hàng. Do vậy, việc thoái vốn của tập đoàn nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng không phải là vấn đề lớn.

SCIC tiếp quản vốn nhà nước

Thực tế, có các giải pháp khác cho việc thoái vốn ngoài ngành của các TĐ, TCT nhà nước thực hiện dễ dàng, đơn giản mà không phải gây sức ép các doanh nghiệp nhà nước phải đi tìm đối tác để bán phần vốn nhà nước.

Cụ thể, hiện nay trong hệ thống nhà nước đã có nhiều tổ chức, công ty đầu tư, quản lý vốn nhà nước, trong đó TCT Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là lớn nhất với tiềm lực tài chính rất mạnh, đang thực hiện chức năng đầu tư tài chính, có thể tiếp quản phần vốn nhà nước tại các ngân hàng.

Đợt đấu giá tới đây của ABBank sẽ là chỉ báo mức độ hấp dẫn của NH trong mắt nhà đầu tư.

Chẳng hạn, EVN hoàn toàn có thể bán nguyên lô CP ABBank đang nắm giữ cho SCIC và đổi lại SCIC sẽ trả tiền mặt 30%, còn lại 70% sẽ trả trong vòng 5 năm tới bằng trái phiếu. SCIC có thể bán phần vốn đó trong 5 năm tới chứ không nhất thiết phải bán trong vòng 1 năm.

Với thời hạn 5 năm, SCIC có thể chọn lựa điều kiện thị trường và mức giá tốt hơn để bán, có thể bán một phần, đồng thời mua lại một phần trái phiếu đó từ ABBank. Chẳng hạn, SCIC phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu và mỗi năm sẽ mua lại 20% và năm sau bán ra 1 lô nhỏ chứ không bán dồn dập.

Ngay như EVN sở hữu 30% CP ABBank nếu bán ra một lần khó có thể thực hiện thành công. Nhưng nếu thoái vốn theo phương án trên, EVN sẽ có 30% bằng tiền mặt để đầu tư, 70% bằng trái phiếu mỗi năm được trả lãi.

Điều này bảo đảm hơn so với việc góp vốn, bởi góp vốn mỗi năm chưa chắc cổ tức nhận được như vậy. Ngoài ra, khi thoái vốn nhà nước theo cách này có thể giúp doanh nghiệp nhà nước có một lượng tiền mặt để tái cấu trúc hoạt động, nhất là trường hợp EVN hiện đang rất cần vốn để đầu tư.

Có thể thấy nếu để từng công ty, doanh nghiệp nhà nước tự thoái vốn chắc chắn sẽ làm thất thoát vốn của Nhà nước. Trong khi đó, để SCIC tiếp quản vốn vẫn giải quyết được bài toán thoái vốn đồng thời giúp tái cấu trúc vốn nhà nước hiệu quả hơn.

Thanh Như

sài gòn đầu tư tài chính



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng

Mới đây, Công ty chứng khoán DNSE đưa ra dự báo giá cổ phiếu của một ngân hàng vừa “chào sàn” HOSE trong quý 1 năm 2024 sẽ tăng trong thời gian tới.

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Mức định giá khác nhau trong các nhóm ngân hàng

Mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong mức định giá cổ phiếu của các ngân hàng. Mỗi nhóm ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau dẫn đến sự phân...

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98