Chỉ Ngân hàng Nhà nước không thể xử lý triệt để nợ xấu

03/10/2013 09:18
03-10-2013 09:18:52+07:00

Chỉ Ngân hàng Nhà nước không thể xử lý triệt để nợ xấu

Lần đầu tiên trong các cuộc họp báo về triển vọng kinh tế châu Á, các chuyên gia và lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã đưa ra những nhận định khá cụ thể về bức tranh nợ xấu của Việt Nam, mặc dù vẫn vướng mắc ở chỗ chưa có con số đầy đủ và chính xác liên quan đến vấn đề này.

* ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát 2013-2014 của Việt Nam

 

Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura (giữa) và chuyên gia kinh tế Dominic Mellor (phải) tại buổi họp báo công bố báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2013 sáng 2-10 tại Hà Nội.

Theo ông Dominic Mellor - kinh tế gia của ADB Việt Nam, bản thân Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thừa nhận tỷ lệ nợ xấu 4,6% là con số chính thức được báo cáo nhưng nếu áp dụng Thông tư 02 (về áp dụng kế toán mới, phân loại nợ và trích lập dự phòng mới) thì nợ xấu sẽ tăng lên rất nhiều, chưa kể các ngân hàng không những có nợ xấu mà còn nợ lẫn nhau.

Bên cạnh đó, nợ xấu liên quan đến trích lập dự phòng và tài sản đảm bảo: nhiều khoản vay được đảm bảo bằng tài sản như nhà hoặc đất, nhưng hiện nay thị trường bất động sản Việt Nam vẫn bị đóng băng nên giá cả của tài sản đảm bảo giảm xuống làm cho con số trích lập dự phòng sẽ thấp hơn.

Ngoài ra, việc bán nợ xấu đi kèm với chuyển giao tài sản bảo đảm cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) nhưng vấn đề này lại tùy thuộc sự điều chỉnh của Luật Đất đai nên đây là vấn đề hết sức phức tạp, theo nhận định của ADB.

Theo ông Tomoyuki Kimura - giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, việc một số doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lớn có kế hoạch tái cơ cấu là một tiến bộ đáng ghi nhận nhưng khó khăn luôn luôn nằm ở khâu thực hiện.

“Việc tái cơ cấu từng DNNN liên quan đến nhiều vấn đề khác như làm thế nào để khôi phục tình hình tài chính, để các DNNN rút ra khỏi những lĩnh vực kinh doanh không phải là chủ chốt, lao động giải quyết như thế nào… Nhiều vấn đề trong số đó không thuộc chức năng, nhiệm vụ của NHNN mà của nhiều bộ, ngành khác nhau. Do đó cần sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các bộ, ngành trong quá trình thực hiện. Suy cho cùng, nhiều vấn đề mang tính liên ngành nên cần phải có quyết định ở cấp cao hơn, tức là cần có quyết tâm chính trị", ông Kimura nói.

Nên tách vai trò chủ sở hữu khỏi bộ chủ quản

Theo ADB, tăng trưởng tín dụng cũng rất thấp trong 8 tháng đầu năm nay so với chỉ tiêu 12%. Để đạt được chỉ tiêu thì tín dụng phải tăng trưởng rất mạnh trong quý IV. Điều quan trọng là chất lượng của tín dụng: khi tiếp xúc với các ngân hàng mạnh của Việt Nam, ADB nhận thấy các ngân hàng này khó tìm được các đối tượng để cung cấp các khoản vay chất lượng tốt nên tăng trưởng tín dụng mới thấp.

Cũng liên quan đến câu chuyện tái cơ cấu DNNN, ông Kimura nói cần phải tách hai vai trò chủ sở hữu - quản lý Nhà nước ra. “Việc tách vai trò chủ sở hữu ra khỏi bộ chủ quản là một ý tưởng tốt vì họ sẽ thực hiện vai trò quản lý tốt hơn” - ông Kimura nói.


Hương Giang

Tuổi trẻ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98