Vì sao ngành thép vắng bóng M&A?

24/10/2013 15:12
24-10-2013 15:12:58+07:00

Vì sao ngành thép vắng bóng M&A?

Mặc dù các doanh nghiệp ngành thép hội đủ các điều kiện để xuất hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A), nhưng trong thực tế hoạt động này lại diễn ra vô cùng hạn chế.

Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp thép khi đã tính đến chuyện “bán mình” cũng chỉ còn lại cái xác và một đống nợ. Mua những doanh nghiệp đã thua lỗ đến mức mất vốn có thể với giá rẻ, nhưng chủ sở hữu mới ngại ôm thêm nợ do các ngân hàng xem ngành thép là một ngành cực kỳ rủi ro, nên việc thu xếp vốn cho bên mua hoặc thu xếp nợ cho bên bán không phải đơn giản.

Vậy nên bên giải cứu nhiều khi muốn nhưng cũng phải dè chừng. Chỉ những đơn vị có tiềm lực mạnh mới có thể “bao thầu” những doanh nghiệp thua lỗ nguy cấp nặng, còn lại đều dè chừng.

Lấy thí dụ trường hợp của Thép tấm lá Thống Nhất có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, nhưng tính đến 30-6-2013, lỗ lũy kế đã vượt qua cả vốn điều lệ và lên đến hơn 212 tỷ đồng, hiện công ty đang ở trạng thái âm vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, nợ phải trả của công ty này đã lên đến hơn 560 tỷ đồng.

Các sản phẩm của Thép tấm lá Thống Nhất trên thị trường cũng không có sức cạnh tranh cao, nên mua công ty đúng nghĩa chỉ mua “xác”, thậm chí được cho không cũng phải gánh hàng trăm tỷ đồng nợ nần và thua lỗ.

Thứ hai, rào cản đôi khi nằm ở bên bán, trong một số trường hợp bán ra đôi khi còn thiệt hại hơn tiếp tục nắm giữ. Phân tích trường hợp của Thép Nhà Bè (TNB) hiện có vốn điều lệ 255 tỷ đồng. TNB hiện đang được giao dịch trên sàn UPCoM với thị giá chỉ 2.300 đồng/CP, chừng đó cũng đủ thấy được sức ì của doanh nghiệp này và thị trường cũng không đánh giá cao.

Tính ra, giá trị vốn hóa của TNB chưa đến 60 tỷ đồng, số tiền không quá lớn đối với các bên muốn mua. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) hiện đang sở hữu đến 86% cổ phần của TNB và chưa cho thấy có ý định bán ra. 6 tháng đầu năm 2013, TNB lỗ gần 6 tỷ đồng, lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của TNB ở mức hơn 18 tỷ đồng tại thời điểm 30-6-2013.

Tại thời điểm 30-6-2013, CTCP Kim khí TPHCM (HMC) đã trích lập dự phòng hơn 19 tỷ đồng cho khoản đầu tư trị giá 23 tỷ đồng vào TNB. Tỷ lệ trích lập lên đến 83% của HCM là quá đủ để thấy giá trị CP TNB mất giá như thế nào.

Giả định, nếu VNSteel bán ra TNB trong thời điểm hiện tại, mức giá cũng chưa chắc đã 2.300 đồng/CP vì sàn UPCoM thanh khoản không cao, nên định giá CP khó chuẩn xác. Trong khi đó, TNB cũng không có một lợi thế gì đặc biệt trong hoạt động, nên khó lòng tìm ra cái cớ để “hét giá”. Chưa kể, nếu VNSteel bán ra TNB mà phải bán lỗ, những hệ quả phải gánh chịu sau đó không hề nhỏ.

Thứ ba, với các doanh nghiệp thép trong nước hiện đang phải đối mặt với một loạt khó khăn, việc mua vào những doanh nghiệp không thể đóng góp lợi nhuận lập tức vào hoạt động sản xuất là một sự lãng phí. Chẳng có doanh nghiệp nào vẫn còn đang vật lộn với những vấn đề nội tại lại đi “đèo bồng” thêm một công ty thua lỗ, cho dù công ty đó rất rẻ.

Thậm chí việc này còn gây ra những hiệu ứng ngược về mặt hình ảnh. Cũng phải nói thêm dù mua vào và có đủ vốn để triển khai, bên mua cũng chưa chắc đã thành công. Nhìn lại ngành thép trong thời gian qua sẽ thấy một loạt tên tuổi đầu tư vào các hệ thống tôn mạ, gia công, chế biến thép có chất lượng sản phẩm rất cao, tuy nhiên lại bị vướng ở khâu tiêu thụ. Công suất lớn, sản phẩm chất lượng cao nhưng lại bán chậm khiến các công ty này bị thua lỗ.

Thục Khanh

Sài Gòn Đầu tư tài chính



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Novaland chốt phương án chào bán gần 1.2 tỷ cp cho cổ đông hiện hữu trước thềm ĐHĐCĐ thường niên

Trước thềm ĐHĐCD thường niên tổ chức ngày 25/04/2024, HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) ngày 22/04 đã thông qua liên tiếp 3 nghị quyết...

Masan huy động thành công vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital

CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) ngày 23/04 đã công bố hoàn tất việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain).

Chứng khoán Sen Vàng đổi chủ, muốn tăng vốn thêm 5,000 tỷ 

Mới đây, gần 65% vốn của CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS) đã được sang tay. Bên cạnh biến động cơ cấu cổ đông, nhiều diễn biến cho thấy GLS đang chuyển mình. ĐHĐCĐ...

HDC sắp chào bán cổ phiếu thấp hơn 54% thị giá, huy động 300 tỷ thanh toán nợ vay

Ngày 11/04, CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HOSE: HDC) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động 300 tỷ đồng thanh toán các khoản nợ vay, thời...

TNG dự kiến phát hành 12.3 triệu cp giá 10,000 đồng/cp

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua 2 hình thức, bao gồm phát hành hơn 9 triệu cp để trả cổ tức 2023...

SBBS muốn tăng vốn lên 500 tỷ đồng, nhóm cổ đông chiếm hơn 30% vốn phản đối

Theo biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), toàn bộ 9 nội dung trình cổ đông đã được thông qua tại đại hội. Đáng chú ý...

Bain Capital dự kiến hoàn tất rót 250 triệu USD vào Masan ngày 22/04

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành riêng lẻ cổ phiếu ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi từ Tập đoàn Masan (HOSE: MSN). Hồ sơ này liên quan...

MBS nhập cuộc đường đua tăng vốn, dự kiến phát hành hơn 138 triệu cp

Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đua nhau lên kế hoạch trình cổ đông tăng vốn điều lệ, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) cũng không ngoại lệ. MBS dự kiến phát...

VNDIRECT triển khai kế hoạch phát hành 304.5 triệu cp giữa lúc hệ thống chưa khắc phục được sự cố

VNDIRECT sẽ triển khai kế hoạch chào bán hơn 243.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 10,000 đồng/cp và phát hành gần 60.9 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông...

Chủ tịch TCM: Mua lại SY Vina hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư xây dựng mới

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) khẳng định việc chi 19 triệu USD mua lại Công ty TNHH Dệt may SY Vina là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98