Nợ xấu bằng ngoại tệ chưa bán được cho VAMC

11/12/2013 11:37
11-12-2013 11:37:04+07:00

Nợ xấu bằng ngoại tệ chưa bán được cho VAMC

Lãnh đạo VAMC cho biết đã xử lý hơn 26.000 tỷ nợ xấu nhưng không có khoản vay nào bằng ngoại tệ.

Theo Thông tư về cơ chế mua bán nợ xấu, Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam (VAMC) có thể mua các khoản nợ bằng ngoại tệ nhưng đồng tiền giao dịch vẫn phải là VND, tỷ giá áp dụng tính tại thời điểm ký kết hợp đồng. Như vậy, nếu bán nợ cho VAMC, ngân hàng sẽ phải mua bù đắp ngoại tệ trên thị trường để cân đối trạng thái.

Do đó, khi tỷ giá có thời điểm tăng bất ngờ trong 2 ngày cuối tuần trước, cũng có ý kiến cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc các nhà băng phải mua gom trên thị trường để quy đổi các khoản nợ xấu cho vay bằng ngoại tệ bán cho VAMC.

Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net ngày 11/12, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch thường trực VAMC - khẳng định đến nay công ty chưa tiến hành mua bất cứ khoản nợ xấu nào bằng ngoại tệ. Ông cũng cho biết, đến nay công ty đã "dọn dẹp" khoảng 26.000 tỷ nợ xấu cho 26 ngân hàng.

"Cũng có ngân hàng ngỏ ý bán nợ xấu bằng ngoại tệ nhưng hiện chưa mua được. Toàn bộ các khoản nợ chúng tôi xử lý từ trước đến nay đều là VND", ông Hùng nói.

Theo quy định, các ngân hàng vẫn có thể bán nợ xấu cho vay bằng ngoại tệ, miễn đảm bảo đủ các điều kiện. Trong trường hợp này, VAMC cho biết, nếu các tổ chức tín dụng không thể tự cân đối được nguồn ngoại tệ, công ty có thể sẽ báo cáo Ngân hàng Nhà nước để lên phương án hỗ trợ. Tuy nhiên, đại diện VAMC khẳng định hiện chưa đặt vấn đề xin cơ chế bởi tạm thời chưa có kế hoạch mua những khoản vay này và tỷ giá đang rất ổn định.

Một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu ngoại tệ khó bán cho VAMC được cho là nằm ở khía cạnh tài sản đảm bảo. Trong số 26.000 tỷ nợ xấu VAMC đã mua, phần lớn vẫn được thế chấp bằng bất động sản (chiếm khoảng 70%).

Trong khi đó, phần nhiều khoản vay ngoại tệ hiện nay đều liên quan tới xuất, nhập khẩu nhưng tài sản đảm bảo lại chủ yếu là hàng hóa tồn kho. Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói thêm, ngân hàng giải ngân để tài trợ vốn lưu động, mở chứng thư bảo lãnh nên đồng ý thế chấp bằng hàng hóa. "Nay nợ xấu phát sinh, hàng hóa còn nhiều nhưng ngân hàng nói với rất khó bán khoản nợ này cho VAMC vì chưa đủ điều kiện", vị doanh nhân này chia sẻ.

Bản thân các nhà băng cũng thừa nhận việc quản lý kho hàng hóa lưu động rất phức tạp, rủi ro cao nên việc dọn dẹp nợ xấu các khoản này qua VAMC không đơn giản. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần thẳng thắn nói với VnExpress: "Hàng hóa tồn kho nếu nhận mua, VAMC sẽ rất khó quản lý vì nhiều rủi ro vô cùng. Thế nên họ từ chối mua cũng là điều dễ hiểu thôi".

Theo dự kiến, VAMC sẽ xử lý khoảng 30.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013. Với tiến độ mua bán hiện nay (hoàn thành 80-90%), lãnh đạo công ty này tin rằng sẽ đạt kế hoạch. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, VAMC không mua nợ xấu để chạy theo thành tích mà phải rà soát thật kỹ lưỡng từng trường hợp. Vị này cho hay, cũng có không ít ngân hàng nợ xấu cao nộp hồ sơ từ đâu và ngỏ ý bán rất nhiều nhưng qua thẩm định, VAMC chỉ dám mua rất ít vì chưa đạt điều kiện.

Thanh Thanh Lan

vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98