Thế chấp giá trị ảo

09/12/2013 06:39
09-12-2013 06:39:54+07:00

Thế chấp giá trị ảo

Sự việc 7 ngân hàng bao vây siết nợ kho cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân trong tuần qua phản ánh rõ ràng nhất bản chất đáng lo ngại của nợ xấu trong hệ thống tín dụng hiện nay.

* Cưỡng chế kho hàng vụ “7 ngân hàng xiết nợ một công ty”

* Vụ “7 ngân hàng xiết nợ một công ty”: Các ngân hàng nộp hồ sơ cho công an

Túc trực 24/24; thuê xe chắn đường phòng "cướp" cà phê; "thửa" khóa riêng để giữ cửa; cự cãi tranh giành đến mức công an phải tới can thiệp... là những hình ảnh giống siết nợ của tín dụng đen hơn là hành động của 7 ngân hàng (NH). Tuy nhiên, hình ảnh đáng xấu hổ này chỉ là bề nổi. Phần chìm còn đáng lo ngại hơn. Đó chính là những lỗ hổng trong khâu thẩm định hồ sơ, thẩm định giá trị tài sản thế chấp của 7 NH trên nói riêng và của các tổ tín dụng nói chung.

Thực tế, ai từng một lần vay thế chấp tại NH sẽ thấy việc định giá tài sản luôn đảm bảo cho NH "nắm đằng chuôi" trong mọi trường hợp. Cụ thể, nếu tài sản thế chấp (hầu hết là bất động sản) trị giá 1 tỉ đồng, thông thường các NH chỉ định giá từ 500 - 700 triệu đồng và cũng chỉ cho vay từ 50 - 70% giá trị thẩm định. Với cách làm này, ngay cả khi bất động sản giảm tới 50%, NH vẫn "ung dung" vì giá trị tài sản thế chấp vẫn lớn hơn khoản vay. Nhưng qua được "cửa" thế chấp, cá nhân còn phải chứng minh khả năng trả nợ thì mới được vay. Lẽ ra, cá nhân vay mà "kỹ" đến vậy thì cho vay doanh nghiệp (thủ tục cũng tương tự) chắc chắn các NH càng phải "kỹ" hơn. Bởi khoản vay của doanh nghiệp thường lớn hơn rất nhiều, lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Thế thì làm sao trong trường hợp nói trên, kho cà phê "bỗng dưng" lại được định giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực? Làm cách nào một kho cà phê lại có thể mang thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng khi hệ thống NH đã liên thông với nhau, tài sản đã thế chấp ở NH này, NH kia hoàn toàn có thể nắm được? Dù chưa được làm rõ nhưng trong trường hợp này, khả năng có sự bắt tay giữa cán bộ thẩm định của NH với doanh nghiệp là rất lớn. Bởi nếu làm đúng quy định, quy trình cho vay thì không thể có chuyện xảy ra như nói trên.

Câu chuyện kho cà phê trị giá chỉ khoảng 100 tỉ đồng của Công ty Trường Ngân nhưng được thế chấp qua nhiều NH với số tiền vay lên tới gần 600 tỉ đồng đã hé lộ bản chất cực kỳ rủi ro của bức tranh nợ xấu trong hệ thống tín dụng hiện nay. Đó là giá trị ảo của tài sản thế chấp. Với việc buông lỏng khâu thẩm định và đạo đức cán bộ NH xuống cấp đến mức báo động (hàng loạt vụ cán bộ, lãnh đạo liên một số NH ôm tiền bỏ trốn, lấy tiền của NH, hoặc chiếm đoạt tài sản của khách hàng đã được phanh phui trong thời gian qua), tình trạng bắt tay nhau giữa cán bộ NH và doanh nghiệp nâng khống giá trị tài sản thế chấp nhằm vay được nhiều hơn diễn ra khá nhiều trong thời gian qua. Đến khi các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hay mất khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp không đủ bù cho khoản vay, NH mất vốn.

Vậy có bao nhiêu giá trị tài sản thế chấp ảo trong các món nợ xấu, nợ vay trong hệ thống NH? Nếu không phân loại rõ ràng, công bố công khai và cụ thể các món nợ xấu, định giá thế chấp thế nào, vay bao nhiêu, giá trị thẩm định có sát thực tế hay không... thì việc mua nợ xấu hiện nay, rất có thể nhà nước đang gánh lấy phần rủi ro mà lẽ ra, các NH phải chịu trách nhiệm.

Nguyên Hằng

thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98