2014: Đừng quên dòng chảy hội nhập!

12/01/2014 09:03
12-01-2014 09:03:00+07:00

2014: Đừng quên dòng chảy hội nhập!

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng những hiệp định mậu dịch tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một số hiệp định FTA với EU đang đàm phán được sẽ mang lại nhiều cơ hội cùng với thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, dù kinh tế tiếp tục khó khăn nhưng Việt Nam cũng không nên đứng ngoài dòng chảy hội nhập đó.

Ông Võ Trí Thành.

Trước hết, ông đánh giá như thế nào về năm 2014?

Ông Võ Trí Thành: Tôi cho rằng năm 2014 sẽ không có khác biệt nhiều so với 2013. Cho dù có một số giải pháp hỗ trợ và mở rộng thêm cầu đầu tư qua phát hành trái phiếu chẳng hạn, nhưng nhìn chung mọi dự báo cho thấy sự phục hồi về kinh tế vẫn còn yếu, không riêng gì Việt Nam, mà trên cả thế giới. Điều này có nghĩa là khó khăn vẫn đeo đẳng bên cạnh những vấn đề như nợ xấu hay khó tiếp cận tín dụng.

Trong bối cảnh ấy, ông nghĩ doanh nghiệp nên xoay xở như thế nào?

Điều đầu tiên tôi cho rằng phải sống sót trước đã. Để sống được, các doanh nghiệp cần phải tiếp tục bài cũ là giảm chi phí, tìm kiếm thị trường mới và tìm bạn hàng tốt hơn… Tuy nhiên, trong lúc bươn chải để tồn tại đó, doanh nghiệp cũng phải lo cho tương lai dài hạn hơn. Thế giới đang thay đổi và Việt Nam cũng phải theo hướng đó, vì thế, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị để thích nghi với sự thay đổi. Nghĩa là phải học và áp dụng các cách thức quản trị mới, tái cấu trúc lại chính mình.

Thưa ông, có ý kiến cho rằng sức cạnh tranh trong hội nhập của chúng ta còn quá yếu?

Mở cửa và hội nhập chính là chấp nhận cạnh tranh, và chấp nhận rủi ro. Nhưng trong đó dĩ nhiên cũng có nhiều cơ hội. Tôi nghĩ đó là một sự lựa chọn giữa hoặc là chọn và chấp nhận rủi ro để có cơ hội phát triển, hoặc là không chấp nhận rủi ro của hội nhập. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng rằng cái rủi ro lớn nhất của chúng ta là không hội nhập và không phát triển.

Nhưng có vẻ như rủi ro trong thời gian qua quá lớn khi doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt?

Khi đã chơi trong hội nhập thì điều cần thiết là làm thế nào để hạn chế rủi ro nhưng phải tận dụng cơ hội để phát triển. Tôi cho rằng chúng ta cần phải tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình. Bản chất của hội nhập là phát huy lợi thế so sánh, chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Đúng là có những doanh nghiệp bị phá sản khi mở cửa, nhưng vấn đề của chúng ta là làm sao là hạn chế điều đó. Cách thức hạn chế, một là trên đàm phán phải giành lấy những điều có lợi, hai là bằng các chính sách an sinh xã hội… Một điều quan trọng nữa là chúng ta cần phải dịch chuyển từ lợi thế so sánh tĩnh sang lợi thế so sánh động, tức là từ nhân công giá rẻ sang chất lượng, sang công nghệ, thị trường, kỹ năng… Khi mở cửa thì cạnh tranh tăng lên và cơ hội cũng lớn hơn.

Việt Nam hiện đang đàm phán một loạt các hiệp định mậu dịch tự do. Liệu chúng ta có vội vã quá hay không?

Nếu nói về nhanh thì tôi cho rằng lần mở cửa nhanh nhất trong lịch sử là từ năm 1989 khi nền kinh tế chuyển từ đóng sang mở. Cho đến nay chúng ta đã có nhiều năm kinh nghiệm, vì thế cũng khó nói những hiệp định sắp tới là nhanh hay chậm, vì còn phụ thuộc nhiều thứ, từ các nhà đàm phán đến những cách thức điều chỉnh chính sách cũng như yếu tố bên ngoài. TPP chẳng hạn, không phải là tốc độ nhanh, mà là hội nhập sâu và chất lượng nhất. Tôi chỉ muốn nói rằng chúng ta hãy đừng xúc cảm quá để nói rằng mở cửa chậm thì tốt hơn. Nhưng trong một dòng chảy mình phải nhìn nhận được đâu là dòng chính. Đúng là nhiều doanh nghiệp đã ngưng hoạt động, nhưng liệu có vì thế mà chúng ta hạn chế dòng chính là hội nhập được hay không? Hãy tỉnh táo để có những ứng xử thích hợp.

Vậy theo ông, trong dòng hội nhập đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Hãy chuẩn bị cho sự hiểu biết sâu hơn về pháp luật và các cam kết hội nhập cũng như sự thay đổi của các chính sách trong nước theo hướng tương thích với các cam kết. Dù rằng sau nhiều năm hội nhập, chúng ta đã có một số kinh nghiệm, nhưng nhìn chung vẫn còn rất yếu. Đặc biệt là khi chúng ta ký kết TPP, được coi là một hiệp định của chất lượng, của những cam kết sâu và cao nhất từ trước đến nay. Tiếp đến, hãy chuyển từ lợi thế so sánh tĩnh sang lợi thế so sánh động. Tôi muốn nói chúng ta đừng chú trọng vào cạnh tranh bằng giá nữa, mà hãy cạnh tranh bằng chất lượng. Cuối cùng là sự kết nối vào trong chuỗi sản xuất. Đấy là ba vấn đề tôi cho rằng doanh nghiệp cần phải chú ý.

Hoàng Phi

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng

Trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng nhóm giao thông tăng cao nhất chủ yếu do giá xăng tăng.

CPI tháng 4 tăng 0.07% so với tháng trước

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0.07%...

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98