5 vấn đề lớn về kinh tế - xã hội tại TPHCM

04/01/2014 11:21
04-01-2014 11:21:24+07:00

5 vấn đề lớn về kinh tế - xã hội tại TPHCM

Chiều 3/1, Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Tại buổi làm việc, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã đề nghị Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu 5 vấn đề lớn về kinh tế - xã hội.

Nhìn nhận về năm qua, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết, kinh tế thành phố tăng trưởng hợp lý khi tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2013 ước tăng 9.3%, cao hơn so năm 2012 và dự kiến bình quân 3 năm 2011 - 2013 tăng 9.6%/năm, xấp xỉ 1.7 lần tốc độ tăng trưởng của cả nước (5.6%).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát tốt, từ mức năm 2011 tăng 15.86% đến năm 2013 chỉ tăng 5.1%, bình quân 3 năm 2011 - 2013 tăng 6.9%/năm, bằng 0.75 lần mức tăng CPI cả nước (9.15%).

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu và giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ, phát triển nông nghiệp đô thị. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, theo hướng giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. GDP bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 4,513 USD, bằng 1.4 lần so với cuối năm 2010. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (không tính ghi thu, ghi chi) trong năm 2013 ước đạt 229,514 tỷ đồng, tăng 8.23% so với năm 2012; đạt 100% dự toán.

Trong giai đoạn 2014 - 2015, ông Hải cho biết TP Hồ Chí Minh đề ra tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn đạt 10.5% - 11%/năm; tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ đạt 12% - 12.5%/năm; tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp đạt 8.5% - 9%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt 5%/năm. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo (thu nhập 16 triệu đồng/người/năm trở xuống) và tỷ lệ hộ cận nghèo (thu nhập 21 triệu đồng/người/năm) còn dưới 3% tổng số hộ dân thành phố.

Để kinh tế thành phố ngày càng phát triển và hoàn thành các mục tiêu đề ra, ông kiến nghị Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu 5 quyết sách chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội gốm:

Thứ nhất, nghiên cứu, giải quyết giúp thành phố trong việc huy động nguồn lực vốn đầu tư xã hội cho phát triển thành phố.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, đề ra cơ chế, chính sách để bứt phá phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp này.

Thứ ba, nghiên cứu, tư vấn các giải pháp phối hợp phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Thứ tư, xây dựng chính sách phát triển, thu hút nguồn nhân lực, sớm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển.

Vấn đề cuối cùng, phát triển công nghiệp môi trường, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý tốt tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Phát biểu ý kiến, GS.TS Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá TP Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản, giúp đạt được thành tựu chung cho cả nước thời gian qua.

Trong tương lai, để xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cả nước. Ông Vương Đình Huệ gợi ý, thành phố cần tiếp tục bám sát các mục tiêu theo Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp trọng tâm như thúc đẩy phát triển các nhóm ngành dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao; tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao. Lựa chọn một số công đoạn, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong các ngành kinh tế để đầu tư, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, quan tâm chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường, công nghiệp hóa dược,… có giá trị gia tăng lớn.

Bên cạnh đó, thành phố cũng cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chú trọng mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa. Chú trọng phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là tạo cầu cho công nghệ thông tin, kinh tế trí thức. Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá mới về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Thành phố cần có quy hoạch liên kết vùng kinh tế trọng điểm, kết nối vùng bằng các nguồn lực, bằng sản phẩm,… từ chế biến đến tiêu thụ, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh; nghiên cứu tầm nhìn phát triển của TP Hồ Chí Minh sau 5 - 7 năm tới so sánh với các thành phố lớn khác trong khu vực, khi GDP bình quân đầu người đạt 9000 – 10,000 USD/ đầu người để có bước phát triển phù hợp.

Nguyễn Thanh Liêm

công lý







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98